Chiến lược phản ứng nhanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giám định VINACONTROL , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 35)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4.4.4.Chiến lược phản ứng nhanh

2.4. Năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh

2.4.4.4.Chiến lược phản ứng nhanh

Trong quá trình cạnh tranh các doanh nghiệp chuyển từ cạnh tranh giá sang cạnh tranh dựa trên sự khác biệt hóa, và sau nữa là sự thành cơng thuộc về các doanh nghiệp có sự kết hợp thành cơng giữa chi phí thấp và khác biệt hóa. Khi những điều này trở nên phổ biến thì sức cạnh tranh của nó bị suy giảm do các doanh nghiệp đều hoạt động như vậy. Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp thấy rằng họ có thể đạt tới lợi thế cạnh tranh bằng việc chú trọng vào đáp ứng những đòi hỏi về thời gian. Sự chú trọng này tạo ra lợi thế về chi phí và chất lượng mà khách hàng đòi hỏi. Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã khẳng định là trong điều kiện

cạnh tranh tồn cầu, tiến bộ cơng nghệ diễn ra với tốc độ như vũ bão và môi trường thay đổi rất nhanh, thì chỉ có những doanh nghiệp có thể phát triển, sản xuất và

phân phối các sản pẩm và dịch vụ nhanh hơn cho các khách hàng của nó thì mới có thể tồn tại.

Theo đuổi chiến lược phản ứng nhanh tạo cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế. Thứ nhất, nó cho phép doanh nghiệp tránh được những cạnh tranh đối đầu khi nó

ln bỏ lại các nhà cạnh tranh ở phía sau trong việc phát triển sản phẩm mới. Thứ hai, khi doanh nghiệp có thể đáp ứng một cách nhanh nhạy và kịp thời những nhu

cầu của khách hàng thì nó sẽ có được một giá cao hơn. Thứ ba, việc doanh nghiệp

ứng nhanh, và điều này tạo ra một hệ thống hợp tác năng động. Thứ tư, những

doanh nghiệp phản ứng nhanh là những người dẫn đầu trong sáng tạo và phát triển các sản phẩm mới nên nó ln đi trước các sản phẩm thay thế và không sợ những người xâm nhập mới. Thứ năm, phản ứng nhanh cũng có nghĩa là rút ngắn thời gian tạo ra và phân hối các sản phẩm và dịch vụ, và điều này làm giảm chi phí đáng kể.

Các chiến lược cạnh tranh đã trình bày được xem như là những cách thức chủ yếu doanh nghiệp dùng để cạnh tranh trong một ngành. Những chiến lược này bảo vệ doanh nghiệp trước các áp lực cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tồn tại trong giai đoạn cạnh tranh ác liệt, tạo ra các rào cản, chống sự xâm nhập từ bên ngồi.

Tuy nhiên, khơng phải doanh nghiệp nào cũng thành công: hoặc không thể phát triển năng lực khác biệt, hoặc mất đi lợi thế khác biệt hóa vào tay đối thủ, hoặc do

thị trường thay đổi,… cuối cùng là mất đi lợi thế cạnh tranh. Do vậy, điều quan

trọng không chỉ là chọn lựa chiến lược cạnh tranh đúng mà cịn là có chiến lược đầu tư thích hợp nhằm duy trì và giữ vững lợi thế cạnh tranh.

Như vậy, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu để làm hài lòng khách hàng là một triết lý mới mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn chiến thắng hoặc chí ít là tồn tại được trong cạnh tranh cũng phải vận dụng. Vậy làm thế nào để tìm ra các

yếu tố tạo giá trị khách hàng, tìm ra được mối liên hệ giữa các yếu tố tạo giá trị khách hàng và các nguồn lực của doanh nghiệp, tìm ra được đâu là điểm mạnh điểm yếu trong nguồn lực của doanh nghiệp để có thể củng cố, xây dựng, nâng cao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình là một bài tốn đặt ra cho tất cả mọi doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần giám định VINACONTROL , luận văn thạc sĩ (Trang 33 - 35)