CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN KINH DOANH NGOẠI TỆ
1.2 SỰ CẦN THIẾT MỞ RỘNG KDNT CỦA CÁC NHTM
1.2.4. Các nhân tố tác động đến KDNT của NHTM
1.2.4. 1. Nhân tố chủ quan
Để thị trường ngoại hối phát triển bền vững thì điều cần thiết
là các doanh nghiệp vừa là đối tác vừa là khách hàng của các ngân hàng phải
được trang bị kiến thức nhất định về thị trường ngoại hối, các nghiệp vụ kinh
dẫn và tư vấn cho các doanh nghiệp về vai trò và tầm quan trọng của loại hình nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.
Do nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ là loại hình kinh doanh có tính chất nghiệp vụ lại phức tạp, do đó cơng tác đào tạo và đào tạo lại phải
được coi trọng đúng mức và phải tiến hành thường xuyên; cần đào tạo cả về
lý thuyết và thực hành, cả trong nước và ngồi nước, có như vậy cán bộ kinh doanh mới có điều kiện cảm nhận hết sự biến động thị trường của nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và hạn chế tối đa được các rủi ro có thể xảy ra.
1.2.4. 2. Nhân tố khách quan
1.2.4.2.1. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
Kề từ khi thành lập từ năm 1994 đến nay thị trường ngoại tệ
liên Ngân hàng đã có những thay đổi đáng kể về các đông tiền được phép giao
dịch, các nghiệp vụ, phương thức giao dịch … đã góp phần vào việc phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam.
Nhân tố tỷ giá đóng vai trị quan trọng trong việc quyết định thị trường ngoại hối phát triển hiệu quả, cùng với việc can thiệp của NHNN
đã làm doanh số giao dịch trên thị trường ngoại hối tăng đáng kể, góp phần
cải thiện tính thanh khoản của thị trường ngoại tệ. NHNN sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ cho các NHTM tham gia tích cực vào thị trường ngoại tệ.
1.2.4.2.2. Sự can thiệp của NHNN
So với thị trường ngoại hối thế giới thì phải cơng nhận thị
trường ngoại hối còn kém phát triển, tỷ giá kém linh hoạt, sự can thiệp của
NHNN trên thị trường ngoại hối đóng vai trị điểu tiết cung cầu ngoại tệ,
nhằm bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối hoạt động được thông suốt.
Cơ chế điều chỉnh tỷ giá của NHNN chưa khuyến khích được các khách hàng đẩy nhanh tốc độ luân chuyển ngoại tệ USD, tạo tâm lý găm giữ ngoại tệ cả
gần đây cho thấy tình hình cung cầu ngoại tệ USD ln khơng ổn định, có lúc
thị trường dư thừa USD, có lúc thị trường lại quá thiếu USD dẫn đến tình
trạng mua bán vượt giá trần cho phép của NHNN
1.2.4.2.3. Tác động của thị trường ngoại tệ tự do
Hiện tại, trên thị trường ngoại tệ luôn tồn tại hai thị trường ngoại tệ: thị trường chính thức và thị trường khơng chính thức. Đôi khi thị
trường khơng chính thức có những phản ứng nhanh hơn thị trường chínhh
thức về sự biến động tỷ giá. Những biến động tỷ giá bất thường trên thị
trường khơng chính thức ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu trong giao dịch ngoại tệ với Ngân hàng. Chẳng hạn, khi trên thị trường tự do tỷ giá VND/USD tăng, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ
găm giữ USD cho giá tiếp tục lên nữa cịn doanh nghiệp nhập khẩu tìm mọi cách để mua USD hạn chế rủi ro tỷ giá VND/USD tiếp tục tăng, cứ thế sẽ làm
cung cầu ngoại tệ ngày càng mất cân đối, thiếu hụt USD tạm thời xảy ra.
1.2.4.2.4. Trình độ nhận thức của khách hàng
Hiện nay, các doanh nghiệp cũng như tầng lớp dân cư ở Việt Nam mới chỉ quen với nghiệp vụ giao ngay, nghiệp vụ kỳ hạn, nghiệp vụ swap, option, future còn khá mới mẻ. Do vậy việc các Ngân hàng nâng cao hoạt động maketing tới các khách hàng, giúp khách hàng sử dụng thường xuyên và linh hoạt những nghiệp vụ mới này là cần thiết.
1.2.4.2.5. Sự phát triển của công nghệ thông tin
Thị ngoại hối là thị trường có tính cạnh tranh rất cao, độ thanh khoản lớn, do đó những thơng tin về thị trường phải tức thời và đòi hỏi giảm thiểu thời gian giao dịch. Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, thì việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin và sử dụng mạng thông tin hiện đại là điều kiện rất quan trọng bảo đảm cho hoạt động kinh doanh được thông suốt và hiệu quả. Mặt khác, thông tin thị trường một khi được cập nhật lại có tác dụng thúc đẩy sự
phát triển của thị trường. Bởi vậy, phòng kinh doanh ngoại tệ cần được trang thiết bị hiện đại để tiếp nhận những thông tin sống trên thị trường, đồng thời
để có thể giao dịch kinh doanh trực tiếp với thị trường ngoại hối quốc tế.
1.2.4.2.6. Tác động của nền kinh tế thế giới
Nền kinh tế thế giới có sự tác động đáng kể đến hoạt động KDNT của các NHTM. Xét ở khía cạnh các NHTM KDNT để đáp ứng nhu cầu của khách hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi khả năng xuất nhập khẩu của các nước trên thế giới, đây được xem là bình thơng nhau. Doanh số xuất nhập khẩu tăng hay giảm sẽ ảnh hưởng đến doanh số KDNT của các NHTM.
Mặt khác nền kinh tế thế giới phát triển hay suy thoái cũng sẽ tác
động đến nguồn vốn ngoại tệ của nước ngoài đầu tư vào Việt Nam bao gồm
vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp (ODA). Ngoài ra hoạt động KDNT của các NHTM còn chịu tác động của lượng kiều hối chuyển về từ các nước trên thế giới.
1.3 KINH NGHIỆM MỞ RỘNG KDNT TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI ĐỐI VỚI VIỆT NAM
KDNT là hoạt động khá phát triển của các Ngân hàng ở các
nước phát triển. Hoạt động KDNT diễn ra một cách khá sôi động và là nơi thu hút các nhà đầu tư không thua kém gì so với trường chứng khốn.
Vì thế các Ngân hàng xem vấn đề mở rộng KDNT là một lĩnh vực kinh doanh vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng và mang lại khoản lợi nhuận to lớn cho Ngân hàng.
Một trong số các Ngân hàng trên thế giới được đánh giá là
đứng đầu về lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ là Citibank và ANZ.
Các ngân hàng trên thế giới đã phát triển các sản phẩm KDNT từ giao ngay đến phái sinh, từ đơn giản đến phức tạp, từ thị trường trong
Các ngân hàng thực hiện mở rộng KDNT bắt đầu với sản phẩm
phái sinh đầu tiên là nghiệp vụ kỳ hạn, dần dần khi đáp ứng nhu cầu tối đa
hóa lợi nhuận của khách hàng thì Ngân hàng bắt đầu cung cấp các nghiệp vụ về quyền chọn, hoán đổi và giao sau.
Để đạt được kết quả KDNT được đánh giá cao như hiện nay thì Citibank và ANZ đã trải qua khơng ít những khó khăn và đã đúc kết được
những bài học kinh nghiệm trong quá trình mở rộng hoạt động KDNT như sau:
Tránh nóng vội trong q trình mở rộng KDNT, đây
là một quá trình lâu dài và phải được phát triển bền vững, nghĩa là phải phát triển cả về chất và về lượng, phát triển cả quy mô và hiệu quả.
Phải chuẩn bị tốt các điều kiện cần và đủ thì quá
trình mở rộng KDNT mới có thể đạt được hiệu quả cao. Điều kiện cần là phải chuẩn bị đầy đủ các nhân tố về vốn, về con người, về công nghệ, điều kiện đủ là phải có mơi trường kinh doanh ổn định và chịu sự ảnh hưởng rất lớn của tình hình kinh tế thế giới.
Quá trình mở rộng KDNT được cho là thành công
khi hoạt động KDNT được thực hiện một cách rộng rãi từ trong nước đến
kinh doanh trong mơi trường quốc tế và phải có đầy đủ kinh nghiệm để hạn
chế được những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Việc KDNT có được lợi nhuận cao sẽ đi liền với rủi
ro cao, chính vì vậy khi thị trường có sự biến động mạnh chính là cơ hội và
thách thức cho cán bộ KDNT. Cơ hội chính là thời điểm có khả năng tìm kiếm sự chênh lệch cao nhất có thể, thách thức chính là lúc người làm KDNT phải dự đốn một cách chính xác xu hướng của tỷ giá, có như thế thì mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn. Nếu quyết định đưa ra không đúng đắn thì rủi ro sẽ bị tổn thất là rất lớn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Vấn đề thanh toán tiền hàng và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau hầu hết đều được thanh toán bằng ngoại tệ, vì thế các nghiệp vụ về mua bán ngoại tệ là lý thuyết cơ bản rất cần thiết cho cả doanh nghiệp và cán bộ KDNT của Ngân hàng.
Kinh tế thế giới ngày càng phát triển và hoạt động ngoại
thương cũng phát triển không kém, hoạt động KDNT sẽ đáp ứng các nhu
cầu của khách hàng và giúp Ngân hàng phịng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG
KNDT TẠI NH TMCP CT VN CN1 TPHCM
2.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NH TMCP CT VN – CN 1 TPHCM CT VN – CN 1 TPHCM
2.1. 1. Quá trình hình thành và phát triển của NH TMCP CT VN – CN 1 TPHCM CN 1 TPHCM
Thực hiện Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ), hệ thống Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam chuyển từ một cấp sang hai cấp, trong đó phân định rõ chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước và chức năng kinh doanh của NHTM.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Công thương Việt Nam ra đời. Cùng với sự ra
đời của Ngân hàng Công Thương VN ngày 01/7/1988, Ngân hàng Công thương VN Chi nhánh 1 được thành lập.
Trong giai đoạn mới thành lập là thời kỳ chuyển đổi khó khăn
của hệ thống Ngân hàng nói chung và của Ngân hàng Cơng Thương VN Chi nhánh 1 nói riêng, là thời kỳ mà hệ thống Ngân hàng bắt đầu được chuyển
sang cơ chế thị trường. Đây là giai đoạn có nhiều quỹ tín dụng kinh doanh
khơng có hiệu quả, các Ngân hàng thì nợ khó địi, nợ q hạn liên tiếp tăng cao. Ngun nhân là do vịng xốy của quá trình chuyển đổi nền kinh tế, do sự yếu kém của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nhưng vẫn có hoạt động kinh doanh.
Ngày 08/7/2009, công bố quyết định đổi tên Ngân hàng Công
thương Việt Nam thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam theo giấy phép thành lập và hoạt động của Thống đốc NHNN VN số 142/GP-NHNN ngày 03/702009.
Ngày 20/7/2009 Chủ tịch Hội đồng quản trị NH TMCP CT VN ra quyết định số 117/BB-HĐQT-2009 chuyển đổi tên của các chi nhánh và
đơn vị trực thuộc. Ngân hàng Công thương VN Chi nhánh 1 được đổi thành
NH TMCP CT VN - CN 1 TPHCM.
Qua nhiều năm hoạt động NH TMCP CT VN - CN 1 TPHCM đã từng bước trưởng thành và kết quả kinh doanh ngày càng được cải thiện. NH TMCP CT VN - CN 1 TPHCM đã dần đổi mới để tồn tại, phát triển và đứng vững trong cơ chế thị trường. Với đội ngũ lãnh đạo có năng lực, năng động, nhạy bén với thị trường trong điều hành hoạt động kinh doanh, nội bộ đoàn kết thống nhất đã tạo điều kiện để NH TMCP CT VN - CN 1 TPHCM mở rộng quy mô kinh doanh và tăng hiệu quả trong kinh doanh. Đội ngũ nhân
viên được trẻ hóa, năng động sáng tạo có trình độ đại học chuyên ngành phù
hợp với công tác được giao.
NH TMCP CT VN - CN 1 TPHCM là chi nhánh có quy mơ hoạt
động lớn của hệ thống NH TMCP CT VN, được xếp là Chi nhánh loại 1 của
NH TMCP CT VN. Hiện nay NH TMCP CT VN - CN 1 TPHCM có trụ sở tại 165-169 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TPHCM, Việt Nam và có 10 Phịng giao dịch trực thuộc rải rác ở các quận trong TP.HCM.
2.1. 2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng kinh doanh 2.1.2.1. Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn 2.1.2.1. Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn
Là đầu mối cung cấp các sản phẩm dịch vụ tín dụng cho khách
hàng là doanh nghiệp lớn, tư vấn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như: Tín dụng, đầu tư, thanh toán … cho khách hàng là doanh nghiệp lớn theo quy
Quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hoạt động tín dụng và thực hiện hạn mức được cấp đối với sản phẩm cho vay, tài trợ thương mại của
Chi nhánh đối với khách hàng là doanh nghiệp lớn.
Chuyển hồ sơ cho phòng Quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề thực hiện thẩm định rủi ro theo quy định của NH TMCP CT VN.
Tham gia Hội đồng tín dụng cơ sở, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội
đồng miễn giảm lãi và các Hội đồng khác liên quan đến hoạt động tín dụng
tạo chi nhánh theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương VN.
Đầu mối tổ chức thực hiện huy động vốn, tiền gửi của các doanh
nghiệp lớn để giữ và mở rộng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư, thanh toán của Ngân hàng TMCP Công Thương VN-Chi nhánh 1-Tp.HCM.
Đầu mối khai thác các dự án ODA (bao gồm: WB, ADB và các
tổ chức khác) để làm ngân hàng phục vụ hoặc cho vay lại các dự án, tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi có chi phí thấp và thu phí dịch vụ.
Nghiên cứu các đề nghị, kiến nghị của khách hàng có liên quan
đến hoạt động tín dụng, huy động vốn, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng cho các doanh nghiệp lớn, đề xuất các biện pháp giải quyết trình Giám
đốc quyết định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc chi nhánh hoặc
người được ủy quyền giao.
2.1.2.2. Phòng Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
Là đầu mối cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng là
doanh nghiệp vừa và nhỏ; Tổ chức thực hiện công tác tiếp thị, hỗ trợ, chăm
sóc khách hàng, tư vấn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng như: Tín dụng, đầu tư, thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm, gửi tiền, thẻ, thanh toán xuất nhập khẩu
cho khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quy định của NH TMCP
Công Thương VN-Chi nhánh 1-Tp.HCM.
Đề xuất trình Giám đốc, Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định
giới hạn tín dụng đối với một khách hàng.
Quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hoạt động tín dụng và thực hiện hạn mức được cấp đối với sản phẩm cho vay, tài trợ thương mại của Chi nhánh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chuyển hồ sơ cho phòng Quản lý rủi ro và Nợ có vấn đề thực hiện thẩm định rủi ro theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương VN.
Tham gia Hội đồng tín dụng cơ sở, Hội đồng xử lý rủi ro, Hội
đồng miễn giảm lãi và các Hội đồng khác liên quan đến hoạt động tín dụng tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng TMCP Công Thương VN.
Đầu mối tổ chức thực hiện huy động vốn, tiền gửi của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ để giữ và mở rộng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, đầu tư, thanh toán của Ngân hàng TMCP Công
Thương VN-Chi nhánh 1-Tp.HCM.
Thực hiện kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh.
Nghiên cứu các đề nghị, kiến nghị của khách hàng có liên quan
đến hoạt động tín dụng, huy động vốn, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đề xuất các biện pháp giải quyết trình
Giám đốc quyết định.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc hoặc người
được ủy quyền giao.
2.1.2.3. Phòng Khách hàng cá nhân
Đầu mối cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho khách
hàng là cá nhân phù hợp với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh của
Quản lý, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hoạt động kinh doanh của các phòng giao dịch trực thuộc phòng khách hàng cá nhân.
Quyết định giới hạn tín dụng đối với một khách hàng theo mức phán quyết tín dụng được phân cấp ủy quyền hoặc trình Giám đốc, Hội đồng tín dụng cơ sở quyết định (nếu vượt thẩm quyền).