Quản lý rủi ro khi mở rộng hoạt động KDNT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 1 TP HCM (Trang 34 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN KINH DOANH NGOẠI TỆ

1.2 SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG KDNT CỦA CÁC NHTM

1.2.3. Quản lý rủi ro khi mở rộng hoạt động KDNT

Hoạt động KDNT ngày càng đa dạng và phong phú, đi kèm với

điều này là các rủi ro có thể xảy ra.

- Rủi ro về tỷ giá: là rủi ro khi Ngân hàng mua vào một

lượng ngoại tệ mà ngoại tệ đó đang mất giá hoặc bán ra một lượng ngoại tệ

mà ngoại tệ đó đang tăng giá.

Đối với khách hàng, rủi ro tỷ giá xuất hiện khi các doanh

nghiệp đã ký hợp đồng ngoại thương theo đó họ sẽ phải thanh toán một số

lượng ngoại tệ nhất định trong tương lai khi đối tác giao hàng. Từ khi ký kết

hợp đồng đến khi thanh toán l khoảng thời gian khá dài cho sự biến động của tỷ giá, nếu chúng ta biết rằng tỷ giá luôn biến động hàng ngày, hàng giờ và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố chính trị, kinh tế của đất nước.

Mỗi Ngân hàng tham gia hoạt động KDNT đều quan tâm

đến rủi ro tỷ giá và một trong các cách quản lý rủi ro tỷ giá là quản lý trạng

thái ngoại hối.

Trạng thái ngoại hối của mỗi loại ngoại tệ là chênh lệch giữa tổng tài sản Có và tổng tài sản Nợ của ngoại tệ đó, bao gồm cả các tài khoản ngoại bảng tương ứng.

Các giao dịch làm chuyển giao quyền sở hữu về ngoại tệ (chủ yếu là giao dịch mua bán ngoại tệ) làm thay đổi trạng thái ngoại tệ.

Trong đó các giao dịch làm tăng quyền sở hữu ngoại tệ (hiện tại và tương lai) đều làm phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ đó và ngược lại sẽ làm phát

Trạng thái ngoại tệ thường được tính vào thời điểm cuối ngày theo công thức:

NEPF(t) = NEPF(t-1) + LFCF(t) – SFCF(t)

Trong đó:

NEPF(t): trạng thái ngoại tệ rịng cuối ngày giao dịch t NEPF(t-1): trạng thái ngoại tệ ròng cuối ngày giao dịch t-1

LFCF(t): doanh số phát sinh trạng thái trường của ngoại tệ F

trong ngày t

SFCF(t): doanh số phát sinh trạng thái đoản của ngoại tệ F trong ngày t

Khi NEPF(t) # 0: ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tỷ giá

Nếu NEPF(t) >0, ngoại tệ F ở trạng thái trường, Ngân hàng

sẽ lãi khi tỷ giá tăng và lỗ khi tỷ giá giảm

Ngược lại, nếu NEPF(t) < 0, ngoại tệ F ở trạng thái đoản,

Ngân hàng sẽ lãi khi tỷ giá giảm và lỗ khi tỷ giá tăng.

Nếu NEPF(t) = 0, Ngân hàng sẽ không gặp rủi ro về tỷ giá, những thay đổi về tỷ giá không ảnh hưởng đến lãi hoặc lỗ của Ngân hàng.

Như vậy để phòng tránh rủi ro về tỷ giá, Ngân hàng phải quản lý trạng thái

ngoại hối bằng cách quy định giới hạn tối đa trạng thái từng loại ngoại tệ cho phù hợp.

Ở Việt Nam, theo quyết định số 1081/2002/QĐ-NHNN

ngày 07/10/2002 của Thống đốc NHNN quy định tổng trạng thái ngoại tệ

dương (hoặc âm) cuối ngày khơng được vượt q 30% vốn tự có của TCTD

tại thời điểm đó (trừ trường hợp đặc biệt, Thống đốc NHNN có thể xem xét

cho phép TCTD được duy trì trạng thái ngoại tệ vượt giới hạn quy định). Riêng đối với NH TMCP CT VN – CN 1 TPHCM được NH TMCP CT VN cho phép trạng thái ngoại hối hằng ngày như sau :

 Đối với USD : +/- 2,000,000.00 USD

 Đối với các ngoại tệ khác USD quy USD: +/-

400,000.00 USD.

Trong trường hợp NH TMCP CT VN - CN1 TPHCM có nhu cầu về trạng thái ngoại hối vượt mức cho phép của CN TMCP CT VN thì NH TMCP CT VN - CN1 TPHCM fax công văn nêu rõ lý do trình Tổng giám

đốc quyết định.

- Rủi ro về khả năng thanh toán:

Rủi ro này liên quan đến tình hình tài chính của đối tác như mất khả năng chi trả do thua lỗ, bị phá sản … khơng thể thanh tốn như đã thỏa thuận. Hậu quả của nó rất nghiêm trọng khi trên thị trường hối đối nơi mà các giao dịch mang tính dây chuyền, một giao dịch ngoại tệ được thực hiện sẽ phát sinh một loạt các giao dịch khác với các đối tác.

Ngồi ra, hoạt động KDNT cịn có những rủi ro khác như rủi ro hệ thống (Reuters, điện thoại …), rủi ro lãi suất (đối với giao dịch kỳ hạn,

hoán đổi), rủi ro thanh khoản, rủi ro pháp lý.

Chính vì hoạt động KDNT mang tính rủi ro cao nên các nước

thường đề ra các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn, ổn định của hệ

thống tài chính ngân hàng. Việc giới hạn trạng thái ngoại tệ tỏ ra rất hiệu quả,, không chỉ giúp các Ngân hàng giảm thiểu rủi ro ngoại tệ, kiểm soát các hoạt

động đầu cơ ngoại tệ, góp phần làm lành mạnh thị trường hối đối.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh 1 TP HCM (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)