3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMNN Việt Nam
3.2.1.2. Hồn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng
Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành ngân hàng đã đề ra trong kế hoạch cũng như chương trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Hồn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động ngân hàng là một trong những điều kiện cốt yếu bảo đảm cho các ngân hàng hoạt động an tồn và hiệu quả. Để hồn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng, cần thực hiện những việc sau:
Thứ nhất, tiến hành rà sốt, bổ sung, chỉnh sửa cơ chế, chính sách và
các văn bản phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, đặc biệt là các cam kết gia nhập WTO.
Thứ hai, xây dựng các luật và văn bản hướng dẫn cĩ liên quan để tạo
tính đồng bộ, nhất quán và hồn chỉnh của hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Thứ ba, ưu tiên xây dựng Luật NHNN, Luật các TCTD (mới) và hệ thống văn bản hướng dẫn triển khai hai luật này. Mặc dù hai Luật Ngân hàng hiện hành đĩng một vai trị rất quan trọng trong phát triển kinh tế và hệ thống ngân hàng Việt Nam nhưng đến nay đã bộc lộ rất nhiều bất cập ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng nĩi riêng và của nền kinh tế nĩi chung. Chẳng hạn, Luật các TCTD vẫn mang tính bao cấp, ưu tiên nhiều cho các TCTD nhà nước và ngân hàng chính sách (Điều 4, Điều 5); chưa khuyến khích được quá trình cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế được phép kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng; khơng cĩ chế tài đủ mạnh, đủ rõ ràng để điều chỉnh vấn đề tỷ trọng thanh tốn bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh tốn cịn quá cao; chưa quy định rõ: chức năng, nhiệm vụ, cấu trúc bộ máy, Thanh tốn, Thanh tra, Kiểm sốt, kiểm tốn, hạch tốn kế tốn, tính minh bạch, tính bình đẳng, ... phù hợp với quốc tế.
Với yêu cầu thực tiễn và xuất phát từ yêu cầu cụ thể của nền kinh tế, cần phải thay đổi hai Luật về Ngân hàng Việt Nam dựa trên những quan điểm cơ bản sau:
- Đối với Luật NHNN Việt Nam: Tầm nhìn của Luật mới phải xuất phát từ chiến lược phát triển tổng thể tồn ngành đến năm 2020; Tăng cường tính cơng pháp của Luật; khơng tạo ra những khoảng trống trong “ruột” luật mà trong đĩ đối tượng điều chỉnh cĩ thể tuỳ ý vận dụng bằng những cách cụ thể khác nhau; Phải thể hiện được quyền lực và quy mơ hoạt động của thanh tra ngân hàng; khơng bỏ sĩt các đối tượng điều chỉnh.
- Đối với Luật các TCTD: Ngồi những quan điểm chung về tính hiện đại, minh bạch, tính ổn định và bổ sung đầy đủ đối tượng điều chỉnh thì phương pháp điều chỉnh trong Luật mới phải hướng vào điều chỉnh hành vi và đưa ra chế tài cụ thể để giảm tối thiểu các văn bản hướng dẫn Luật đi kèm.
Luật mới phải phù hợp với thực tiễn nền kinh tế Việt Nam, ưu tiên Luật quốc tế và các Luật khác. Nội dung điều chỉnh của Luật mới phải tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại.
Thứ tư, xây dựng Luật Bảo hiểm tiền gửi: Do cơ sở pháp lý cho hoạt
động BHTG hiện nay chỉ là Nghị định của Chính phủ, trong khi các hoạt động khác cĩ liên quan hầu hết đều được điều chỉnh bằng các đạo luật như Luật NHNN Việt Nam, Luật phá sản, Luật các TCTD, … nên các mục tiêu bảo hiểm tiền gửi, đặc biệt là mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng - người gửi tiền được thực thi rất hạn chế về hiệu quả. Chính vì vậy, rất cần thiết phải ban hành đạo luật về bảo hiểm tiền gửi và đạo luật này phải đồng bộ với các đạo luật khác, trước hết là với các đạo luật về tài chính, ngân hàng. Trong Luật Bảo hiểm tiền gửi cần quy định hệ thống bảo hiểm tiền gửi cĩ các quyền giám sát và cĩ thẩm quyền xử lý những rủi ro của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi chứ khơng chỉ đơn thuần là chi trả bảo hiểm khi tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản.
Thứ năm, tiếp tục đổi mới và hồn thiện căn bản cơ chế, chính sách về
tín dụng, đầu tư, bảo đảm tiền vay, ngoại hối, huy động vốn, thanh tốn và các hoạt động ngân hàng khác; các quy định về quản lý và giám sát cung cấp dịch vụ ngân hàng; cấp giấy phép và quản lý các loại hình TCTD; các quy định về mua, bán, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và cơ cấu lại các TCTD.