Đo lường các yếu tố nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên phú yên (Trang 41 - 45)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.2.3 Đo lường các yếu tố nghiên cứu

Để đánh giá các yếu tố có khả năng tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc, công việc trước tiên là xây dựng thang đo lường chúng. Để đo lường một thuộc tính (gọi là biến tiềm ẩn), chúng ta thường phải cần nhiều biến để đo lường nó. Các biến này được gọi là biến quan sát. Tập hợp các biến quan

sát cùng đo lường một yếu tố được gọi là thang đo. Dựa vào cơ sở lý luận (giới thiệu ở Chương 2) và kết quả nghiên cứu định tính, phần này giới thiệu các thang đo lường các nhóm yếu tố trên. Các thang đo được xây dựng dưới đây có dạng thang đo Likert 7 điểm. Thang đo Likert là thang đo mức độ đồng ý của người trả lời về các phát biểu đưa ra.

Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đúc kết lại và đưa ra các biến quan sát mà sinh viên quan tâm nhiều nhất cũng như có tác động lớn đến xu hướng quay về làm việc ở địa phương, nội dung của từng biến được trình bày như dưới đây:

22 câu đo lường đánh giá chi tiết các yếu tố tác động đến xu hướng quay về: v1. PY có nhiều cơ hội việc làm

v2. Làm việc ở PY có nhiều cơ hội thăng tiến

v3. Làm việc ở PY có cơ hội phát huy năng lực và phát triển nghề nghiệp

v4. Làm việc ở PY có thu nhập ổn định

v5. Cơng việc ở PY năng động, nhiều thử thách

v6. PY có mơi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả v7. PY có qui trình tuyển dụng rõ ràng và cơng khai

v8. PY có sự phối hợp chặt chẽ, nhất quán giữa các cơ quan ban ngành trong qui trình tuyển dụng

v9. PY công bố rộng rãi thông tin cụ thể về các vị trí cần tuyển dụng tại các đơn vị

v10. PY có chính sách hỗ trợ, thu hút các người giỏi, có năng lực v11. Làm việc ở PY có chế độ đãi ngộ hợp lý

v13. PY có chính sách ưu đãi về việc làm v14. PY có chính sách ưu đãi về nhà ở, đất đai v15. Làm việc ở PY có điều kiện gần gũi gia đình

v16. Làm việc ở PY có điều kiện chăm sóc, giúp đỡ gia đình v17. Làm việc ở PY để đóng góp và xây dựng quê hương v18. Muốn làm việc ở PY vì có tình yêu đối với quê hương v19. PY có hệ thống giáo dục tốt

v20. PY có hệ thống đào tạo nghề, nâng cao trình độ tốt v21. PY có chất lượng giáo dục cao

v22. PY có mơi trường giáo dục thuận lợi để nuôi dạy con cái Và 04 câu đo lường đánh giá xu hướng quay về địa phương làm việc:

v23. Tôi sẽ về làm việc ở PY

v24. Tơi sẽ khuyến khích bạn tơi quay về làm việc ở PY v25. Tơi thấy PY rất có tương lai để quay về làm việc v26. Tôi tự hào khi về PY làm việc

Tổng cộng có 320 bảng câu hỏi phát ra, thu về 253 bảng. Sau khi tác giả xem xét và chọn lọc cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu thì có 23 bảng bị loại và không nhập liệu do phát hiện có nhiều câu để trống khơng trả lời hoặc xét thấy các câu trả lời không hợp lý (một câu trả lời có nhiều đáp án hay chọn cùng một đáp án cho tất cả câu trả lời, trả lời thiếu tính trung thực…). Như vậy số lượng bảng câu hỏi đạt yêu cầu để nhập liệu là 230 tương ứng 72% số lượng bảng phát ra.

3.3 Tóm Tắt

Chương 3 đã chỉ rõ 2 bước nghiên cứu cần thực hiện trong phần thiết kế nghiên cứu. Nghiên cứu định tính được thực hiện khảo sát sơ bộ 20 người Phú Yên để khám phá, tìm tịi những yếu tố được cho là có tác động quan trọng nhất đến xu hướng quay về địa phương làm việc, đồng thời cũng xác định và chọn ra được 22 biến khảo sát để thực hiện nghiên cứu tiếp theo. Từ kết quả của nghiên cứu định tính, tác giả thiết kế bảng câu hỏi định lượng để thực hiện khảo sát, đo lường đánh giá của 320 người Phú Yên và xem xét mối liên hệ của các yếu tố đến xu hướng quay về địa phương làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên phú yên (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)