Mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên phú yên (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.2.1 Mẫu nghiên cứu

  Theo số liệu thống kê của cục thống kê Phú Yên, số sinh viên đang theo học cũng như đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học là 30.358 người, chiếm 4.93% trên tổng dân số ở độ tuổi lao động.

Nghiên cứu đang tập trung để thu hút nhân lực cho tỉnh Phú Yên nên các đối tượng khảo sát là những người còn tương đối trẻ, đó là sinh viên Phú Yên chuẩn bị tốt nghiệp và đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học. Tác giả hi vọng rằng các đối tượng này chưa có cuộc sống và sự nghiệp thật sự ổn định, vẫn còn nhiệt huyết tuổi trẻ, dám chấp nhận thay đổi, thử thách. Cũng theo cục thống kê Phú Yên, số người từ độ tuổi 22-32 chiếm 32% dân số lao động Phú Yên. Hơn nữa, độ tuổi này cũng có điều kiện học tập hơn các thế hệ trước đó, vì vậy ước lượng trong 30.358 người đang theo học cũng như đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học thì có khoảng 15.000 người trong độ tuổi 22-32 (chiếm gần 50%).

Vì thời gian thực hiện có hạn nên đề tài này chọn mẫu phi xác suất theo phương pháp thuận tiện. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi khảo

sát. Đối tượng khảo sát là sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và đã tốt nghiệp các trường cao đẳng, đại học ở TPHCM và các tỉnh lân cận TPHCM.

Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA) cần thu thập bộ dữ liệu với ít nhất 5 mẫu trên một biến quan sát.

Bên cạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, Tabachnick & Fidell (1996) cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:

n > = 8m + 50

Trong đó: - n: cỡ mẫu

- m: số biến độc lập của mơ hình

Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là 320.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng quay về địa phương làm việc của sinh viên phú yên (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)