Do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu từ nhiều phía khác nhau nên hiện nay cũng có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả.
Thứ nhất: hiệu quả theo quan điểm trình bày trong giáo trình Kinh tế
học của các luận án P. Samueleson và W. Nordhuas thì:
Hiệu quả là một mối quan tâm trung tâm của kinh tế học. Hiệu quả nghĩa là khơng có sự lãng phí, nền kinh tế hoạt động có hiệu quả khi nó khơng thể sản xuất một mặt hàng với số lượng nhiều hơn mà không sản xuất một mặt hàng khác với số lượng ít hơn, khi nó nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất.
Giới hạn khả năng sản xuất được đặc trưng bằng chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng, là mức Tổng sản phẩm quốc dân cao nhất có thể đạt được trong một tình hình cơng nghệ và dân số nhất định, đơi khi còn gọi là “Sản lượng
trong tình hình có nhiều cơng ăn việc làm”. Ngày nay khái niệm này thường gọi
mức sản lượng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Tỷ lệ giữa Tổng sản phẩm quốc dân thực tế và Tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng là chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu tuyệt đối chênh lệch giữa sản lượng tiềm năng và sản lượng thực tế là phần sản lượng tiềm năng mà xã hội khơng sử dụng được, bị lãng phí.
Tuy nhiên, sản lượng tiềm năng chỉ phụ thuộc vào lao động tiềm năng là không đầy đủ, cịn vốn cố định và tài ngun thì sao, đặc biệt là nước có trình độ phát triển kém như nước ta. Mức độ khai thác những yếu tố này sẽ có ảnh hưởng tới sản lượng tiềm năng. Thêm nữa trong thực tế tính tốn thống kê ở nước ta thì tỷ lệ thất nghiệp là chưa thể tính chính xác được và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên bao nhiêu là hợp lý. Do đó phương pháp này áp dụng ở nước ta hiện nay là chưa hợp lý.
Thứ hai: coi hiệu quả là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế
cơ bản của chủ nghĩa xã hội, cho rằng Quỹ tiêu dùng với tư cách là chỉ tiêu đại diện cho mức sống nhân dân, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của nền sản xuất xã hội. Quan điểm này có ưu điểm là đã bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song, khó khăn ở đây là phương tiện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó. Đời sống nhân dân nói chung và mức sống nói riêng, rất đa dạng, phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, phản ánh trong các chỉ tiêu thống kê mức độ thỏa mãn nhu cầu hay mức độ nâng cao mức sống là điều kiện khó khăn. Quỹ tiêu dùng là một bộ phận của thu nhập quốc gia, bộ phận còn lại là Quỹ tích lũy. Như vậy, nếu chỉ chọn Quỹ tiêu dùng để phản ánh hiệu quả là chưa đầy đủ.
Thứ ba: hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội là mức độ hữu ích của sản
phẩm được sản xuất ra, tức là giá trị sử dụng của nó chứ khơng phải giá trị. Theo quan điểm này, mức độ thỏa mãn nhu cầu xã hội phụ thuộc vào các tác dụng vật chất cụ thể chứ khơng phải giá trị trừu tượng nào đó. Nhược điểm của cách tiếp cận này là khơng thể xác định được tính hữu ích ở dạng tổng thể gộp lớn. Loanh quanh thế nào rồi quan điểm này cũng đi đến thước đo giá trị, khơng ở dạng trực tiếp thì cũng ở dạng trung gian.
Thứ tư: hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ tiết
kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng khối lượng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân. Ưu điểm của quan điểm này đã gắn kết quả với chi phí, coi hiệu quả là sự phản ánh trình độ chi phí. Nhược điểm của quan điểm này là chưa rõ ràng và thiếu tính khả thi ở phương diện xác định và tính tốn. Ví dụ như chỉ tiêu so sánh biểu hiện mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích, vì muốn biết mức độ tiết kiệm thì phải có hai phương án để so sánh hoặc phải có định mức, tiêu chuẩn để so sánh. Điều đó chỉ có trong lĩnh vực kế hoạch chọn các phương án sản xuất hoặc dự án đầu tư.
Do đó, việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả kinh tế phải xuất phát từ những luận điểm của triết học Mác và những luận điểm của lý thuyết hệ thống. Theo quan điểm Triết học của Mác thì: “Hiệu quả là một phạm trù
phản ánh yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian”. Quy luật này hoạt động
trong nhiều phương thức sản xuất, vì vậy phạm trù này cũng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất, ở đâu và lúc nào con người cũng muốn hoạt động một cách có hiệu quả nhất. Theo lý thuyết hệ thống, trong kinh tế hiệu quả là mục tiêu, còn trong kế hoạch (quản lý kinh tế nói chung) hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất.
Từ các quan điểm về hiệu quả trên, khái niệm hiệu quả có thể được hiểu như sau: “Hiệu quả là các đặc trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng tỷ lệ
so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ thống”. Riêng đối với nền sản xuất xã
hội thì hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của xã hội trong sản xuất thông qua các chỉ tiêu đặc trưng kỹ thuật được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được về kinh tế với các chỉ
tiêu phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn sản xuất được huy động vào sản xuất. Hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội khác với hiệu quả kinh tế xã hội ở phạm vi bao quát, hiệu quả KT - XH có nội dung rộng hơn xét khơng chỉ về kết quả kinh tế mà cả về kết quả xã hội đạt được. Vì vậy, hiệu quả KT - XH bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả kinh tế chỉ là một bộ phận của hiệu quả KT - XH.