2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm
2.3.3 Phân tích hiệu quả hoạt động Đầu tư tài chính
Để đảm bảo cho hoạt động đầu tư có hiệu quả, PVI đã thành lập Ban đầu tư tài chính nhằm tập trung đầu mối trong việc quản lý, thực hiện và phát triển hoạt động đầu tư vốn nói chung của PVI.
Với việc thành lập Ban Đầu tư tài chính, cơng tác tổ chức hoạt động đầu tư tài chính của PVI đã được chun mơn hố một bước. Các biện pháp quản lý, phối hợp giữa các Phịng Ban trong Tổng Cơng ty và tổ chức thực hiện việc đầu tư được tiến hành theo quy trình quản lý đầu tư tài chính, nằm trong hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Bảng 2.8. Phân bổ vốn đầu tư giai đoạn 2007 - 2009
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Loại hình đầu tư Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
I. Đầu tư ngắn hạn 2,172,970 2,260,744 2,138,879
1. Chứng khoán ngắn hạn 219,474 138,880 235,131
2. Hợp đồng mua và cam kết bán lại chứng
khoán 154,764 351,948
3. Tiền gửi có kỳ hạn tại TCTD 1,409,200 765,000 1,425,000 4. Uỷ thác đầu tư ngắn hạn 522,000 1,209,000 150,000
5. Công trái giáo dục 5,200 - -
6. Trái phiếu 30,000 25,000 -
7. Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán (12,904) (31,900) (23,200)
II. Đầu tư dài hạn 405,914 905,077 854,783
1. Cổ phiếu 280,375 516,267 510,621
2. Trái phiếu 97,150 95,150 95,150
3. Công trái giáo dục 5,000 5,000 5,000
4. Uỷ thác đầu tư 9,992 265,811 242,212
5. Tiền gửi có kỳ hạn tại các TCTD 32,000 -
6. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (17,016) (4.657)
7. Khác 13,397 7,865 6.455
III. Đầu tư vào các công ty liên kết 125.400 156.367 406.697
1. Công ty CP Đầu tư và Phát triển PVI 41.400 72.367 72.367 2. Cty CP Đầu tư tài chính Bảo hiểm
DK 84.000 84.000 84.000
3. Cty CP Truyền thơng dầu khí - - 21.580
4. Cty CP Chứng khốn dầu khí 228.750
Tổng cộng 2.704.284 3.322.180 3.400.359
48 Qua bảng 2.8 ta thấy, hoạt động đầu tư của PVI khá đa dạng như : đầu tư chứng khoán ngắn hạn, đầu tư ủy thác, trái phiếu, gửi có kỳ hạn tại các TCTD, đầu tư vào các cơng ty liên kết, đặc biệt PVI cũng đã trích lập các quỹ dự phịng giảm giá đầu tư tài chính theo đúng quy định của pháp luật nhằm bình ổn nguồn vốn đầu tư tài chính trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra. Song vốn đầu tư vào tiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Đây là loại hình đầu tư có mức rủi ro thấp và tính thanh khoản cao, có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu chi trả thường xuyên nhưng lợi nhuận lại thấp dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn khơng cao.
Nhìn vào cơ cấu vốn đầu tư ta thấy số lượng các loại tài sản đầu tư cũng rất đa dạng và sự đa dạng này có xu hướng ngày càng tăng lên. Đó là sự xuất hiện của nhiều loại tài sản tài chính trong cơ cấu sử dụng vốn. Điều này vừa đảm độ an toàn trong đầu tư và vừa đảm bảo khả năng thanh toán của PVI.
Bảng 2.9. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng nguồn vốn đầu tư Triệu đồng 2.704.284 3.322.180 3.400.359 Doanh thu hoạt động tài
chính Triệu đồng 284,243 511.140 496.842
Chi phí hoạt động tài chính Triệu đồng 86,686 338,267 275.641 Lợi nhuận đầu tư Triệu đồng 197,557 172.873 221.201
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư % 7.31% 5.20% 6.51%
(Nguồn: Báo cáo đầu tư năm 2007 - 2009)
Qua số liệu tính tốn ta thấy: tỷ suất lợi nhận đầu tư của các năm đều dương chứng tỏ Tổng Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã bảo toàn được vốn đầu tư.
Tổng vốn đầu tư năm 2007 đến năm 2009 tăng mạnh từ 2.700 tỷ năm 2007 lên 3.400 tỷ năm 2009, tỷ suất lợi nhuận năm 2009 cao hơn năm 2008 nhưng lại thấp hơn năm 2007 (từ 7,31% năm 2007 giảm xuống còn 5,20% năm 2008 và tăng lên 6.51% năm 2009) là do PVI chủ yếu đầu tư vào các công ty liên kết và các khoản đầu tư dài hạn vẫn chưa thu được sản phẩm đầu tư nên mức lợi nhuận thấp, mặc dù vậy lợi nhuận đầu tư tài chính vẫn là nguồn lợi nhuận lớn của PVI.
Xét về Doanh thu hoạt động tài chính ta thấy PVI có mức độ tăng trưởng doanh thu tài chính cao. Năm 2007 doanh thu tài chính chỉ đạt 285 tỷ đồng thì sang năm 2008 con số này là 511 tỷ đồng và năm 2009 là 496 tỷ đồng, điều này cho thấy PVI cần phải khai thác tốt hơn nữa nguồn vốn nhàn rỗi nhằm đạt hiệu quả cao nhất và mức lợi nhuận tối ưu.