Sơ lƣợc về hoạt động mua bán sữa ngoại tại thành phố Nha Trang

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng tiêu dùng sữa ngoại nhập trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 40 - 42)

Thị trƣờng hiện có khoảng 370 loại sữa ngoại nhập, chiếm hơn 65% thị phần, đƣợc cơ quan chức năng cấp giấy công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Số liệu điều tra của một doanh nghiệp cho thấy, mỗi năm Việt Nam đã chi khoảng 11.700 tỷ đồng để nhập sữa các loại.

Ghi nhận chung về thị trƣờng sữa bột ngoại nhập là: đa dạng, nhiều chủng loại, trƣng bày rất bắt mắt, những lời quảng cáo cực hay và có thể làm mềm lòng những bà mẹ khó tính nhất,… Hàng trăm thƣơng hiệu sữa của các hãng nổi tiếng nhƣ sữa Abbott, Dumex, Mead Johnson, XO… luôn cạnh tranh trên các quầy kệ, cho thấy thị trƣờng kinh doanh sữa trong những năm gần đây trở nên nóng bỏng.

Các dòng sản phẩm của những hãng sữa nổi tiếng rất đa dạng đƣợc các đại lý phân phối độc quyền tiêu thụ tại Việt Nam. Ví dụ nhƣ hãng Mead Johnson (Enfagrow, Enfamama, Enfapro, Enfalac…) phân phối bởi công ty TNHH phân phối Tiên Tiến; hãng Abbott ( Ensure, Pedia Sure, Glucerna, Gain IQ, Grow, Growschool, Similac Mom…) phân phối bởi công ty TNHH Dƣợc phẩm 3A; hãng Dumex (Mama Gold, Dugro…) phân phối bởi công ty cổ phần dinh dƣỡng VN; hãng Milex phân phối bởi công ty Arla Foods.

Theo điều tra của báo SGGP( Sài Gòn Giải Phóng), hầu hết những thƣơng hiệu nổi tiếng đều nhập vào Việt Nam theo dạng nhập khẩu thành phẩm, nên chất lƣợng sữa tƣơng đối tốt. Chỉ một số rất ít là nhập nguyên liệu và đóng gói tại Việt Nam. Trong “cuộc chiến” để giành thị phần sữa bột tại , ƣu thế đang thuộc về Abbott.

Khảo sát việc tiêu dùng sữa ngoại của siêu thị, chợ, cửa hàng … trên địa bàn Nha Trang nhƣ: Maximax cũ, Maximax mới, chợ Đầm, các cửa hàng bán lẻ…cho thấy sức mua của mặt hàng sữa ngoại nóng hơn bao giờ hết, nhất là đối với những ngƣời làm việc hành chính, công nhân viên chức, nội trợ, ngƣời dân bình thƣờng…vì họ luôn nghĩ rằng “sữa ngoại mới là yêu con, sữa ngoại mới là đẳng cấp”.

Do tâm lý chuộng sữa ngoại của một bộ phận ngƣời tiêu dùng trên thành phố. Thậm chí nhiều gia đình dù khó khăn vẫn cố dành ra một khoản thu nhập để mua sữa ngoại cho con. Việc các hãng sữa nƣớc ngoài liên tục quảng cáo về việc bổ sung thêm các chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của trẻ em đã khiến ngƣời dân Nha Trang “hoang tƣởng” về chất lƣợng của sữa ngoại. Thêm nữa, gần đây các phƣơng tiện thông tin đại chúng lại liên tục đƣa tin về các loại sữa có chất lƣợng và hàm lƣợng đạm khác xa so với công bố đã khiến ngƣời tiêu dùng càng mất niềm tin vào sữa sản xuất trong nƣớc và chuyển sang sử dụng sữa nhập ngoại do tin rằng những sản phẩm này đƣợc kiểm soát tốt hơn về mặt vệ sinh, an toàn thực phẩm. Vì vậy, sữa ngoại chiếm thị phần lớn trên thị trƣờng và có giá cao, tiêu thụ mạnh tại các siêu thị và trung tâm thƣơng mại lớn.

Bên cạnh các yếu tố cấu thành giá sản phẩm nhƣ giá sữa nguyên liệu, chi phí sản xuất, đóng gói, lợi nhuận của nhà chế biến, phân phối bán lẻ, các chính sách thuế... thì thị hiếu, xu hƣớng chọn mua sữa của ngƣời tiêu dùng đang góp phần đẩy giá sữa tăng chóng mặt. Đồng thời, do phải gánh quá nhiều chi phí: lƣơng, quản lý, quảng cáo, tiếp thị… vƣợt mức khống chế (10% chi phí hợp lý) nên nhiều loại sữa nhập ngoại có mặt trên thị trƣờng hiện nay cao gấp đôi giá vốn tuy giá thành đầu vào để sản xuất sữa đã giảm. Một số công ty còn phó mặc giá bán cho nhà phân

phối. Với chất lƣợng tƣơng đƣơng, giá sữa bột nhập ngoại luôn cao hơn từ 2-3 lần so với sữa sản xuất trong nƣớc và cao hơn sữa ở Thái Lan 1,5 lần, Malaysia là 2 lần. Theo dự báo thì sữa ngoại nhập vẫn sẽ tiếp tục tăng ngày một mạnh hơn do nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân quá lớn.

3.2 Mô tả dƣ liệu nghiên cứu. 3.2.1Thông tin về đáp viên

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng tiêu dùng sữa ngoại nhập trên địa bàn thành phố nha trang (Trang 40 - 42)