Tăng cường năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 84)

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMNN Việt Nam

3.2.2.2. Tăng cường năng lực tài chính

Như đã phân tích ở chương 2, tiềm lực tài chính của các NHTM nhà nước Việt Nam hiện nay rất yếu: vốn tự cĩ nhỏ, hệ số an tồn vốn thấp, chất lượng tài sản cĩ kém. Vì vậy, cần phải cĩ các giải pháp nhằm tiềm lực tài chính của các ngân hàng này. Các giải pháp đề xuất:

- Gấp rút thực hiện cổ phần hố các NHTM nhà nước: đây là giải pháp quan trọng nhất giúp các NHTM nhà nước nhanh chĩng tăng vốn điều lệ, đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn. Đồng thời, đây cịn là giải pháp gĩp phần nâng cao trình độ quản lý từ đĩ nâng cao chất lượng tài sản cĩ và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này.

- Nâng cao chất lượng tài sản cĩ: Mặc dù các NHTM nhà nước đã cĩ

nhiều nỗ lực trong xử lý nợ tồn đọng thơng qua việc tích cực triển khai đề án tái cơ cấu trong những năm qua nhưng đến nay cũng chưa được xử lý dứt điểm (mới được khoảng 80%). Những vướng mắc chủ yếu trong xử lý nợ tồn đọng chính là những bất cập trong cơ chế, chính sách liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo. Vì vậy, giải pháp trước mắt là các NHTM nhà nước tiếp tục tăng cường việc xử lý các khoản nợ đọng bằng quỹ dự phịng rủi ro, tích cực thu hồi nợ bằng các biện pháp mạnh kể cả bằng biện pháp kiện những doanh nghiệp chây lỳ ra tồ.

Một giải pháp khác cho vấn đề xử lý nợ tồn đọng là chứng khốn hố các khoản nợ. Khi các khoản nợ đã được chứng khốn hố thì các khoản nợ này sẽ được loại ra khỏi bảng cân đối kế tốn, từ đĩ tăng chất lượng tài sản cĩ.

- Tăng cường chất lượng tài sản và tín dụng cũng như nâng cao chất lượng hoạt động kiểm sốt tín dụng: Xây dựng các quy trình thẩm định, chấm

điểm tín dụng, xét duyệt cho vay phù hợp vối chuẩn mực quốc tế là điều kiện tiên quyết để đảm bảo sự áp dụng nhất quán và chặt chẽ chính sách tín dụng của các ngân hàng; giám sát việc thực hiện các quy trình cấp tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng.

Rà sốt lại về số lượng, trình độ cũng như đạo đức của cán bộ tín dụng để tránh tình trạng quá tải cơng việc, cẩu thả trong thẩm định và phê duyệt, sai trái trong quyết định cho vay, từ đĩ làm giảm sự gia tăng của nợ xấu.

Ngồi ra cần giảm tỷ trọng cho vay đối với các DNNN, tăng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, cắt giảm các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, tăng các khoản vay tín chấp đối với doanh nghiệp làm ăn cĩ hiệu quả, bền vững và ổn định.

- Nâng vốn tự cĩ cho những NHTM nhà nước trước mắt chưa cổ phần hố: Cần phải tiếp tục cấp bổ sung vốn cho những ngân hàng này để cĩ điều

kiện trang bị vật chất, cơng nghệ, mở rộng quy mơ hoạt động cần thiết. Bên cạnh đĩ, tiếp tục cho các ngân hàng phát hành trái phiếu chuyển đổi như VCB, BIDV đã từng thực hiện để tăng quy mơ vốn, tăng hệ số an tồn theo thơng lệ và chuẩn mực quốc tế.

- Nâng cao khả năng sinh lời: Để nâng cao mức sinh lời, các NHTMNN cần phải thực hiện một loạt các biện pháp như: nâng cao chất lượng tài sản và tín dụng; kiểm sốt chặt chẽ chi phí; giảm tỷ lệ phân phối lãi; thiết lập chi nhánh, mạng lưới hiệu quả.

- Minh bạch hố thơng tin để cĩ thể đánh giá đúng tiềm lực của ngân

hàng và xây dựng, duy trì niềm tin đối với cơng chúng vào hệ thống ngân hàng nĩi riêng và bộ máy nhà nước nĩi chung. Minh bạch hố thơng tin tạo động lực cho các NHTMNN phải tự thay đổi để hoạt động cĩ hiệu quả hơn, tăng tỷ lệ tự tích luỹ bổ sung vốn điều lệ, tránh ỷ lại vào Ngân sách Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)