Ma trận tương quan giữa các biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên phú yên (Trang 60 - 62)

Correlations CV TD CS TC GD XHQV CV 1 0.303 0.329 -0.073 0.365 0.444 TD 0.303 1 0.314 -0.089 0.231 0.419 CS 0.329 0.314 1 0.034 0.297 0.430 TC -0.073 -0.089 0.034 1 0.013 0.265 GD 0.365 0.231 0.297 0.013 1 0.287 XHQV 0.444 0.419 0.430 0.265 0.287 1

(Nguồn: Phụ lục 6 – Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội)

Theo ma trận hệ số tương quan như bảng 4.7 trên thì các biến đều có tương quan, trong đó hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc Xu hướng quay về và các biến độc lập cịn lại là tương đối cao, có thể kết luận các biến độc lập này có thể đưa vào mơ hình để giải thích cho xu hướng quay về. Bên cạnh đó, các biến độc lập khơng tương quan chặt chẽ với nhau nên ít có khả năng xảy ra vấn đề đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy.

4.2.4.3 Lựa chọn biến cho mơ hình

Để phân tích hồi quy, ta cũng cần phải lựa chọn biến cho mơ hình phù hợp. Thơng thường, một biến phụ thuộc sẽ chịu tác động của nhiều biến độc lập. Với đề tài này, phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 5 biến độc lập (Cơng việc, Chính sách ưu đãi, Thơng tin và qui trình tuyển dụng, Tình cảm cá nhân, Điều kiện giáo dục và đào tạo) và 1 biến phụ thuộc là Xu hướng quay về địa phương làm việc. Tác giả thực hiện thủ tục chọn biến bằng phương pháp chọn từng bước (stepwise selection) 3 với các tiêu chuẩn vào là FIN = 0.05 và tiêu chuẩn ra FOUT = 0.1 để có thể nhận ra các biến độc lập có khả năng dự đốn tốt cho biến phụ thuộc.

Bảng thông số dưới đây cho ta kết quả của phép kiểm định F đối với giả thuyết hệ số của biến được đưa vào bằng 0. Sau khi thực hiện phân tích, có 4 biến đạt mức ý nghĩa đó là Cơng Việc, Chính sách ưu đãi, Thơng tin & qui trình tuyển dụng, Tình cảm cá nhân để sử dụng đưa vào mơ hình. Một biến cịn lại là Điều kiện giáo dục đào tạo khơng đủ tiêu chuẩn xác suất F vào ≤ 0.05 và xác suất F ra ≥ 0.1 nên sẽ không đưa vào mơ hình do nó khơng có khả năng dự đoán tốt cho biến phụ thuộc Xu hướng quay về địa phương làm việc. Điều này cũng được dự đốn thơng qua nghiên cứu định tính vì yếu tố này cũng chính là yếu tố được người Phú Yên cho là ít quan trọng nhất trong 5 yếu tố khi được khảo sát.

________________________________________________________

3 Stepwise selection là phương pháp chọn từng bước thay vì đồng thời (Enter) được sử dụng vì bản chất của nghiên cứu này là khám phá hơn khẳng định. Chọn biến độc lập từng bước thực ra là một kết hợp của thủ tục đưa vào dần và loại trừ dần. Biến thứ nhất được chọn theo cách giống như chọn dần từng bước. Nếu biến này khơng thỏa điều kiện vào (FIN) thì thủ tục này sẽ chấm dứt và khơng có biến độc lập nào trong phương trình. Nếu nó thỏa tiêu chuẩn, thì biến thứ hai được chọn căn cứ vào tương quan riêng cao nhất. Nếu biến thứ hai thỏa tiêu chuẩn vào nó cũng sẽ đi vào phương trình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên phú yên (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)