III. Tính tốn EP, CEP, NV và CV
2. Những trường hợp áp dụng cách tính CEP
Trường hợp 1: Lô hàng được bán cho một đối tác độc lập sau khi nhập khẩu
CFL cung cấp đèn cầy cho một cơng ty có quan hệ với mình- cơng ty A tại Hoa Kỳ và lượng đèn này được nhập trực tiếp vào kho của công ty A. Sau đó, sản phẩm được bán cho nhà bán lẻ với giá US$2,75/sản phẩm và trích giảm US$0,20/sản phẩm. Khi đó, giá xuất khẩu sẽ được tính theo cách CEP với giá cơ sở là US$2,55/sản phẩm- đây là giá mà công ty A bán cho người mua độc lập tại Hoa Kỳ.
Hộp số 6
Trường hợp 2: Lô hàng được bán cho một đối tác độc lập trước khi nhập khẩu
Trong trường hợp này, mặc dù sản phẩm được giao dịch và xuất thẳng đến kho của nhà bán lẻ nhưng giá xuất khẩu vẫn được tính theo cách CEP bởi vì cơng ty A đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhà sản xuất. Và giá cơ sở vẫn được xác định tương tự như trường hợp 1.
3. Tổ chức tư vấn & hướng dẫn sử dụng sản phẩm cho các nhà bán lẻ, v.v… 2. Thực hiện các chiến dịch quảng cáo sản phẩm tại Hoa Kỳ.
1. Bảo hành sản phẩm và giải quyết các phát sinh hậu mãi.
Mở rộng trường hợp 1, công ty A vừa bán hàng trong kho cho những nhà bán lẻ độc lập và cũng thường xuyên thông báo cho CFL thực hiện việc xuất bán và giao thẳng đến kho của nhà bán lẻ độc lập. Ngoài việc thực hiện các thủ tục & giấy tờ chứng từ mua bán hàng hoá cho CFL, cơng ty A cịn làm các cơng việc khác như:
Trường hợp 3: Uỷ thác kinh doanh
CFL đàm phán và thoả thuận với một công ty độc lập D tại Hoa Kỳ về việc uỷ thác kinh doanh sản phẩm đèn cầy tại Hoa Kỳ. CFL ấn định mức giá uỷ thác US$1,80/sản phẩm. Đèn cầy được xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ nhằm bán cho các nhà bán lẻ. Giả sử có một nhà bán lẻ mua 5.000 sản phẩm từ công ty D với giá US$3,50/sản phẩm và được trích giảm US$0,15/sản phẩm.