ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ
Các chuyên gia phân tích kinh tế của thế giới cho rằng, trong những biện pháp chống bán phá giá mà một số nước đã áp dụng vừa qua, chỉ có khoảng 5% mang ý nghĩa đích thực chống lại cạnh tranh khơng lành mạnh và thiếu trung thực. 95% còn lại là lạm dụng quy chế chống bán phá giá để bảo vệ sản xuất trong nước, nhất là bảo vệ những mặt hàng “nhạy cảm” đối với cung-cầu.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và tự do hoá thương mại thế giới, luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ vừa là công cụ bảo hộ, là rào cản kỹ thuật hợp pháp để bảo vệ các nhà sản xuất sản phẩm tương tự của Hoa Kỳ trước sự cạnh tranh của hàng nhập khẩu, vừa giúp Hoa Kỳ đáp ứng nguyên tắc mở cửa thị trường, giảm dần hàng rào thuế quan, đảm bảo khả năng tự do cạnh tranh lành mạnh & trung
thực, trong khi vấn đề điều tra các vụ áp đặt thuế chống bán phá giá tuỳ tiện, lạm dụng quy chế chống bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh, thiếu trung thực, bảo vệ không hợp lý sản xuất trong nước, làm hại đến lợi ích của người tiêu dùng, ảnh hưởng xấu đến tiến bộ khoa học- cơng nghệ và tình hình phát triển kinh tế tồn cầu lại là việc làm khá phức tạp và khó thực hiện.
Những người ủng hộ chính sách chống bán phá giá Hoa Kỳ thì cho rằng chính sách này sẽ bảo vệ tốt ngành sản xuất trong nước, khuyến khích tiêu dùng hàng nội địa, chống lại chiến tranh giá cả làm náo loạn thị trường, gây bất ổn trong nền kinh tế.
Cịn những người chống lại chính sách chống bán phá giá Hoa Kỳ thì cho rằng, chính sách này sẽ bảo hộ, khơng khuyến khích các nhà sản xuất trong nước áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, do đó, họ khơng làm ra được những sản phẩm chất lượng cao, giá rẻ, phù hợp với thị hiếu sinh hoạt chung của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Người tiêu dùng Hoa Kỳ bị tước đi cơ hội được hưởng những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Và ý kiến chung cho rằng, những biện pháp chống bán phá giá Hoa Kỳ ít nhiều đều ảnh hưởng tiêu cực đến những nước bị điều tra chống bán phá giá. Nó làm đảo lộn hoạt động bình thường của doanh nghiệp/ nhà sản xuất và của người lao động trong ngành sản xuất của nước xuất khẩu. Doanh nghiệp nước xuất khẩu phải gánh chịu những khoản chi phí khổng lồ liên quan đến việc kháng kiện, bao gồm các chi phí liên quan đến trả lời câu hỏi, thuê luật sư tư vấn, chi phí vận động hành lang, tham gia tố tụng, v.v… Nước có sản phẩm bị áp thuế chống bán phá giá sẽ tìm cách trả đũa kinh tế đối với Hoa Kỳ, gây ra chiến tranh giá cả, phá vỡ những quan hệ tốt đẹp trong hoạt động thương mại quốc tế. Cho đến nay, chưa ai có thể xác định hết những hệ quả của các biện pháp chống bán phá giá Hoa Kỳ đối với nền kinh tế nhưng thực tế cho thấy, Luật Chống bán phá giá của Hoa Kỳ đã làm giảm lượng hàng nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và dần gạt các nhà xuất khẩu nước ngoài ra khỏi thị trường Hoa Kỳ- thị trường lớn tiêu thụ sản phẩm của họ.
Và thực tế là, mức bảo hộ cho các sản phẩm của các nhà sản xuất Hoa Kỳ bằng với biên độ phá giá của sản phẩm nhập khẩu. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ góp phần duy trì sản xuất của ngành hàng trong nước Hoa Kỳ, qua đó
tạo sự ổn định chính trị, giảm thất nghiệp trong nền kinh tế Hoa Kỳ và giảm số lượng doanh nghiệp Hoa Kỳ bị phá sản do sản phẩm của họ không đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu bán phá giá.
Vai trị bảo hộ của chính sách chống bán phá giá được giải thích qua biểu đồ 5.
Biện pháp được phép sử dụng trong chống bán phá giá là thuế theo tỷ lệ phần trăm, do vậy, tác động về mặt lợi ích đối với xã hội của biện pháp này cũng giống như tác động của thuế nhập khẩu thông thường theo tỷ lệ phần trăm.
Khi một sắc thuế chống bán phá giá t được áp dụng, giá cả của sản phẩm bán trên thị trường tại Hoa Kỳ sẽ tăng lên một lượng tương ứng t. Do vậy, với các yếu tố về cầu của thị trường Hoa Kỳ đối với sản phẩm đó khơng thay đổi thì lượng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ sẽ giảm từ q2 xuống cịn q3, trong đó, lượng hàng sản xuất trong nước Hoa Kỳ tăng một lượng q’3 – q’2 và lượng hàng nhập khẩu giảm một lượng q2 – q3. Như vậy, tác động của thuế chống bán phá giá Hoa Kỳ đối với việc bảo hộ sản xuất trong nước được thể hiện qua: giá sản phẩm trong nước tăng, tăng sản xuất trong nước, giảm tiêu thụ hàng nhập khẩu.
Các nhà sản xuất Hoa Kỳ được hưởng lợi từ chính sách này với giá trị thặng dư được gia tăng thêm bằng diện tích hình thang BCFM.
Nhà nước Hoa Kỳ được hưởng lợi khi ngân sách thu vào từ thuế nhập khẩu tăng một lượng bằng diện tích hình chữ nhật NHGF.
Tuy nhiên, cùng với việc hưởng lợi của các nhà sản xuất Hoa Kỳ, người tiêu dùng Hoa Kỳ bị thiệt hại. Giá trị thặng dư tiêu dùng giảm một lượng bằng diện tích hình thang BDGM.
Như vậy, xét về tổng thể, lợi ích của tồn bộ xã hội Hoa Kỳ sẽ bị thiệt hại do lợi ích của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với sản phẩm bị đánh thuế chống bán phá
giá bị giảm nhiều hơn tổng lợi ích mang lại cho các nhà sản xuất Hoa Kỳ và Nhà nước Hoa Kỳ. Lượng thiệt hại đó được xác định bằng tổng diện tích hai tam giác CNF và HDG.
Ngồi ra, q trình dẫn đến việc áp dụng biện pháp thuế chống bán phá giá cũng góp phần vào sự bảo hộ sản xuất. Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ lập tức giảm lượng hàng nhập khẩu ngay từ khi có thơng tin về khả năng sản phẩm nhập khẩu của họ bị điều tra bán phá giá. Cho dù cuộc điều tra cuối cùng có kết luận là sản phẩm nhập khẩu khơng bị áp thuế chống bán phá giá thì lượng hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ cũng đã bị giảm đáng kể trong thời gian cuộc điều tra được diễn ra.
Và quan trọng hơn là, tác động kinh tế không dừng lại ở bản thân ngành bị điều tra chống bán phá giá mà còn lan rộng sang các ngành khác, nhất là các ngành sử dụng các sản phẩm bị chống bán phá giá làm nguyên liệu đầu vào. Khi đó, ngành sản xuất liên quan của Hoa Kỳ sẽ bị khan hiếm đầu vào, chi phí sản xuất tăng, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ và quốc tế.
Tuy nhiên, trong dài hạn, thuế chống bán phá giá Hoa Kỳ cũng có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Hoa Kỳ. Vì được bảo hộ, các nhà sản xuất Hoa Kỳ rất có thể chậm hoặc khơng đổi mới công nghệ sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Trong khi đó, các nhà sản xuất nước ngồi có thể có những biện pháp làm giảm chi phí sản xuất và họ càng có lợi thế cạnh tranh về giá. Do đó, giá xuất khẩu của họ có thể khơng đổi hoặc ngày càng thấp đi, mặc dù hàng nhập khẩu khơng cịn được bán phá giá nữa, các nhà sản xuất Hoa Kỳ cũng khó lịng cạnh tranh. Như vậy, các nhà sản xuất Hoa Kỳ được bảo hộ phải không ngừng đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh và giữ được thị trường nội địa trước hàng hoá nhập khẩu.
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐÈN CẦY TRUNG QUỐC I. VỤ KIỆN CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
ĐÈN CẦY NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC
Ngày 4/9/1985, Hiệp hội Đèn cầy Quốc gia Hoa Kỳ (National Candle Association- NCA) đệ đơn kiện các nhà sản xuất Đèn cầy Trung Quốc lên DOC & ITC với lý do là ngành sản xuất Đèn cầy của Hoa Kỳ bị thiệt hại do sản phẩm Đèn cầy Paraffin (sau đây được gọi tắt là Đèn cầy) nhập khẩu từ Trung Quốc bị bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ. Ngày 10/07/1986, DOC đã ra quyết định cuối cùng về việc sản phẩm Đèn cầy nhập khẩu từ Trung Quốc được bán “dưới giá công bằng” (Less than Fair value- LTFV). Và ngày 13/08/1986, DOC đã có báo cáo chính thức về thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Ngày 28/08/1986, DOC ban hành Pháp lệnh Chống bán phá giá với mức thuế trung bình 54,21% được áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất & xuất khẩu Trung Quốc. Ngày 04/01/1999, DOC khởi xướng việc rà soát 5 năm lần thứ nhất và quyết định bắt đầu tiến hành rà soát vào ngày 08/04/1999. Ngày 17/06/1999, DOC quyết định giữ mức thuế chống bán phá giá 54,21% cho 5 năm tiếp theo với lý do là ngành sản xuất trong nước vẫn sẽ bị thiệt hại nếu như Pháp lệnh Chống bán phá giá bị huỷ. Sau đó, ngày 08/09/1999, DOC có báo cáo chính thức về thiệt hại của ngành hàng sản xuất trong nước và công bố về việc tiếp tục áp dụng Pháp lệnh Chống bán phá giá cho 5 năm tiếp theo vào ngày 23/09/1999. Kim ngạch Đèn cầy nhập khẩu của tất cả các nhà sản xuất & xuất khẩu Trung Quốc đã được điều tra trong q trình rà sốt.
Kể từ sau đợt rà sốt này, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tự chế tạo ra những thiết bị sản xuất đơn giản nhưng năng suất cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Hoa Kỳ. Với sự đầu tư hiệu quả này, giá thành sản xuất sản phẩm ngày càng giảm. Do đó, giá xuất khẩu của họ ngày càng thấp hơn và sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc ngày càng có lợi thế cạnh tranh về giá so với các nhà sản xuất Đèn cầy Hoa Kỳ. Đây là một trong những nguyên nhân của sự tăng kim ngạch xuất khẩu Đèn cầy của Trung Quốc vào Hoa Kỳ trong giai đoạn 1999- 2004 trước khi mức thuế chống bán phá giá mới được áp dụng.
Vào tháng 08/2002, NCA đệ đơn yêu cầu DOC tiến hành rà soát mức thuế chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất & xuất khẩu Đèn cầy Trung Quốc. Thay vì DOC sẽ gửi các bảng câu hỏi điều tra tới các nhà sản xuất/ xuất khẩu của Trung Quốc, DOC lại tiến hành “khảo sát” hơn 90 nhà sản xuất/ xuất khẩu đã từng nằm trong danh sách Chống bán phá giá nhằm xác định liệu toàn bộ các nhà sản xuất/ xuất khẩu này vẫn tiếp tục xuất khẩu Đèn cầy vào Hoa Kỳ trong thời gian DOC tiến hành rà sốt hay khơng. Và do đó, DOC sẽ biết là cần gửi bảng câu hỏi điều tra đến nhà sản xuất/ xuất khẩu nào. Như vậy, DOC đã trì hỗn việc xúc tiến gửi & thu thập thông tin qua bảng câu hỏi điều tra từ các nhà sản xuất/ xuất khẩu của Trung Quốc. Thông qua “khảo sát”, DOC chỉ gửi bảng câu hỏi điều tra đến những nhà sản xuất/ xuất khẩu có xuất khẩu Đèn cầy trong giai đoạn rà sốt. Những cơng ty nào trả lời đầy đủ thông tin và đúng hạn sẽ được xem xét để áp mức thuế mới dựa vào thông tin mà họ trả lời. Và mức này có thể thấp hoặc cao hơn mức 54,21% hiện hành tuỳ theo từng trường hợp. Tuy nhiên, đối với những công ty nào trả lời không đầy đủ, không đúng hạn hoặc khơng trả lời thì DOC sẽ dựa trên “dữ liệu sẵn có” để xác định mức thuế mới. Và mức 95,22% được áp dụng cho các nhà sản xuất/ xuất khẩu Trung Quốc khơng hợp tác tích cực với Cơ quan điều tra. Và mức này đầu tiên được áp dụng đối với hai công ty: Shanghai New Star Import Co., Ltd và Dongguan Fay Candle Co., Ltd.
Tuy nhiên, DOC đã không thể thu thập được đầy đủ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành hàng này do các nhà sản xuất/ xuất khẩu Đèn cầy của Trung Quốc không hợp tác trong việc cung cấp thơng tin về hoạt động của mình. Các nhà sản xuất/ xuất khẩu Trung Quốc dựa vào lợi thế về giá và những sự trợ cấp của Chính phủ trong việc khuyến khích xuất khẩu sản phẩm Đèn cầy để tin rằng thuế chống bán phá giả của Hoa Kỳ sẽ không ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của họ; cho nên, họ đã nghĩ là không cần thiết phải hợp tác với cơ quan điều tra và cũng không cần quan tâm đến mức thuế chống bán phá giá mà bên phía Hoa Kỳ sẽ áp đặt. Trước thái độ không hợp tác này, DOC đã dựa vào “dữ liệu sẵn có” để tính tốn mức thuế mới. Ngày 09/09/2003, DOC thông báo về mức thuế mới áp dụng đại trà cho các nhà sản xuất/ xuất khẩu của Trung Quốc có thể là 95,74%. Và nếu mức thuế này được chính thức áp dụng thì hơn 90 cơng ty trong đợt điều tra trên và những cơng ty chưa có mức thuế cụ thể sẽ gánh
chịu mức mới này. Ngày 15/09/2003, DOC tiến hành điều tra 23 nhà sản xuất/ xuất khẩu lớn của Trung Quốc và chọn ra 5 nhà sản xuất/ xuất khẩu thuộc dạng “bị đơn bắt buộc” để tiến hành điều tra (những bị đơn này có mức thuế hiện hành từ 13,64% đến 95,74%):
Dongguan Fay Candle Co., Ltd
Smartcord International Co., Ltd (Rich Talent Trading Co., Ltd) Qingdao Kingking Applied Chemistry Co., Ltd
Amstar Business Co., Ltd Jiangsu Holly Corporation.
Sau quá trình rà sốt, ngày 15/03/2004, DOC cơng bố giữ ngun mức thuế chống bán phá giá ban đầu là 54,21% và mức thuế mới áp dụng cho một số nhà sản xuất/ xuất khẩu Đèn cầy Trung Quốc là 95,95% và mức thuế này có hiệu lực kể từ ngày 15/03/2004. Khơng có nhà sản xuất/ xuất khẩu nào trong danh sách rà soát đạt được mức thuế thấp hơn mức này.
Đầu năm 2004, các nhà sản xuất Đèn cầy Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm đến việc sản xuất các sản phẩm Đèn cầy với Sáp thực vật và học cũng đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc. Cho nên, đầu tháng 10/2004, NCA đệ đơn lên DOC yêu cầu xem xét và đưa sản phẩm Đèn cầy sản xuất từ dầu cọ và sáp thực vật vào danh sách sản phẩm bị Chống bán phá giá. Sau khi tiến hành xem xét & điều tra, DOC xét thấy Đèn cầy nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn có thể gây ra nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Cho nên, ngày 16/12/2004, DOC công bố về việc tiếp tục áp dụng Pháp lệnh Chống bán phá giá đối với sản phẩm Đèn cầy nhập khẩu từ Trung Quốc với mức thuế mới là 108,30% và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 25/02/2005.
Các nhà sản xuất Đèn cầy Trung Quốc đã không thể ngờ rằng sự chủ quan và bất hợp tác của họ với vụ kiện đã gây ra hậu quả nghiêm trọng khi DOC “giáng một địn chí tử” bằng mức thuế chống bán phá giá 108,30%. Với mức thuế này, giá nhập khẩu Đèn cầy từ Trung Quốc tăng đột biến và các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã khơng tìm thấy cơ hội kinh doanh đối với sản phẩm này. Họ đã chuyển dịch nguồn nhập khẩu sang các nước khác, như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, v.v… Sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc đang dần bị đẩy lùi ra khỏi thị trường Hoa Kỳ.
Sau khi bị áp mức thuế mới, các nhà sản xuất/ xuất khẩu Đèn cầy Trung Quốc đã cố gắng kháng kiện nhưng họ đã thất bại. Họ đã tiến hành nhiều cuộc vận động hành lang, đàm phán với các nhà sản xuất Hoa Kỳ, vận động các nhà nhập khẩu lên tiếng ủng hộ & bảo vệ họ, thuê tư vấn Luật, v.v… nhưng mọi việc đều đã