CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN KINH DOANH NGOẠI TỆ
1.2 SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG KDNT CỦA CÁC NHTM
1.2.4.2. Nhân tố khách quan
1.2.4.2.1. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Kề từ khi thành lập từ năm 1994 đến nay thị trường ngoại tệ
liên Ngân hàng đã có những thay đổi đáng kể về các đông tiền được phép giao
dịch, các nghiệp vụ, phương thức giao dịch … đã góp phần vào việc phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam.
Nhân tố tỷ giá đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định thị trường ngoại hối phát triển hiệu quả, cùng với việc can thiệp của NHNN
đã làm doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối tăng đáng kể, góp phần
cải thiện tính thanh khoản của thị trường ngoại tệ. NHNN sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ cho các NHTM tham gia tích cực vào thị trường ngoại tệ.
1.2.4.2.2. Sự can thiệp của NHNN
So với thị trường ngoại hối thế giới thì phải cơng nhận thị
trường ngoại hối còn kém phát triển, tỷ giá kém linh hoạt, sự can thiệp của
NHNN trên thị trường ngoại hối đóng vai trị điểu tiết cung cầu ngoại tệ,
nhằm bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối hoạt động được thông suốt.
Cơ chế điều chỉnh tỷ giá của NHNN chưa khuyến khích được các khách hàng đẩy nhanh tốc độ luân chuyển ngoại tệ USD, tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ cả
gần đây cho thấy tình hình cung cầu ngoại tệ USD ln khơng ổn định, có lúc
thị trường dư thừa USD, có lúc thị trường lại quá thiếu USD dẫn đến tình
trạng mua bán vượt giá trần cho phép của NHNN
1.2.4.2.3. Tác động của thị trường ngoại tệ tự do
Hiện tại, trên thị trường ngoại tệ luôn tồn tại hai thị trường ngoại tệ: thị trường chính thức và thị trường khơng chính thức. Đơi khi thị
trường khơng chính thức có những phản ứng nhanh hơn thị trường chínhh
thức về sự biến động tỷ giá. Những biến động tỷ giá bất thường trên thị
trường khơng chính thức ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng. Chẳng hạn, khi trên thị trường tự do tỷ giá VND/USD tăng, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ
găm giữ USD cho giá tiếp tục lên nữa cịn doanh nghiệp nhập khẩu tìm mọi cách để mua USD hạn chế rủi ro tỷ giá VND/USD tiếp tục tăng, cứ thế sẽ làm
cung cầu ngoại tệ ngày càng mất cân đối, thiếu hụt USD tạm thời xảy ra.
1.2.4.2.4. Trình độ nhận thức của khách hàng
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng như tầng lớp dân cư ở Việt Nam mới chỉ quen với nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ swap, option, future còn khá mới mẻ. Do vậy việc các Ngân hàng nâng cao hoạt động maketing tới các khách hàng, giúp khách hàng sử dụng thường xuyên và linh hoạt những nghiệp vụ mới này là cần thiết.
1.2.4.2.5. Sự phát triển của công nghệ thông tin
Thị ngoại hối là thị trường có tính cạnh tranh rất cao, độ thanh khoản lớn, do đó những thơng tin về thị trường phải tức thời và đòi hỏi giảm thiểu thời gian giao dịch. Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thì việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin và sử dụng mạng thông tin hiện đại là điều kiện rất quan trọng bảo đảm cho hoạt động kinh doanh được thông suốt và hiệu quả. Mặt khác, thông tin thị trường một khi được cập nhật lại có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của thị trường. Bởi vậy, phòng kinh doanh ngoại tệ cần được trang thiết bị hiện đại để tiếp nhận những thông tin sống trên thị trường, đồng thời
để có thể giao dịch kinh doanh trực tiếp với thị trường ngoại hối quốc tế.
1.2.4.2.6. Tác động của nền kinh tế thế giới
Nền kinh tế thế giới có sự tác động đáng kể đến hoạt động KDNT của các NHTM. Xét ở khía cạnh các NHTM KDNT để đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi khả năng xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới, đây được xem là bình thơng nhau. Doanh số xuất nhập khẩu tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến doanh số KDNT của các NHTM.
Mặt khác nền kinh tế thế giới phát triển hay suy thoái cũng sẽ tác
động đến nguồn vốn ngoại tệ của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bao gồm
vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp (ODA). Ngoài ra hoạt động KDNT của các NHTM còn chịu tác động của lượng kiều hối chuyển về từ các nước