Từ cái nhìn tổng quan trên về thị trường du lịch Châu Đốc, tôi sẽ tổng hợp và
phân tích ma trận SWOT cho ngành du lịch Châu Đốc để xác định các định hướng chiến lược với sự cân nhắc đến kết quả đánh giá ngành và những thay đổi chiến
lược của Thị xã.
2.3.5.1 Phân tích các điểm mạnh và điểm yếu
Thị xã Châu Đốc từ những đặc trưng của mình cần phải có phân theo những
điểm mạnh và điểm yếu, cũng như các cơ hội và nguy cơ (SWOT) để có được một
cái nhìn tổng quan chính xác. Địa phương cần có cái nhìn khách quan và xác định
đâu là điểm mạnh chính, điểm mạnh phụ, yếu tố trung tính, các nhược điểm lớn và
nhỏ. Vị thế cạnh tranh của Thị xã Châu Đốc phản ánh hai nhóm điều kiện sau: (1) những nguồn lực bên ngồi khơng thuộc phạm vi kiểm soát của địa phương và (2) những đặc trưng của địa phương có thể bị ảnh hưởng bởi hoạt động cụ thể tại địa
phương. Điều cần thiết là phải có một chiến lược đủ dài và rõ ràng để phát huy tối
đa những điểm mạnh và cải thiện một số điểm yếu.
BẢNG 2.6: KHUNG ĐÁNH GIÁ ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU
Điểm mạnh chính Điểm mạnh phụ Trung bình Điểm yếu phụ Điểm yếu chính Những yếu tố cứng • Ổn định kinh tế X • Năng suất X • Chi phí X
• Quan niệm về sở hữu X
• Các dịch vụ và mạng lưới bổ trợ địa
phương X
• Cơ sở hạ tầng liên lạc X
• Vị trí chiến lược X
• Phát triển theo hướng chuyên biệt X
• Chất lượng cuộc sống X
• Năng lực của lực lượng lao động và giới
chuyên môn X
• Văn hố X
• Cá nhân X
• Cách quản lý X
• Tính linh hoạt và năng động X
• Trình độ nghiệp vụ trong các mối quan
hệ thị trường X
• Tinh thần sáng tạo kinh doanh X
(Nguồn: Marketing in Asian Places-Philip Kotler)
Từ khung đánh giá trên thì địa phương có những điểm mạnh, điểm yếu như sau:
Điểm mạnh
1. Có cơ cấu quản lý Nhà nước hoàn chỉnh;
2. Đã ban hành những văn bản
pháp quy và qui định quan trọng;
3. Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng đặc sắc;
4. Vị trí địa lý chiến lược;
5. Đã có tên tuổi, thương hiệu
mạnh;
6. Khả năng đầu tư qui mô vừa và nhỏ của các doanh nhân địa phương;
7. Sự phát triển của các cơ sở kinh doanh du lịch qui mô vừa và nhỏ;
8. Điều kiện hạ tầng tốt;
9. Nhu cầu du lịch nội địa lớn; 10. Đã xuất hiện nhu cầu du lịch
quốc tế;
Điểm yếu
1. Thiếu nhân viên chuyên trách trong các cơ quan và vị trí chủ chốt;
2. Thiếu một vài văn bản pháp quy quan trọng;
3. Sự chi phối của ngành du lịch nội
địa chất lượng thấp;
4. Nguồn nhân lực chưa được đào
tạo;
5. Sự cách biệt với các trung tâm du lịch chính trong khu vực;
6. Thiếu các phương tiện xử lý môi trường và công nghệ thân thiện; 7. Sự hợp tác mỏng manh giữa khối
công cộng và tư nhân và điều phối các bên liên quan.
2.3.5.2 Nhận diện những cơ hội và mối đe dọa
Bước kế tiếp là nhận diện những cơ hội và mối đe dọa mà địa phương đang gặp phải.
BẢNG 2.7: KHUNG ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI-ĐE DỌA
(Nguồn: Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà lạt-Lâm Đồng đến năm 2020)
Từ khung đánh giá trên địa phương đang có được những cơ hội và đối diện với những rủi ro như sau:
Cơ hội
1. Phân cấp quản lý Nhà nước về du lịch xuống cho địa phương;
2. Tốc độ tăng trưởng cả về du lịch nội địa và quốc tế đến khu vực; 3. Sự hỗ trợ từ các tổ chức và dự án
phát triển quốc tế;
4. Sự quan tâm lớn hơn của các cơ quan chính quyền và đơn vị kinh doanh du lịch;
5. Xự xuất hiện các công nghệ mới và kiến thức về quản lý và phát triển kinh doanh du lịch.
Rủi ro
1. Xự xuất hiện các sản phẩm du lịch thay thế tại các điểm đến lân cận;
2. Sự đầu tư và xây dựng các cơ sở du lịch không theo quy hoạch; 3. Lũ lụt hay các hiểm họa thiên