Cơ cấu huy động vốn tại thời điểm thành lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 61 - 64)

ĐVT: Tỷ lệ % Chủ sở hữu Số DN Thấp nhất Trung bình Cao nhất

1.Nhà nước 21 0 37,03 62,86

2.Người lao động 24 7,5 28,94 57,86

3.Nhà đầu tư bên ngoài 23 0 34,03 78,87

Tổng cộng 100%

Nguồn: Sở Kế hoạch &Đầu tư - xem phụ lục 02

2.2.5 Một số hạn chế:

* Hạn chế khi xử lý tài chính:

Hai tình huống trái ngược hồn tồn có thể xảy ra trong giai đoạn này là: - Đối với những TSCĐ, hàng tồn kho hoặc cơng nợ khó địi thực sự có thể

chỉ thêm phiền hà mà bỏ mất cơ hội hợp pháp để loại trừ và dường như không cần quan tâm đến thiệt hại của nhà nước, lãng phí cho xã hội.

- Đối với những TSCĐ, hàng tồn kho hoặc cơng nợ khó đòi đáng lẻ phải được loại ra để đảm bảo DN có tình hình tài chính lành mạnh thì DN lại khơng dám loại ra. Cụ thể có những DN mới đầu tư mua sắm hoặc xây dựng TSCĐ với giá trị tương đối cao, đưa vào sử dụng thì khơng đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc không hiệu quả nhưng DN cũng chẳng dám loại ra. Hoặc có những khoản cơng nợ có nguy cơ cao, đủ tiêu chuẩn để loại trừ nhưng DN dấu đi những chứng cứ có liên quan với hy vọng sẽ thu được hoặc khắc phục dần sau CPH vì một lý do thật dễ hiểu là sợ bị phê bình do làm thất thốt vốn nhà nước và có khi khơng cịn cơ hội tiếp tục làm việc tại cơng ty cổ phần.

* Hạn chế trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp:

Phương pháp xác định giá trị DN tuy đơn giản và tính được giá trị của từng loại tài sản sát với thực tế nhưng lại khơng chính xác khi dùng để xác định giá trị của một doanh nghiệp. Bởi vì, giá trị doanh nghiệp không phải là phép cộng đơn giản giá trị thực tế của từng tài sản, mà phải đánh giá chúng qua giá trị hữu ích của tài sản, tính chất đồng bộ của các loại tài sản với nhau.

Mặt khác, việc điều chỉnh giá trị của từng loại tài sản thực chất vẫn chỉ do chủ quan của một bên là người chủ sở hữu của tài sản tiến hành, nên không đúng với nguyên tắc định giá đã được đặt ra là phải có sự thoả thuận giữa người mua và người bán. Vì vậy, nếu giá được xác định q cao thì doanh nghiệp khó bán cổ phiếu, ngược lại nếu xác định giá thấp thì Nhà nước sẽ bị thiệt.

Với quy định có những trường hợp DN phải thuê cơ quan có chức năng xác định giá trị DN là đã tích cực hơn nhiều so với quy định trước đây là giá trị

nhiên, nguy cơ xác định khơng chính xác vẫn có thể xảy ra vì Cơ quan định giá tiến hành xác định giá trị DN để thu tiền, người trực tiếp chi tiền là DN. DN lại là người hưởng lợi từ kết quả xác định giá trị DN nên việc định giá vừa phải để vừa lịng khách hàng là khó tránh khỏi.

* Hạn chế khi phát hành cổ phần lần đầu để huy động vốn:

Khi lập phương án CPH, DN chủ động xác định quy mô vốn điều lệ.Cơ cấu vốn điều lệ được xác định theo trình tự: tỷ lệ vốn nhà nước nắm giữ, tỷ lệ ưu đãi cho người lao động, tỷ lệ ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược, còn lại mới là tỷ lệ bán ra cho nhà đầu tư thông thường. Giá bán cho nhà đầu tư chiến lược và giá bán ưu đãi cho người lao động dựa vào giá bình quân đấu giá của nhà đầu tư thông thường. Tuy nhiên tỷ lệ bán cho nhà đầu tư thông thường chiếm rất ít (khoảng dưới 30%) nên giá đấu khó chính xác. Mặt khác các DN thường chọn những tờ báo có ít đọc giả quan tâm để đăng nên có ít nhà đầu tư thơng thường tham gia đấu giá.

2.3 Phân tích đánh giá thực trạng tài chính DNNN sau CPH trên địa bàn:

Thực trạng tài chính của DNNN sau CPH được thể hiện qua rất nhiều chỉ tiêu. Trong phạm vi của Luận văn, học viên chỉ tập trung phân tích đánh giá những chỉ tiêu tài chính có liên quan đến mục tiêu cổ phần hố DNNN. Trong đó tập trung phân tích mục tiêu huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh; sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước; bảo đảm hài hịa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người lao động và việc phân phối lợi nhuận hàng năm của công ty cổ phần.

2.3.1 Về huy động vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh :

Trong quá trình hoạt động, việc huy động thêm vốn xã hội để tăng quy mô về vốn của các công ty cổ phần còn nhiều hạn chế.

vốn để tăng vốn điều lệ. Tổng mức huy động vốn là 50.374 triệu đồng, làm cho tổng vốn điều lệ tại các công ty cổ phần tăng 27,69% so với thời điểm thành lập. Chưa có doanh nghiệp cổ phần hóa tham gia huy động vốn trên sàn giao dịch chứng khốn. Chưa có doanh nghiệp nào giảm quy mơ vốn. Có 18 doanh nghiệp giữ ngun quy mô vốn.

- Vốn nhà nước tại các công ty cổ phần giảm do nhà nước bán tiếp phần vốn nhà nước để tạo điều kiện cho người lao động, các nhà đầu tư bên ngoài tham gia mua thêm cổ phần. Tổng số vốn nhà nước bán tiếp trong 2-3 năm sau cổ phần hoá là 18.283 triệu đồng, làm cho vốn nhà nước tại các doanh nghiệp giảm 27,13% so với thời điểm thành lập.

- Trong tổng 6 doanh nghiệp có huy động thêm vốn sau cổ phần hố có đến 4 doanh nghiệp khơng cịn vốn nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)