1.2 Cổ phần hoá DNNN ở Việt Nam
1.2.5 Các vấn đề về tài chính khi cổ phần hoá DNNN
Xuất phát từ mục tiêu CPH DNNN là nhằm tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Do đó khi tiến hành CPH DNNN phải đảm bảo các tồn tại về tài chính của DNNN đã được xử lý, doanh nghiệp có tình hình tài chính lành
mạnh, giá trị doanh nghiệp được xác định chính xác làm cơ sở phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng để huy động vốn và nhà đầu tư yên tâm khi mua cổ phần tại các DNNN được CPH.
* Xử lý tài chính DNNN trước khi CPH:
+ Xử lý tài sản:
Căn cứ vào kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, doanh nghiệp xử lý tài sản như sau:
a. Đối với tài sản thừa, thiếu, phải phân tích làm rõ nguyên nhân :
+ Tài sản thiếu phải xác định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xử lý
bồi thường trách nhiệm vật chất theo quy định hiện hành; giá trị tài sản thiếu sau khi trừ khoản bồi thường, hạch toán vào kết quả kinh doanh.
+ Tài sản thừa, nếu không xác định được ngun nhân và khơng tìm được chủ sở hữu thì xử lý tăng vốn nhà nước.
b. Đối với những tài sản không cần dùng sau khi được chấp thuận bằng
văn bản của cơ quan quyết định cổ phần hoá tiến hành: + Thanh lý nhượng bán.
+ Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp chưa thanh lý được thì
khơng tính vào giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm bảo quản, thực hiện chuyển giao cho cơ quan chức năng.
c. Đối với hàng hoá tồn kho ứ đọng kém mất phẩm chất thì doanh nghiệp tiến hành thanh lý nhượng bán. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
chưa thanh lý được thì khơng tính vào giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp có
trách nhiệm bảo quản, thực hiện chuyển giao cho cơ quan chức năng.
a. Đối với những khoản nợ phải thu có đủ tài liệu chứng minh khơng có khả năng thu hồi theo quy định hiện hành của nhà nước về xử lý nợ tồn đọng thì xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xử lý bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành. Phần tổn thất sau khi xử lý, doanh nghiệp
dùng nguồn dự phòng nợ phải thu khó địi để bù đắp, nếu thiếu thì hạch tốn vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn khác, doanh nghiệp phải tiếp tục
đòi nợ hoặc thoả thuận bán nợ cho các tổ chức kinh tế có chức năng kinh doanh
mua bán nợ và tài sản tồn đọng, không được trực tiếp bán nợ cho khách nợ,
Khoản tổn thất từ việc bán nợ được hạch tốn vào chi phí sản xuất kinh doanh
c. Đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hố có trách nhiệm bàn giao các khoản cơng nợ khơng tính vào giá trị doanh nghiệp
* Xác định giá trị doanh nghiệp:
Xác định giá trị một DNNN khi tiến hành cổ phần hoá phải đảm bảo : - Giá trị thực tế của DN là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hóa. Giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là
Giá trị thực tế của DN sau khi đã trừ các khoản nợ phải trả, kể cả nợ vay các tổ chức tín dụng mà người mua, người bán cổ phần đều chấp nhận được.
- Cơ sở để xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp:
+ Số liệu trên sổ sách kế toán tại thời điểm cổ phần hoá.
+ Giá trị thực tế tài sản tại doanh nghiệp được xác định dựa vào
hiện trạng về phẩm chất, tính năng kỹ thuật, nhu cầu sử dụng của người mua và giá trị thị trường tại thời điểm cổ phần hoá.
- Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp phải được cộng vào khi xác định
Theo thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 6/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 quy định :
+ Tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp cổ phần hố có tổng giá trị theo sổ sách kế toán từ 30 tỷ
đồng trở lên hoặc giá trị vốn nhà nước theo sổ sách kế tốn từ 10 tỷ đồng trở lên
hoặc có vị trí địa lý thuận lợi phải thuê các tổ chức có chức năng định giá thực hiện tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp CPH không thuộc đối tượng quy định trên không nhất
thiết phải thuê tổ chức tư vấn định giá.
+ Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp:
- Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp gồm: phương pháp tài
sản, phương pháp dòng tiền chiết khấu và các phương pháp khác. Giá trị doanh nghiệp được xác định và công bố không được thấp hơn giá trị doanh nghiệp được xác định theo phương pháp tài sản. Do đó, Học viên xin chỉ trình bày
phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản. Nguyên
tắc của phương pháp này là xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị thực tế tồn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.Trong đó:
+ Giá trị doanh nghiệp theo sổ sách kế toán là tổng giá trị tài sản thể hiện trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo sổ sách kế toán bằng giá trị doanh nghiệp theo sổ sách kế toán trừ (-) các khoản nợ phải trả, số dư quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và số dư nguồn kinh phí sự nghiệp (nếu có).
+ Giá trị thực tế của doanh nghiệp là giá trị thực tế toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
- Căn cứ xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp tại thời điểm xác định
giá trị doanh nghiệp là:
+ Báo cáo tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. + Số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại thực tế.
+ Tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá trị thị trường. + Giá trị quyền sử dụng đất, khả năng sinh lời của doanh nghiệp ( vị trí địa lý, thương hiệu,….)
- Xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản có thể được khái quát như sau:
+ Đối với Tài sản cố định: được xác định rõ về nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại cho từng loại tài sản đang dùng, chưa cần dùng, chờ thanh lý. Sau khi đã kiểm kê và tính theo giá trên sổ sách toàn bộ tài sản cố định, DN căn cứ vào chất lượng còn lại, và giá trị hiện hành của tài sản, giá trị tài sản vơ hình
để xác định giá trị tài sản thực còn lại. Riêng giá trị nhà cửa, vật kiến trúc được
xác định dựa vào biểu giá hiện hành của địa phương nơi DN đặt trụ sở. Đối với đất đai DN được chọn một trong 2 hình thức là thuê hoặc chuyển nhượng quyền
sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
+ Đối với Tài sản lưu động gồm tiền mặt, vật tư hàng hoá (căn cứ vào
kiểm kê thực tế và giá trị đã được xác định lại theo thời giá hiện hành), các
khoản phải thu, giá trị các tài sản lưu động khác ( thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn) được tính theo cơng thức sau:
Giá trị Tiền Giá trị vật tư Các khoản Nợ Giá trị TSLĐ = mặt + hàng hoá sau + phải thu - khó + TSLĐ Thực tế khi đánh giá lại đòi khác
+ Giá trị xây dựng cơ bản dở dang được xác định như đối với tài sản cố định nêu trên.
+ Giá trị vốn góp liên doanh, liên kết ( nếu có) được xác định lại bằng số thực có theo mặt bằng giá trị khi thực hiện CPH.
+ Nguồn vốn hành thành gồm có vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, các khoản lỗ, quỹ phúc lợi và khen thưởng, vốn nhận liên doanh. Các nguồn vốn và quỹ phải được xác định rõ phần thuộc sở hữu nhà nước ( ngân sách cấp hoặc tự bổ
sung), vốn nhận liên doanh, và các phần thuộc sở hữu khác. Các khoản lỗ bao gồm lỗ năm trước, nợ không thu hồi được, những khoản thiệt hại còn lại sau khi
được bảo hiểm và người gây thiệt hại bồi thường, tài sản vật tư mất, thiếu hụt và
những khoản lỗ khác. Quỹ phúc lợi và khen thưởng bao gồm những tài sản được hình thành từ nguồn quỹ phúc lợi và khen thưởng bằng tiền chưa chi.
+ Lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp về vị trí địa lý thuận lợi, nhãn mác có uy tín, trình độ quản lý tốt, hiệu quả hoạt động của Doanh nghiệp …
Sau khi xác định lại giá trị từng loại tài sản, nguồn hình thành, và lợi thế của DN, giá trị doanh nghiệp được tính theo cơng thức sau:
Giá trị DN Giá trị Giá trị Giá trị Vốn góp Nợ Nợ sau khi = TSCĐ + TSLĐ + XDCB + liên doanh - phải trả + phải trả Kiểm kê dở dang liên kết khơng có chủ
đánh giá lại
Các Quỹ Vốn nhận Lợi thế - khoản - Khen thưởng - liên doanh + doanh nghiệp
* Huy động vốn khi phát hành cổ phần lần đầu:
Tùy vào tính chất và đặc trưng của các DNNN mà có thể vận dụng các
hình thức cổ phần hoá khác nhau nhằm huy động vốn khi phát hành cổ phần lần
đầu. Các hình thức huy động vốn khi phát hành cổ phần lần đầu như:
1. Giữ nguyên phần vốn nhà nước tại DN và phát hành thêm cổ phần để thu hút thêm vốn từ bên ngoài.
2. Bán một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp dưới dạng cổ phần. 3. Bán toàn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
4. Thực hiện hình thức thứ hai hoặc thứ ba kết hợp với phát hành cổ phần thu hút thêm vốn.
Mỗi hình thức huy động vốn có những ưu điểm nhất định. Sự đa dạng hình thức huy động vốn sẽ cho phép lựa chọn hình thức thích hợp để tiến hành cổ
phần hoá.
- Nếu mục đích là mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhà nước cần giữ
nguyên quy mô cũ của doanh nghiệp đồng thời phát hành thêm cổ phần để tăng vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Nếu mục đích là thu hồi vốn về để đầu tư vào lĩnh vực khác thiết yếu hơn thì nhà nước cần thực hiện cổ phần hóa tồn bộ doanh nghiệp cho người lao
động trong doanh nghiệp và nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp.
- Nếu xuất phát từ mục đích thay đổi phương thức quản lý trong doanh
nghiệp thì Nhà nước cần bán một phần vốn nhà nước để chuyển thành công ty cổ phần. Thơng qua hình thức này chủ sở hữu nhà nước đã tự nguyện rút khỏi vị trí người quản lý độc nhất, nhường vị trí đó cho Hội đồng Quản trị, thu hút chuyên gia giỏi vào vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp.
- Nếu mục đích là chi phối hoạt động của cơng ty cổ phần thì chủ sở hữu nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt.
Theo các Nghị định của Chính phủ đã ban hành về Chuyển DNNN thành
cơng ty cổ phần thì khi chuyển đổi sở hữu, Nhà nước hồn tồn có thể chủ động cơ cấu tỷ lệ cổ phần trong doanh nghiệp theo mục đích của nhà nước. Cùng với sự phát triển của thị trường, nhất là trong điều kiện Việt nam đã gia nhập WTO Nhà nước không nhất thiết giữ trọn một số ngành, một số doanh nghiệp quan trọng có vị trí chiến lược. Nhà nước chi phối sự phát triển của nền kinh tế bằng cách chỉ nắm giữ cổ phần chi phối trong các khu vực kinh tế cần thiết. Cổ phần của các DNNN cổ phần hố có thể được bán cho các cá nhân và tổ chức ngồi
nước, nhưng mức tối đa khơng quá 30% vốn điều lệ.