CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Nghiên cứu định tính
Cơ sở cho nghiên cứu định tính dựa trên lý thuyết marketing địa phương của Kotler et al {1993}. Như đã giới thiệu ở Chương 2, có nhiều phương pháp và các yếu tố tác động đến việc thu hút dân cư như công việc, nhà ở, cộng đồng, giáo dục… Tuy nhiên hiện nay cũng chưa có nhiều nghiên cứu tổng hợp thành khung lý thuyết về các yếu tố tác động đến việc thu hút nguồn lực cũng như xu hướng quay về địa phương làm việc trong việc tiếp thị địa phương. Vì vậy, nghiên cứu định tính là bước cần thiết để khám phá các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc phỏng vấn trực tiếp, thảo luận tay đôi một số người Phú Yên bao gồm sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và đã tốt nghiệp theo một dàn bài thảo luận (xem Phụ Lục 1) nhằm thăm dò,
Bước nghiên cứu Dạng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu
Kỹ thuật thu thập Thời gian thu thập
1 Sơ bộ để khám phá các yếu tố
Định tính Phỏng vấn, thảo luận tay đôi, n=20 kết hợp với phương pháp “động não” và phương pháp thảo luận nhóm. Từ 15/03/2010 Đến 31/03/2010 2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn bằng bảng câu
hỏi sơ bộ với n = 100 sau đó phỏng vấn chính thức với n = 320. Từ 05/05/2010 Đến 10/08/2010
khám phá các ý kiến và thông tin chung nhất, quan trọng nhất phục vụ cho bước nghiên cứu giai đoạn 2 là nghiên cứu định lượng. Nhìn chung, một số vấn đề ở tỉnh Phú Yên như mơi trường sống, cộng đồng, tình cảm, con người địa phương…người Phú Yên cho rằng những yếu tố đó rất tốt và tạo điều kiện thuận lợi cho họ quay về địa phương làm việc. Tỉnh cũng có một số chính sách thu hút, ưu đãi cho sinh viên quay về làm việc nhưng lãnh đạo địa phương cũng cần cải tiến, phát huy hơn nữa trong việc thực hiện các chính sách này. Có rất nhiều sinh viên muốn quay về địa phương và cũng đã nộp hồ sơ tuyển dụng vào các vị trí, tuy nhiên với quy trình phức tạp và thời gian đợi chờ lâu đã làm cho họ hết sức thất vọng và bắt đầu tìm kiếm một cơ hội việc làm mới ở những địa phương tốt hơn….Hơn nữa, một số vấn đề mà sinh viên cũng quan tâm nhiều đó là việc cải cách trong qui trình tuyển dụng cũng như tạo nhiều cơ hội việc làm cho sinh viên có thể phát huy hết khả năng và năng lực của mình.
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy, có rất nhiều yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc, nhưng những yếu tố mà sinh viên quan tâm nhất và đánh giá quan trọng nhất là cơng việc, vấn đề tuyển dụng, chính sách ưu đãi, tình cảm của cá nhân và điều kiện về giáo dục & đào tạo. Đó cũng chính là những yếu tố đã được đề cập trong phần lý thuyết tiếp thị địa phương.
Ngoài ra tác giả áp dụng thêm phương pháp chuyên gia, động não (brain storming), ghi nhận kết quả của các nghiên cứu trước, kết hợp với phần thảo luận nhóm tác giả đã tập hợp lại các yếu tố có khả năng tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc sau khi loại trừ một số thành phần mang tính trùng lắp, xem xét sự đơn giản, thích hợp cho việc đo lường, tác giả đúc kết lại và đưa ra các biến quan sát mà sinh viên quan tâm nhiều nhất cũng như có tác động lớn đến xu hướng quay về làm việc ở địa phương, nội dung của từng biến được trình
bày trong phần nghiên cứu định lượng. Kết quả trên đây của nghiên cứu định tính sẽ được xem xét và đưa vào sử dụng cho phần nghiên cứu định lượng.