3.3 Kiến nghị với Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
3.3.1 Đối với Nhà nước
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới, thị trường bảo hiểm sẽ ngày càng củng cố vai trị và vị trí của mình trên thị trường tài chính cũng như khẳng định dần vị thế của khu vực thị trường còn nhiều tiềm năng này bằng sự đóng góp của thị trường bảo hiểm vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Có thể khẳng định quá trình phát triển thị trường bảo hiểm trong những năm tới đã có được những định hướng đầy đủ và chính xác.
Tuy nhiên, vẫn cịn tương đối sớm để kết luận lộ trình hội nhập và phát triển thị trường bảo hiểm trong những năm tới đã là hoàn hảo và cụ thể. Những kiến nghị dưới đây chỉ là một phần đóng góp vào q trình xây dựng và phát triển một thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm hàng hố phi nhân thọ nói riêng vững mạnh.
- Tiếp tục hồn thiện cơ chế, chính sách, hành lang mơi trường pháp lý.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, nhất là bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm trong nước.
- Phát triển mạng lưới bảo hiểm chuyên nghiệp, môi giới bảo hiểm và các kênh phân phối khác.
82
- Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm hiện đại hố cơng nghệ thơng tin.
- Phát triển thị trường chứng khoán cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh, kể cả thị thị trường khu vực và quốc tế.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức của Hiệp hội Bảo hiểm để hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm thành viên..
Các công ty bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam hiện nay đang cần một môi trường pháp lý đầy đủ để có thể phát triển lành mạnh đúng hướng. Vì vậy, những thách thức và thời cơ có từ mở cửa thị trường bảo hiểm ở Việt Nam đặt ra cần có sự cố gắng tổng lực từ nhiều phía nhằm thực hiện các giải pháp và lộ trình thích hợp sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm và thị trường bảo hiểm Việt Nam có được một vị thế và cạnh tranh sịng phẳng.
Có thể cụ thể hố ba kiến nghị quan trọng sau:
3.3.1.1. Đối với công tác quản lý:
Thứ nhất, cần đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý nhà nước về kinh
doanh bảo hiểm. Qua khảo sát điều tra mẫu cũng như ý kiến của các chun gia đã cho thấy, trình độ chun mơn nghiệp vụ của các cán bộ quản lý nhà nước còn nhiều bất cập cho nên đã hạn chế rất nhiều trong việc theo dõi, giám sát hoạt động của thị trường bảo hiểm, đặc biệt là đối với thị trường bảo hiểm đang trong giai đoạn phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy, cấp thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, chú trọng đến bồi dưỡng các kiến thức về đánh giá rủi ro, định phí, trích lập dự phịng nghiệp vụ, kiến thức về quản lý đầu tư, kiến thức kinh doanh quốc tế... Bên cạnh đó các u cầu về trình độ quản lý nhà nước, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng phải được xem trọng.
Thứ hai, cần có hướng dẫn cụ thể cách xác định các chỉ tiêu tài chính để đảm
bảo cho cơng tác giám định tài chính của cơ quan quản lý nhà nước được chặt chẽ; từ đó có cơ sở can thiệp kịp thời khi doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh tốn, đảm bảo cho thị trường bảo hiểm phát triển ổn định, bền vững.
Thứ ba, để phù hợp với con đường hội nhập của ngành bảo hiểm Việt Nam,
quá chặt chẽ và làm hạn chế sự phát triển của thị trường bảo hiểm trong xu thế hội nhập theo hướng:
- Đối với xu hướng tồn cầu hố, các quy định xâm nhập thị trường cần được nới lỏng và thị trường bảo hiểm Việt Nam được mở cửa từng bước. Xét trên phương diện lợi ích quốc gia, chính phủ cần tạo điều kiện khuyến khích cho việc phát triển các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẵn sàng dành lấy ưu thế trong hội nhập.
- Đối với xu hướng tự do hoá các quy định hoạt động được nới lỏng trong con đường phát triển không ngừng. Thời gian và thủ tục chấp nhận cấp phép cho sản phẩm mới được rút ngắn và sự kiểm sốt phí bảo hiểm được nới lỏng từ từ.
- Cơ chế kiểm soát đối với các doanh nghiệp bảo hiểm cũng cần được chuyển đổi theo hướng di chuyển từ kiểm soát thâm nhập và kiểm soát hoạt động đi đến kiểm sốt tài chính của các cơng ty bảo hiểm.
Bên cạnh đó , kỷ luật thị trường cạnh tranh cũng cần được tiếp tục đề cao. Những công ty bảo hiểm nào vi phạm nguyên tắc, chuẩn mực của thị trường, các quy định pháp luật sẽ bị trừng phạt nặng. Cùng với xu hướng chung của thị trường tài chính quốc tế, việc hợp tác phát triển kinh doanh các bên cùng có lợi giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng thương mại và các cơng ty tài chính sẽ ngày càng phát triển theo hướng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ trọn gói và hồn hảo. Do vậy, ranh giới giữa các ngành trong các lĩnh vực tài chính ngày càng mờ dần nên địi hỏi cơ quan quản lý thị trường bảo hiểm phải có những thay đổi và thích ứng kịp thời, một mặt vừa để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển mạnh mẽ nhờ các hình thức hợp tác linh hoạt, mặt khác cũng có được một cơ chế pháp lý đảm bảo sự tuân thủ các quy định về nghiệp vụ của các doanh nghiệp bảo hiểm và bảo đảm được quyền lợi của khách hàng trước các sản phẩm tài chính ngày càng phức tạp.
3.3.1.2. Phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam :
Thị trường chứng khoán hứa hẹn đem lại mức sinh lời cao cho các cơng ty đầu tư tài chính và các doanh nghiệp bảo hiểm nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn chọn phương thức gửi tiền tại một số tổ chứng tín dụng cũng như đầu tư trái phiếu chính phủ vì trong thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như thị trường chứng khoán thế giới lâm vào khủng hoảng do vậy để thu hút các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào chứng khoán, làm cho thị trường chứng khốn Việt Nam
84 có thêm sức cầu để phát triển ổn định, hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm mang lại hiệu quả cao, tương xứng với tiềm năng về vốn thì ngồi việc các doanh nghiệp bảo hiểm phải chuẩn bị về mặt nhân sự cũng như trình độ nghiệp vụ kinh doanh chứng khốn, thị trường chứng khốn Việt Nam cần phải có sức hấp dẫn. Cụ thể là hàng hố trên thị trường phải phong phú; thơng tin phải đầy đủ, kịp thời và minh bạch; thị trường ổn định, hạn chế được những biến động bất thường, những hành vi thao túng, lũng đoạn…
3.3.1.3. Cơng khai và minh bạch hố thông tin trong quản lý:
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang mở cửa mạnh mẽ phù hợp với xu thế chung của thế giới. Khi hội nhập vào thị trường thế giới, trách nhiệm của cơ quan quản lý bảo hiểm Việt Nam là phải tăng cường phối hợp, liên kết chặt chẽ với Hiệp hội các nhà quản lý bảo hiểm quốc tế (IAIC). Một trong những điều kiện quan trọng để hội nhập là ngày càng phải cơng khai hố, minh bạch hố thơng tin; và đây là điều mà các nhà quản lý bảo hiểm Việt Nam cần quan tâm hơn nữa. Thị trường Việt Nam đang có tốc độ tự do hố, mở cửa rất nhanh; do vậy tốc độ phát triển của thị trường này cũng rất nhanh. Điều này có lợi cho thị trường. Ngày càng có các cơng ty bảo hiểm nước ngồi, trong đó có các cơng ty bảo hiểm Mỹ muốn thâm nhập, khai thác thị trường này. Một kinh nghiệm của Mỹ rất cần cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đó là sự tiếp xúc, liên hệ rất chặt chẽ giữa cơ quan quản lý bảo hiểm với cơng chúng Mỹ. Có những Website chun cung cấp tất cả các thơng tin của các doanh bảo hiểm Mỹ. Bất cứ người dân nào có nhu cầu thơng tin về bảo hiểm đều có thể truy cập và biết về một doanh nghiệp bảo hiểm nhất định; bao gồm các thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả kinh doanh, số lần bị khiếu nại, tranh chấp, số lần gặp phải những khó khăn, các biện pháp đã từng áp dụng... Cơ quan quản lý bảo hiểm xuất bản những cuốn sách nhỏ với những nội dung giới thiệu trách nhiệm, quyền lợi tham gia bảo hiểm, các rắc rối có thể gặp phải... Việc tuyên truyền, giáo dục cho người dân về bảo hiểm được đặc biệt quan tâm. Họ tổ chức các cuộc thi, các hình thức khác nhau thường xuyên đăng tải trên truyền hình, phát thanh, báo chí nhằm phát triển thị trường bảo hiểm. Ở Việt Nam, việc tuyên truyền phổ biến giáo dục như vậy chưa được tổ chức một cách chặt chẽ và quy mơ, mới chỉ có các doanh nghiệp quảng cáo riêng biệt và tự phát.
Cơ quan quản lý bảo hiểm - Bộ Tài chính - cần ln giám sát chặt chẽ suốt quá trình hoạt động của các doanh nghiệp, khơng để tình trạng nguy hiểm mới giải quyết. Để theo cách làm này, các công ty bảo hiểm phải tuân thủ chế độ báo cáo, thông tin một cách chặt chẽ: báo cáo tài chính hàng năm, hàng quý, hàng tháng phải nộp báo cáo tình hình kinh doanh. Các chuyên gia của cơ quan quản lý sẽ tiến hành phân tích các báo cáo, chỉ ra xu hướng, khả năng phát triển của doanh nghiệp và thị trường. Điều này giúp cho việc giải thích việc các dự báo của cơ quan quản lý bảo hiểm sẽ khá sát với thực tế.
Trong trường hợp có nghi vấn, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm để làm rõ vấn đề và đề xuất với người đứng đầu cơ quan quản lý áp dụng các biện pháp cần thiết. Trường hợp có hiện tượng khơng bình thường, có nguy cơ mất khả năng thanh toán, các cơ quan quản lý sẽ áp đặt ngay một chế độ báo cáo thường xuyên hàng tuần, thậm chí hàng ngày... Nhà quản lý kiểm tra quỹ đề phòng rủi ro, nếu thấy xuống thấp có nguy cơ, có thể cho vay để khơi phục, giảm thiểu khả năng rủi ro.
3.3.1.4. Vấn đề hợp tác và sắp xếp lại các cơng ty bảo hiểm VN:
Q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố tất yếu sẽ làm gia tăng quá trình tập trung sản xuất xã hội cả về quy mô, phạm vi và cường độ. Trong các thập kỷ gần đây, ở các nước Đơng Á và Đơng Nam Á, q trình diễn ra với nhịp độ rất nhanh, tương ứng với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Một nét đặc trưng nổi bật của quá trình tập trung hố ở các nền kinh tế đó là sự hình thành và phát triển cao của tập đoàn kinh tế. Hiện tượng này đem lại nhiều ưu thế như tập trung được mọi nguồn lựcvề vốn, lao động kỹ thuật, con người...tạo ra sức mạnh mới để doanh nghiệp phát triển, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Hơn nữa, nếu hoạt động riêng lẻ kéo dài sẽ khiến cơng ty bảo hiểm có quy mơ nhỏ chưa có đủ phương diện tài chính hữu hiệu để ứng phó với những mức độ rủi ro cao khi tham gia bảo hiểm. Do đó cơng ty bảo hiểm buộc phải nhường phần lớn phí tái bảo hiểm cho các cơng ty nước ngồi. Chính vì vậy, nguồn tiền chảy ra nước ngồi chứ khơng để đầu tư phát triển kinh tế trong nước. Ngồi ra khơng để tồn tại mãi tình trình trạng cạnh tranh khốc liệt trên thị trường bảo hiểm Việt nam như hiện nay, vì sự cạnh tranh đó sẽ gây những thiết hại khơng nhỏ cho chính các doanh
86 nghiệp bảo hiểm sau đó là Nhà nước và người tiêu dùng. Thực tế cho thấy, nhiều công ty bảo hiểm cùng khai thác một nghiệp vụ bảo hiểm hoặc cùng một khách hàng bảo hiểm thì kết quả dẫn đến là phí bảo hiểm bị hạ thấp, khoản chi hoa hồng được tăng lên. Kiểu cạnh tranh như vậy, các công ty bảo hiểm sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Nếu xây dựng mối quan hệ hợp tác trực tiếp về chun mơn sẽ có thể tránh được tình trạng bất lợi cho đơi bên, bảo vệ được quyền lợi của ngành bảo hiểm
Về vấn đề hợp tác giữa các nhà bảo hiểm thì trên thế giới hiện nay có xu hướng các cơng ty bảo hiểm hay môi giới bảo hiểm hợp nhất lại với nhau để làm nên sức mạnh của họ. Chỉ trong vịng thời gian ngắn, một số cơng ty mơi giới trong lĩnh vực năng lượng như Jene Fenton Slade, Bain Hogg... đã hợp nhất vào tập đồn mơi giới bảo hiểm Aon. Tất nhiên là Aon đã mua các cơng ty này nhưng dù sao thì sau đó một sức mạnh kết hợp đã được phát triển và các cơng ty "dưới một mái nhà chung" dễ tìm được tiếng nói bảo vệ quyền lợi của nhau. Ở Việt Nam, hiện với sự ra đời của nhiều công ty bảo hiểm mới, Nhà nước nên khuyến khích các cơng ty liên kết lại với nhau, có các quy chế bắt buộc chung về bảo hiểm và tái bảo hiểm mà các công ty bảo hiểm gốc và tái bảo hiểm Việt Nam hiện nay đều phải triệt để tuân theo, có như vậy mới tạo ra sức mạnh cho cơng ty bảo hiểm Việt nam để có thể cạnh tranh lành mạnh và hy vọng đủ sức đương đầu với công ty bảo hiểm khổng lồ của nước ngoài sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh ngay tại Việt Nam trong tương lai.
Tóm lại, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt nền kinh tế nước ta trước những thời cơ mới và thách thức mới. Trong bối cảnh đó, ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung, PVI nói riêng cần chủ động hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm, tăng cường tiềm lực tài chính… để hội nhập thành cơng và cạnh tranh có hiệu quả với các cơng ty bảo hiểm nước ngồi.