Qua gần 9 năm triển khai thành lập thí điểm Quỹ ĐTPT Tiền Giang, có thể đánh giá một số kết quả lớn đã đạt được như sau:
Một là, việc thành lập Quỹ ĐTPT Tiền Giang đã tạo công cụ cho UBND tỉnh tập trung những nguồn vốn nhỏ, lẻ tích luỹ được trong q trình chấp hành NSNN để hình thành nguồn vốn lớn hơn phục vụ cho ĐTPT. Từng bước chuyển hóa các hoạt động cấp phát sang hoạt động cho vay có thu hồi vốn để tái đầu tư nhằm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp.
Theo quy định của Luật NSNN hiện hành, NSĐP được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được ổn định từ 3 - 5 năm. Trong thời kỳ ổn định
ngân sách, các địa phương được sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà NSĐP được hưởng để phát triển KT – XH trên địa bàn. Thực tế triển khai thực hiện cơ chế phân cấp trên, một số địa phương, đặc biệt là các địa phương có nguồn thu lớn đã phát sinh các khoản thu vượt so với dự toán. Mặt khác, việc mở rộng triển khai thực hiện chủ trương về khốn chi hành chính; khốn thu, khốn chi đối với các đơn vị sự nghiệp có thu thời gian qua cũng đã tạo điều kiện cho các địa phương tiết kiệm được các khoản thu nhất định. Về mặt chính sách, các khoản chi này có thể được sử dụng để tăng chi ngân sách trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, một cơ chế hoàn toàn cấp phát như vậy sẽ làm tăng tính bao cấp, giảm hiệu quả sử dụng vốn và có thể dẫn đến các hiện tượng tiêu cực khác phát sinh trong quá trình sử dụng NSNN. Sự ra đời của Quỹ ĐTPT Tiền Giang đã cho phép UBND tỉnh chuyển đổi một phần các hoạt động cấp phát từ ngân sách sang các hoạt động cho vay có thu hồi để tiếp tục tái đầu tư.
Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH là điều kiện tiên quyết để mở rộng sản xuất, tăng lưu thơng hàng hóa, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các cơng trình kết cấu hạ tầng KT – XH có thể chia thành nhiều loại khác nhau: có loại NSNN phải đầu tư tồn bộ; có loại Nhà nước có thể đầu tư hỗ trợ một phần thơng qua các cơ chế ưu đãi về thuế, đất đai, hỗ trợ một phần vốn đầu tư, ... phần cịn lại có thể huy động vốn đầu tư từ các thành phần khác; có loại Nhà nước có thể hồn tồn để các tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư (các cơng trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp). Việc thành lập và hoạt động của Quỹ ĐTPT Tiền Giang đã góp phần tích cực trong việc chuyển hóa một số hoạt động cấp phát sang hoạt động hỗ trợ có thu hồi vốn trên nguyên tắc bảo toàn và tự bù đắp chi phí. Kết quả hoạt động của Quỹ ĐTPT Tiền Giang thời gian qua cho thấy, nguồn vốn điều lệ ban đầu được bảo toàn; thu nhập và chênh lệch thu, chi tăng dần qua các năm. Đây chính là một tín hiệu
tích cực, chứng minh tính đúng đắn của việc hình thành Quỹ ĐTPT Tiền Giang.
Hai là, hoạt động của Quỹ ĐTPT Tiền Giang đã tạo điều kiện để đa dạng hóa các hình thức và cơng cụ huy động vốn; đóng góp tích cực vào việc huy động tối đa các nguồn vốn trên địa bàn cho ĐTPT; từng bước thực hiện mục tiêu xã hội hóa các hoạt động đầu tư.
Các hoạt động hợp vốn cho vay (cho vay đồng tài trợ); chuyển nhượng vốn đầu tư của Quỹ ĐTPT Tiền Giang thời gian qua đã có thu hút được một lượng vốn đáng kể từ các tổ chức tín dụng; các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế cho ĐTPT. Vốn điều lệ ban đầu của Quỹ ĐTPT Tiền Giang do NSĐP bảo đảm đã có tác dụng như nguồn vốn mồi để huy động vốn từ các thành phần kinh tế khác. Quỹ thực sự là đầu mối khởi xướng và dẫn dắt các hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh; tạo động lực mới để thu hút các nguồn lực tài chính trên địa bàn cùng tham gia đầu tư.
Việc kết hợp nhiều nguồn vốn khác nhau đã đảm bảo khả năng tài chính thúc đẩy tiến bộ thực hiện các cơng trình, dự án. Hoạt động của Quỹ ĐTPT Tiền Giang đã bổ trợ cho các kênh đầu tư hiện có và tạo nên một mạng lưới đầu tư hoàn chỉnh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, bao gồm:
- NSNN tỉnh cấp phát cho các mục tiêu đầu tư khơng có khả năng thu hồi vốn thuộc chức năng chi của Nhà nước trên địa bàn;
- Quỹ Hỗ trợ phát triển chi nhánh Tiền Giang (nay là NHPT Việt Nam
chi nhánh Tiền Giang) thực hiện chức năng tín dụng Nhà nước, cho vay với
lãi suất ưu đãi đối với một số đối tượng và một số chương trình kinh tế lớn của Chính phủ theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước và quy định của Chính phủ trên địa bàn;
- Các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cung ứng vốn cho các thành phần kinh tế vay để phát triển sản xuất kinh doanh theo lãi suất thương mại trên thị trường;
- Nguồn vốn ĐTTT nước ngoài (FDI) và nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho tỉnh Tiền Giang;
- Các doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư bằng nguồn vốn tự có;
- Quỹ ĐTPT Tiền Giang thực hiện đầu tư cho những đối tượng cần khuyến khích theo mục tiêu phát triển KT – XH trong từng thời kỳ của tỉnh và nằm ngoài đối tượng cho vay vốn của NHPT Việt Nam chi nhánh Tiền Giang; Trong hệ thống các kênh tài trợ vốn trên, Quỹ ĐTPT Tiền Giang ở vị trí tiếp cận với thị trường; đóng vai trị hướng dẫn các hoạt động đầu tư trên địa bàn, tập trung đầu tư theo chiến lược phát triển KT – XH của tỉnh, đồng thời tạo ra một cơ chế linh hoạt, mềm dẻo trong việc huy động và kích thích các chủ thể kinh tế khác nhau trên địa bàn cùng tham gia đầu tư.
Ba là, hệ thống kết cấu hạ tầng KT – XH mà Quỹ ĐTPT Tiền Giang
tham gia đầu tư là các dự án, công trình có đóng góp nhất định đến tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp dân cư.
Các cơng trình do Quỹ ĐTPT Tiền Giang đầu tư vốn là các cơng trình có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển KT – XH của tỉnh, trong đó đáng lưu ý là các cơng trình hạ tầng giao thơng, nước sinh hoạt, khu đô thị phục vụ cho nhân dân có thu nhập thấp, tái định cư; cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp... Việc đầu tư, xây dựng và sớm đưa các cơng trình này vào khai thác sử dụng đã tạo ra năng lực sản xuất mới, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nhà.
Bốn là, hoạt động của Quỹ ĐTPT Tiền Giang đã từng bước tiếp cận
dần với cơ chế thị trường; một mặt vừa đáp ứng được yêu cầu đầu tư của các cơng trình kết cấu hạ tầng KT – XH có mức sinh lời thấp, địi hỏi cần có sự trợ giúp nhất định từ Nhà nước; một mặt vừa đảm bảo triển khai một số dự án theo các nguyên tắc của thị trường để tạo thu nhập bù đắp cho các dự án có mức sinh lời thấp.
Hoạt động thực hiện đại diện quyền sở hữu vốn nhà nước của Quỹ ĐTPT Tiền Giang trong các doanh nghiệp là thực hiện chức năng quản lý và đầu tư vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp của tỉnh. Quỹ ĐTPT Tiền Giang sẽ tạo điều kiện tách bạch giữa chức năng quản lý Nhà nước với chức năng quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện quản lý và đầu tư vốn một cách chuyên nghiệp, đồng thời có các cơ chế điều tiết tỷ lệ tham gia của Nhà nước trong từng doanh nghiệp căn cứ trên mức độ quan trọng và hiệu quả của các doanh nghiệp đó. Thêm vào đó, hoạt động tham gia Hội đồng quản trị của các công ty CP đã tạo điều kiện cho Quỹ ĐTPT Tiền Giang nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp (quản trị kinh doanh, quản trị
nguồn nhân lực, quản trị rủi ro,...). Từ đó có tác động ngược lại phục vụ cho
chính hoạt động của Quỹ ĐTPT Tiền Giang.
Tính chất thị trường trong hoạt động cũng tạo điều kiện cho Quỹ ĐTPT Tiền Giang trụ vững trong điều kiện cạnh tranh và từng bước chuyển đổi phương thức hoạt động trong dài hạn khi các hoạt động mang tính tài trợ của Nhà nước ngày càng giảm dần.