Xác định giá trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 53)

Xuất phát từ cơ chế bảo toàn và phát triển vốn, nên quan điểm về định giá doanh nghiệp là phải làm thế nào để giá trị doanh nghiệp sau khi xác định tối thiểu cũng phải bằng phần giá trị mà doanh nghiệp nhà nước có trách nhiệm bảo tồn và phát triển, tránh tình trạng mất vốn Nhà nước.Vì vậy, dù đã nhiều lần thay đổi trong việc xác định giá trị doanh nghiệp thể hiện qua Nghị định

Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002, Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004,Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 nhưng việc định giá một DNNN chủ yếu là chú trọng vào giá trị sổ sách kế tốn.

Có thể nói định giá doanh nghiệp là một khâu then chốt của quá trình CPH DNNN. Giá trị doanh nghiệp chính xác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DNNN huy động vốn khi phát hành cổ phần lần đầu. Đây là nhân tố quan trọng quyết định chủ doanh nghiệp sẽ là ai và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hoá như thế nào.

Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp tại 24 DNNN đã CPH trên địa bàn cho thấy mặc dù có những yếu tố khách quan lẫn chủ quan trong quá trình định giá doanh nghiệp, nhìn chung giá trị doanh nghiệp sau khi định giá tăng 5,2% so với giá trị theo sổ sách kế toán nhưng giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp giảm 1,26%. Điều này cho thấy nếu tiếp tục duy trì mơ hình DNNN thì tiền vốn nhà nước tại doanh nghiệp cịn bị thất thốt.

Bảng 2.1: Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp :

ĐVT: Triệu đồng Kết quả xác định

Giá trị doanh nghiệp

Sổ sách kế toán

Định giá Tăng giảm

Tỷ lệ tăng giảm 1. Giá trị doanh nghiệp 696.091 731.638 + 35.547 + 5,2% 2. Giá trị phần vốn NN 188.308 185.918 - 2.390 - 1,26 %

Nguồn : Sở Kế hoạch &Đầu tư- xem phụ lục 01

yếu cần phải thực hiện trong q trình cổ phần hóa DNNN. Song chưa đủ, để quá trình cổ phần hóa thành cơng khi xây dựng phương án cổ phần hóa cần chú ý đến tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, phương án sắp xếp lao động, dự kiến vốn điều lệ và thời hạn hoạt động của Cơng ty cổ phần. Bởi vì đây là những nhân tố tác động trực tiếp đến tình hình tài chính và hoạt động của cơng ty cổ phần.

* Chọn nhà đầu tư chiến lược:

Theo quy định, Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngồi có năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; chuyển giao công nghệ mới, cung ứng nguyên vật liệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm; gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp.

Thời gian qua, các DNNN cổ phần hóa thường chọn những nhà đầu tư chiến lược là những nhà đầu tư có quan hệ tốt với công ty. Với quy định hiện nay, Ban đổi mới và cổ phần hóa DNNN của tỉnh cũng khơng có cơ sở so sánh khi chọn nhà đầu tư chiến lược. Thường là thống nhất theo đề nghị của doanh nghiệp.Tại Xí nghiệp May Mỹ tho là một điển hình, có nhiều hồ sơ gửi đến đề nghị được chọn là nhà đầu tư chiến lược nhưng doanh nghiệp đề nghị chọn nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư doanh nghiệp cho rằng có kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp và sẵn sàng gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp. Tuy nhiên sau khi cổ phần hóa nhà đầu tư này chỉ bỏ vốn để đầu tư mua cổ phiếu như bao cổ đông khác( nhưng tại thời điểm đó lại được ưu đãi về giá). Ngược lại, Nhà đầu tư chiến lược không được chọn lại là khách hàng chiến lược của công ty.

* Sắp xếp lao động:

Vấn đề lao động tiền lương là vấn đề tài chính quan trọng trong cơng ty cổ phần, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay. Cơ cấu lao động và chính sách tiền lương hợp lý là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể thu hút lao

lý nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Chính sách lao động dơi dư khi CPH DNNN là chính sách ưu đãi của nhà nước dành cho doanh nghiệp CPH. Đây là chính sách có lợi cho cả người lao động và doanh nghiệp. Người lao động khi nghỉ việc được hưởng một khoản trợ cấp ưu đãi hơn nhiều so với khi nghỉ việc theo Bộ luật Lao động. Doanh nghiệp không phải chi khoản trợ cấp này, nhưng thời gian qua các DNNN CPH chưa sắp xếp lao động triệt để . Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.

* Xác định vốn điều lệ, tỷ trọng vốn nhà nước tham gia và thời hạn hoạt

động Công ty cổ phần:

Thực tế quá trình CPH DNNN trên địa bàn cho thấy các doanh nghiệp xác định vốn điều lệ không căn cứ vào nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của Công ty. Khi CPH, áp lực lớn nhất đối với doanh nghiệp là cổ tức. Do đó các doanh nghiệp thường xác định vốn điều lệ bằng cách tính bài toán ngược từ khả năng tạo ra lợi nhuận hàng năm của công ty, mức cổ tức phải chi trả ( thường doanh nghiệp xác định tương đương mức lãi tiền gửi ngân hàng) và từ đó quy ra vốn điều lệ. DN chưa xác định quy mô vốn điều lệ dựa trên nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của cơng ty. Ngồi việc xác định vốn điều lệ hợp lý thì việc xác định tỷ trọng vốn nhà nước trong công ty cổ phần cũng có giá trị rất lớn trong việc quyết định hiệu quả hoạt động của Cơng ty cổ phần. Bởi vì, theo các quy định hiện hành nhà nước chỉ quy định loại hình doanh nghiệp mà Nhà nước cần chi phối thì nhà nước giữ từ 51% trở lên, loại hình doanh nghiệp Nhà nước khơng cần chi phối thì nhà nước chiếm giữ dưới 51%. Đây là một biên độ quá rộng để doanh nghiệp có thể cơ cấu vốn điều lệ theo ý đồ của doanh nghiệp. Quá trình cổ

nghiệp, số lượng cổ phần còn lại bán ra ngồi là rất ít.

Cuối cùng, thời hạn hoạt động của một doanh nghiệp cũng là nhân tố có tác động rất lớn đến việc đề ra kế hoạch đầu tư phát triển dài hạn và kế hoạch tài chính của công ty cổ phần nhưng thời gian qua vấn đề này chưa được quan tâm.

2.2.4 Tổ chức bán cổ phần lần đầu ra cơng chúng: * Các hình thức huy động vốn: * Các hình thức huy động vốn:

Sau khi xác định được giá trị doanh nghiệp và giá trị phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, doanh nghiệp phải xây dựng được phương án huy động vốn để phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng.

Thực tế, q trình cổ phần hố DNNN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang chọn 3 hình thức huy động vốn:

Hình thức thứ 1: Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp:

Đây là hình thức phổ biến được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp do xuất phát từ thực trạng các DNNN trên địa bàn hoạt động hiệu quả thấp, chưa tương xứng với nguồn vốn nhà nước đã đầu tư tại doanh nghiệp. Thay đổi phương thức quản lý trong doanh nghiệp là yêu cầu bức thiết đối với các doanh nghiệp khi thực hiện cổ phần hố. Do đó Tỉnh chọn hình thức bán một phần giá trị vốn nhà nước tại doanh nghiệp là hình thức chủ yếu khi tiến hành cổ phần hoá DNNN. Đến nay tỉnh đã thực hiện cổ phần hố theo hình thức này tại 20 doanh nghiệp trên tổng số 24 DNNN đã cổ phần hoá.

Trong số những doanh nghiệp đã CPH, có những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư là thành viên Hội đồng quản trị và người lao động cũng là cổ đơng có nguyện vọng gắn bó lâu dài với cơng ty thì Nhà nước tiếp tục bán phần vốn nhà nước còn lại tại doanh nghiệp. Đến nay đã có 6 doanh nghiệp tiếp tục bán hết phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau 2-3 năm chuyển đổi.

phát hành cổ phiếu thu hút thêm vốn:

Tỉnh áp dụng hình thức này tại một DN là công ty cổ phần Dầu thực vật Tiền Giang. Tại thời điểm cổ phần hố, cơng ty có khoản nợ khó địi phải xử lý là 5.184 triệu đồng đã làm giá trị phần vốn nhà nước tại DN sau khi định giá chỉ còn 2.649 triệu đồng. Do đó cơng ty phải phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn. Theo phương án CPH vốn điều lệ Công ty là 5 tỷ đồng nên công ty phát hành thêm 2.351 triệu đồng để thu hút thêm vốn.

Hình thức thứ 3: Bán tồn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu thu hút thêm vốn:

Đây là hình thức áp dụng tại các doanh nghiệp có bế tắc về nhân sự, vốn, hoặc ngành nghề chứ khơng phải do nhà nước có nhu cầu thu hồi vốn về để đầu tư vào lĩnh vực khác thiết yếu hơn. Đến nay tỉnh đã thực hiện cổ phần hố theo hình thức này tại 3 doanh nghiệp trên tổng số 24 DNNN đã cổ phần hố là cơng ty Cơ khí 1-5 Tiền Giang, Cơng ty Thương mại SATRA Tiền Giang và Công ty Xây dựng Giao thông Tiền Giang.

- Tại Công ty Cơ khí 1-5 Tiền Giang do Giám đốc doanh nghiệp là nữ không phù hợp với ngành công nghiệp cơ khí nên Ban Giám đốc cơng ty sau khi lấy ý kiến người lao động đã mạnh dạn đề nghị với Tỉnh là bán toàn bộ phần vốn nhà nước để thu hút nhà đầu tư vừa có tiềm lực về tài chính vừa am hiểu ngành nghề hoạt động của công ty. Tổng giá trị phát hành thêm là 7.200 triệu đồng

Kết quả là sau khi đại hội đồng cổ đông thành lập công ty cổ phần, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc đều là những cổ đông mới chiếm tỷ lệ vốn chi phối và có điều kiện trực tiếp tham gia hoạt động tại công ty. Ban Giám đốc cũ mua cổ phần ít đều phải rút lui khỏi cơng ty cổ phần và tồn bộ nhân sự tại các phịng

công ty vướng vào vụ án kinh tế mất trên 2/3 phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nên Cơng ty chọn hình thức Bán tồn bộ phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp định giá đất đưa vào cổ phần hoá để thu hút nhà đầu tư.

- Tại Công ty Xây dựng Giao thông Tiền Giang do có quy mơ vốn nhỏ, trong khi đó ngành nghề của cơng ty cần phải có vốn mạnh nên nhiều năm liền hoạt động không hiệu quả. Công ty chỉ nhận được những hợp đồng thực hiện những công đoạn nhỏ trong một Dự án. Do đó khi xây dựng phương án cổ phần hố, cơng ty tập trung thu hút nhà đầu tư hoạt động cùng ngành nghề công ty.

Kết quả là sau đại hội đồng cổ đông thành lập Công ty cổ phần Thương mại SATRA và Công ty cổ phần Xây dựng Giao thông Tiền Giang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị là cổ đông lớn kinh doanh cùng ngành nghề của cơng ty và khơng có điều kiện trực tiếp tham gia tại cơng ty. Tồn bộ Ban Giám đốc, cán bộ quản lý và công nhân đều được giữ lại và tiếp tục làm việc.

Nhận xét: Việc bán hết phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi sẽ dẫn đến tình trạng khó lường về diễn biến nhân sự tại công ty cổ phần sau khi Đại hội đồng cổ đơng thành lập. Mục tiêu phát huy vai trị làm chủ thật sự của người lao động có nguy cơ không thực hiện được ngay sau khi đại hội đồng cổ đông thành lập cơng ty cổ phần.

Bảng 2.2: Các hình thức huy động vốn đã thực hiện: ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng Vốn ĐL ban đầu Hình thức huy động vốn Số DN Vốn NN theo SSKT Vốn NN định giá lại Tổng Vốn NN 1. Bán một phần vốn NN 21 170.868 165.818 155.921 67.369

Tổng cộng 24 188.308 185.918 181.921 67.369

Nguồn: Sở kế hoạch &Đầu tư - xem phụ lục 02.

* Cơ cấu huy động vốn:

Thời gian qua, các doanh nghiệp cổ phần hóa song song với việc Nhà nước bán bớt một phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp là việc thu hút nguồn vốn của người lao động tại doanh nghiệp và của các thành phần kinh tế khác vào hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm tạo ra một loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu hoạt động năng động hơn trước. Đặc biệt là việc thu hút được các nhà đầu tư chiến lược có nhiều tiềm năng về vốn, thị trường, kinh nghiệm quản lý đã góp phần vào việc phát triển cơng ty cổ phần.

Tại thời điểm thành lập, các công ty cổ phần đã đạt được mục tiêu huy động vốn. Thể hiện là các DNNN cổ phần hố có cơ cấu huy động vốn tương đối đồng đều giữa ba nhóm cổ đơng là nhà nước, người lao động và nhà đầu tư bên ngồi. Bình qn tại 24 doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hố thì cổ phần nhà nước chiếm 37,03%, cổ phần người lao động chiếm 29%, và cổ phần nhà đầu tư bên ngồi chiếm 33,97%. Có 3 doanh nghiệp khơng có cổ phần nhà nước, 1 doanh nghiệp khơng có cổ phần nhà đầu tư bên ngồi.

Kết quả điều tra cho thấy:

- Nhà nước vẫn còn nắm giữ một tỷ lệ khá lớn cổ phiếu ở các cơng ty cổ phần. Cụ thể trung bình nhà nước nắm giữ đến 37,03% số cổ phần của công ty cổ phần. Đặc biệt có DNNN nắm giữ đến 62,86 % số cổ phần ( do bán không được ). Các công ty cổ phần mà nhà nước nắm giữ trên 50% số cổ phần chiếm gần 30% trên tổng số doanh nghiệp và thường là những công ty kinh doanh

không bán được cổ phần.

- Người lao động trong doanh nghiệp cũng nắm giữ một số lượng khá lớn cổ phần của các DNNN được cổ phần hoá. Đặc biệt có doanh nghiệp tại thời điểm cổ phần hoá người lao động nắm giữ đến 57,86 % số cổ phần, có doanh nghiệp sau 2-3 năm chuyển đổi người lao động và gia đình của họ nắm giữ 100% số cổ phần. Những doanh nghiệp mà người lao động nắm giữ một tỷ lệ lớn cổ phần thường là những doanh nghiệp có hiệu quả.

- Trong các DNNN đã được cổ phần hoá, các nhà đầu tư bên ngoài chủ yếu là các khách hàng có quan hệ giao dịch với cơng ty.Trung bình nhà đầu tư bên ngồi chiếm 33,97% số cổ phần của công ty cổ phần.

Bảng 2.3: Cơ cấu huy động vốn tại thời điểm thành lập:

ĐVT: Tỷ lệ % Chủ sở hữu Số DN Thấp nhất Trung bình Cao nhất

1.Nhà nước 21 0 37,03 62,86

2.Người lao động 24 7,5 28,94 57,86

3.Nhà đầu tư bên ngoài 23 0 34,03 78,87

Tổng cộng 100%

Nguồn: Sở Kế hoạch &Đầu tư - xem phụ lục 02

2.2.5 Một số hạn chế:

* Hạn chế khi xử lý tài chính:

Hai tình huống trái ngược hồn tồn có thể xảy ra trong giai đoạn này là: - Đối với những TSCĐ, hàng tồn kho hoặc cơng nợ khó địi thực sự có thể

chỉ thêm phiền hà mà bỏ mất cơ hội hợp pháp để loại trừ và dường như không cần quan tâm đến thiệt hại của nhà nước, lãng phí cho xã hội.

- Đối với những TSCĐ, hàng tồn kho hoặc cơng nợ khó địi đáng lẻ phải được loại ra để đảm bảo DN có tình hình tài chính lành mạnh thì DN lại khơng dám loại ra. Cụ thể có những DN mới đầu tư mua sắm hoặc xây dựng TSCĐ với giá trị tương đối cao, đưa vào sử dụng thì khơng đáp ứng được yêu cầu công việc hoặc không hiệu quả nhưng DN cũng chẳng dám loại ra. Hoặc có những khoản cơng nợ có nguy cơ cao, đủ tiêu chuẩn để loại trừ nhưng DN dấu đi những chứng cứ có liên quan với hy vọng sẽ thu được hoặc khắc phục dần sau CPH vì một lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa tên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)