toàn diện, tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt:
Theo nguyên tắc “không để trứng trong cùng một rọ”, sự đa dạng hóa sẽ cho phép Quỹ ĐTPT Tiền Giang phân tán rủi ro. Vấn đề quan trọng là cần phải xây dựng cho được một cơ cấu đầu tư hợp lý, bao gồm cả ĐTTT và ĐTGT. Trong đầu tư, ngoại trừ các cơng trình, dự án thuộc mục tiêu chỉ định;
các trường hợp đầu tư khác, cần thực hiện phân bổ hợp lý “danh mục đầu tư” vào từng ngành, từng lĩnh vực; từng doanh nghiệp, hoặc trong các doanh nghiệp trong cùng tập đồn, hoặc giữa các doanh nghiệp có quan hệ sở hữu lẫn nhau.
Hệ thống cơ chế chính sách cần được xây dựng toàn diện, đảm bảo bao quát hết các hoạt động của Quỹ ĐTPT Tiền Giang trên địa bàn; có giới hạn tỷ lệ an toàn và hạn chế rủi ro (rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ
giá,...); tăng tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro khi hoạt động cho vay khơng có
khả năng thu hồi. Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan chủ quản (UBND tỉnh) và các cơ quan có liên quan trong việc giám sát hoạt động của Quỹ; đặc biệt là trách nhiệm của Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và NHNN chi nhánh Tiền Giang. Tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát, trong đó lưu ý đến việc giám sát từ xa nhằm hạn chế sự can thiệp quá sâu của các cơ quan quản lý Nhà nước vào hoạt động của Quỹ nhưng vẫn đảm bảo cảnh báo và ngăn ngừa kịp thời các rủi ro có thể xảy ra. Đặt việc duy trì an tồn trong hoạt động của Quỹ trong chính sách chung của cả nước về duy trì an tồn an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia.