2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt
2.4.1 Những kết quả đạt được
Cùng với sự lớn mạnh của ngành Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc. Năm 2007 Công ty đã đạt trên 500 tỷ đồng doanh thu thuần và các năm tiếp theo liên tiếp PVI đạt mức tăng trưởng cao, doanh thu các năm đạt trên 150% so với năm trước. Liên tiếp hoàn thành kế hoạch trước thời hạn và nộp ngân sách 130-230 tỷ đồng/năm. Từ năm 2007 có hơn 1.700 tỷ tiền vốn và các quỹ dự phòng nghiệp vụ, tiền nhàn rỗi trong kinh doanh không ngừng tăng lên sau mỗi năm đến năm 2009 số tiền này là hơn 2.400 tỷ đồng, PVI đã đầu tư vào nhiều dự án của ngành Dầu khí, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư tài chính năm 2009 đạt hơn 198 tỷ đồng. Nếu tính theo các chỉ tiêu năng suất lao động, tỷ suất doanh lợi và nộp NSNN thì PVI được đánh giá là doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Ngoài ra trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, PVI luôn trú trọng tới việc phát triển nguồn lực con người thơng qua các chương trình tập huấn, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên và các đại lý bảo hiểm. Sau 6 năm triển khai áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, PVI đã không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt nam, thể hiện qua tính chun nghiệp của đội ngũ cán bộ cơng nhân viên, chất lượng dịch vụ bảo hiểm và đóng góp nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước. Thành cơng đó tiếp tục được khẳng định bằng sự kiện hai tổ chức DNV và Quacert tái cấp Chứng nhận chứng chỉ ISO vào tháng 11 năm 2008. Đây là sự đánh giá khách quan, khẳng định chiến lược phát triển đúng đắn của PVI và thành công trong nghệ thuật quản lý của Ban Tổng giám đốc, cộng với sự cống hiến nhiệt tình, sáng tạo khơng ngừng của tập thể đội ngũ CB công nhân viên PVI.
50