Hoàn thiện công tác xác định giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 72 - 75)

Xác định giá trị doanh nghiệp chính xác là nhân tố quan trọng ảnh hưởng

đến việc bán cổ phần lần đầu cho người lao động và nhà đầu tư bên ngồi.

Để cơng tác định giá được nhanh chóng và chính xác cần quan tâm :

* Tầm quản lý vĩ mô:

Một là, Nhà nước sớm ban hành bổ sung hệ thống các văn bản hướng dẫn

việc xác định chất lượng còn lại của tài sản để làm cơ sở cho việc định giá như các phương pháp hoặc tiêu chuẩn cụ thể hơn để xác định hao mòn tài sản cố định, phương pháp xác định giá trị quyền sử dụng đất, đặc biệt là giá trị hao mịn

vơ hình của các thiết bị, lợi thế doanh nghiệp, giá trị thương hiệu.Bởi vì thời gian qua khi định giá DN các yếu tố trên cịn mang tính chất định tính.

Hai là, Nhà nước sớm ban hành cơ chế giám sát các tổ chức định giá bởi

các lý do:

- Giá trị doanh nghiệp là giá để người mua và người bán đều có thể chấp nhận và phụ thuộc yếu tố khách quan của người định giá.

- Quá trình cổ phần hóa DNNN nhà nước cho phép Giám đốc công ty

thành lập tổ giúp việc cho Ban đổi mới doanh nghiệp, họ là người được hưởng

lợi trực tiếp từ việc định giá vì họ cũng là người tham gia mua cổ phần và trực tiếp làm việc tại công ty sau cổ phần hóa. Do đó họ sẽ có khuynh hướng đưa giá

là đã làm thất thoát vốn nhà nước.

- Tổ chức định giá là tổ chức kinh tế tham gia định giá để thu tiền. Người trực tiếp chi tiền là doanh nghiệp nên có xu hướng định giá vừa phải để vừa lòng khách hàng.

Ba là, Nhà nước cần thay đổi cơ chế xứ lý tài sản cố định khơng cần dùng

và nợ khó địi loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp, bởi vì:

Theo quy định hiện hành thì tài sản cố định khơng cần dùng và nợ khó địi loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp được bàn giao cho Công ty mua bán nợ và tài

sản tồn đọng. Tuy nhiên hoạt động của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng khơng hiệu quả. Với tình hình cổ phần hóa của các địa phương trên tồn quốc rất nhiều DNNN được cổ phần hóa và đa số DNNN tại các tỉnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên những tài sản cố định loại ra, công nợ loại ra khi xác định giá trị

doanh nghiệp thường là nhỏ và manh mún. Tổng Cơng ty thì ở xa nên khơng có

điều kiện tiếp nhận và xử lý kịp thời.Cụ thể:

- Về tài sản cố định: Một số DNNN đánh giá được tình trạng trên nên họ

sẵn sàng loại ra khỏi giá trị doanh nghiệp những tài sản chỉ có thể sử dụng hai

đến ba năm vì biết chắc rằng chỉ loại ra trên sổ sách thôi nhưng cũng chẳng có ai đến nêm phong và cứ tiếp tục sử dụng mà khơng phải tốn phí. Đối với những tài

sản thật sự khơng sử dụng được thì Cơng ty mua bán nợ cũng khơng có kho tàng

để nhận những tài sản này, thường gửi lại doanh nghiệp.Tình trạng tài sản đã loại

ra khỏi giá trị doanh nghiệp thì vài ba năm trở thành “ đống sắt vụn” vẫn chưa

được xử lý. Doanh nghiệp phiền hà là phải tốn chỗ để chứa những tài sản này. Vì

vậy, để hạn chế thất thốt cho nhà nước và xã hội đề nghị cho phép doanh nghiệp tổ chức thanh lý ngay những tài sản cố định không cần dùng đã loại ra khỏi giá

- Về công nợ: Do công nợ khó địi của một số DNNN rất nhỏ và nằm ở

nhiều địa bàn khác nhau. Thời gian qua trên địa bàn Tiền Giang Công ty mua

bán nợ chưa thu hồi được khoản nợ nào và chỉ mới hồn thành cơng việc bàn

giao hồ sơ về Cơng ty. Vì vậy, để hạn chế thất thốt cho nhà nước đề nghị ban hành quy chế định giá nợ khó địi để bàn giao luôn cho doanh nghiệp.Trường

hợp doanh nghiệp không nhận mới chuyển giao cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng.

* Tầm quản lý vi mô:

Sau cổ phần hóa, doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả thì phải có tình hình tài chính lành mạnh. Các cổ đông khi mua cổ phần đều tin tưởng rằng mọi

tồn đọng của DNNN đã được xử lý dứt điểm. Tuy nhiên vấn đề này chỉ là tương

đối và khó kiểm sốt. Tình hình tài chính tại cơng ty có lành mạnh hay khơng

phụ thuộc nhiều nhân tố. Trong đó phải kể đến một số nhân tố quan trọng như: - Về tài sản cố định: Việc phân loại tài sản cố định cần dùng, khơng cần

dùng là hồn tồn do doanh nghiệp tự định đoạt. Thường Giám đốc DNNN cũng không dám đề nghị loại ra những tài sản cố định mới đầu tư, chưa khấu hao được bao nhiêu nhưng đưa vào sử dụng thì khơng hiệu quả.

- Về các khoản nợ khó địi, hàng hố vật tư kém mất phẩm chất, chậm

luân chuyển: Hiện nay, nhà nước đã cho phép công ty xử lý các tồn đọng trên

trước khi cổ phần hóa để đảm bảo đưa ra giá trị doanh nghiệp chính xác cho cổ đơng tham gia đầu tư và nhằm lành mạnh tài chính cho cơng ty cổ phần mới ra đời. Tuy nhiên việc xác định các thiệt hại trên là do nguyên nhân chủ quan, hay

khách quan để yêu cầu bồi hoàn là rất khó. Dẫn đến tình trạng Giám đốc các

mất vốn nhà nước. Thậm chí sẽ khơng cịn được tiếp tục làm việc sau khi doanh nghiệp đã chuyển sang công ty cổ phần.

+ Thường các DNNN sau khi cổ phần hóa thì cũng do Giám đốc cũ vừa là Chủ tịch HĐQT vừa là Giám đốc nên cũng chẳng ai phát hiện và sẽ khắc phục

sau cổ phần hóa.

Việc quy định thế nào là nguyên nhân chủ quan, khách quan để yêu cầu

bồi thường thì rất khó đo lường và dễ xảy ra tranh cải. Thực tế, trong kinh doanh là phải có rủi ro mà rủi ro thì khó phân biệt được là do chủ quan hay khách quan.

Để khắc phục tình trạng này, đề nghị có cơ chế xem xét bù trừ giữa hiệu quả làm

ra và những tổn thất phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh doanh khi

định giá doanh nghiệp. Đó là phương án cơng bằng nhất cho nhà nước và doanh

nghiệp nhằm giúp công ty mạnh dạn xử lý các tồn đọng nhằm lành mạnh tài

chính trước khi cổ phần hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)