Khái quát về Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí việt nam (Trang 35)

2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM. NAM.

2.1.1. Q trình hình thành và phát triển:

Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI), tiền thân là Cơng ty Bảo hiểm dầu khí, được thành lập ngày 23/01/1996 theo Quyết định số 12/BT của Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phịng Chính phủ; được Bộ tài chính cấp giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và đăng ký hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 07 TC/GCN ngày 02/12/1995.

“Trung thành tận tụy với khách hàng” là phương châm hoạt động kinh doanh của PVI. Theo số liệu của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, trong những năm qua PVI là một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Hiện nay, PVI dẫn đầu thị trường bảo hiểm Việt Nam trong các lĩnh vực:

- Bảo hiểm năng lượng: bảo hiểm tài sản ngồi khơi cho các nhà thầu Dầu khí trong và ngồi nước với giá trị bảo hiểm hàng trăm triệu đến tỷ USD

- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu có giá trị vài chục triệu USD như đội tàu của Xí nghiệp Liên doanh Việt Xơ (VSP), đội tàu của Tổng công ty CP dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), đội tàu của Cơng ty Vận tải dầu khí (PVTrans),... . Đặc biệt là đội tàu vận tải biển của Vitranschart, Vosco, Vinalines,… với giá trị bảo hiểm hàng chục triệu USD.

- Bảo hiểm Tài sản - Xây dựng Lắp đặt: PVI đứng đầu về bảo hiểm tài sản – xây dựng lắp đặt, đã và đang cung cấp dịch vụ bảo hiểm có giá trị hàng trăm triệu USD cho các đơn vị thành viên của tập đồn Dầu khí quốc gia Việt nam như VSP, nhà máy lọc dầu Dung Quất, nhà máy Đạm Phú Mỹ, PV gas, cụm khí điện đạm Cà Mau… bên cạnh đó PVI cũng bảo hiểm cho các cơng trình trọng điểm quốc gia như Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, cầu Cần Thơ, các nhà máy thủy điện, nhiệt điện…

Trong những năm qua, PVI đã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tạo được những tiềm năng to lớn về năng lực tái bảo hiểm. Cho đến nay thị trường bảo hiểm quốc tế đã coi PVI là nhà bảo hiểm gốc duy nhất cho các hợp đồng dầu

khí tại Việt Nam và xây dựng các hợp đồng tái bảo hiểm cố định có hạn mức lớn. Với hợp đồng bảo hiểm năng lượng hàng tỷ USD, PVI là công ty duy nhất đã xây dựng được hợp đồng tái bảo hiểm mở sẵn với các công ty tái bảo hiểm hàng đầu thế giới tại London (trung tâm thị trường bảo hiểm Quốc tế). PVI đã hợp tác với một số các nhà tái bảo hiểm và môi giới bảo hiểm đã cùng hợp tác với PVI trong nhiều năm qua như các nhà nhận tái bảo hiểm xây dựng, lắp đặt trên bờ: AIG Group, Swiss Re, Munich Re, Allianz…, các nhà tái bảo hiểm xây dựng, lắp đặt ngoài khơi: New Hampshire, Munich Re Co, Lloyds Syndicates…, các nhà môi giới bảo hiểm hàng đầu Quốc tế: Marsh & Mc Lennan (Marsh), AON, Willis, Jardine Lloy Thompson (JLT)…

Địa chỉ: 154 Nguyễn Thái Học - Ba Đình - Hà Nội.

Điện thoại: 04.37335588 Fax : 04.37336284

Với đặc thù của một ngành kinh doanh dịch vụ đặc biệt mà chữ "Tín" được đặt lên hàng đầu bởi hàng hoá giao dịch là sự cam kết "Khách hàng trả phí đầy đủ, đúng

hạn và Nhà bảo hiểm bồi thường chính xác, nhanh chóng cho tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm". Tổng cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam ln coi sự tin tưởng

của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình như là nhân tố quyết định sự phát triển, và vì vậy nó là nền tảng cho mọi sách lược kinh doanh, đồng thời cũng là mục tiêu phấn đấu của PVI.

Tổng cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã xác lập cho mình mục tiêu mang tính biểu trưng là "Ngọn lửa của niềm tin", trong đó ý nghĩa bao hàm của nó là mong muốn ngọn lửa ln sưởi ấm niềm tin của khách hàng đối với PVI. Và để có thể thực hiện được ý nguyện đó, PVI đã xây dựng chính sách chất lượng theo định hướng của Nhà bảo hiểm chuyên nghiệp với triết lý kinh doanh chủ đạo là "Trung thành, tận tuỵ với khách hàng".

Trong những năm gần đây, kể từ năm 2005, PVI đã có những bước phát triển vượt bậc về tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách ở mức cao, đánh dấu một sự khởi sắc tồn diện của cơng ty. Các loại hình dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ được mở rộng với nhiều loại sản phẩm, số lượng khách hàng tăng lên đáng kể.

Từ nguồn vốn nhàn rỗi, hàng năm Tổng cơng ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam đã đầu tư trở lại nền kinh tế quốc dân hàng trăm tỷ đồng, đóng góp vào sự phát triển chung của nhiều ngành kinh tế khác.

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động và chức năng, nhiệm vụ:

2.1.2.1. Lĩnh vực hoạt động:

- Lĩnh vực hoạt động: Bảo hiểm phi nhân thọ

- Địa bàn hoạt động: Phạm vi cả nước.

- Đối tượng khách hàng: Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước sinh sống, học tập, làm việc, hoạt động và kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ:

A. Kinh doanh bảo hiểm gốc:

Bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm tai nạn con người; bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm cháy; bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu; bảo hiểm trách nhiệm chung; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh.

B. Kinh doanh tái bảo hiểm:

Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm gốc được phép kinh doanh.

C. Các hoạt động khác:

- Hoạt động giải quyết bồi thường

- Hoạt động đầu tư tài chính

2.1.3. Đội ngũ CBCNV và bộ máy tổ chức quản lý của PVI:

2.1.3.1. Đội ngũ CBCNV:

Đội ngũ CBCNV của PVI từ 2007 đến 2009 có sự thay đổi đáng kể về cả mặt lượng lẫn mặt chất. Sự thay đổi đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1 - Cơ cấu đội ngũ CBCNV của PVI từ 2007 – 2009 STT Cơ cấu 2007 2008 2009 +/- % +/- % +/- % I Theo trình độ: 1 - Trên đại học 95 19.63 102 9.3 120 9.58 2 - Đại học 365 75.41 746 67.9 802 64.01 3 - Dưới đại học 24 4.96 250 22.8 331 26.41 4 Tổng số 484 100 1.098 100 1.253 100 II Theo độ tuổi: 1 - Trên 45 tuổi 84 17.36 105 9.6 121 9.66 2 - Từ 30 đến 45 189 39.05 430 39.2 528 42.14 3 - Dưới 30 tuổi 211 43.60 563 51.2 604 48.20 4 Tổng số 484 100 1.098 100 1.253 100 (Nguồn: Phịng Hành chính tổ chức) 2.1.3.2. Bộ máy tổ chức quản lý:

PVI được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo:

o Luật Doanh nghiệp đã được Quốc hội nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 và Luật kinh doanh Bảo hiểm

o Điều lệ Công ty được Đại hội đồng Cổ đơng lần I ngày 08/02/2007 nhất trí thơng qua.

2.1.4. Vị thế của PVI trên thị trường bảo hiểm Việt Nam:

Là một doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành Tổng công ty Cổ phần hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, kể từ thành lập cho đến nay, vị thế của PVI trên thị trường bảo hiểm Việt Nam không ngừng được nâng cao. Có thể xem xét cụ thể qua tỷ trọng thị phần mà PVI đang nắm giữ năm 2006 (chưa cổ phần hóa) và năm 2009 (sau khi CPH) như sau:

Biểu đồ 2.1 - Thị phần của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ năm 2006.

B¶o ViƯt, 40.31% PJICO, B¶o Minh, 21.93% PVI, 11.47%

Biểu đồ 2.2 - Thị phần của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ năm

2009.

(Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam)

Qua biểu đồ trên có thể thấy năm 2006 thị phần bảo hiểm phi nhân thọ lớn nhất thuộc về Bảo Việt (chiếm đến 40%) tiếp đến là Bảo Minh 22% , Pjico 12.39% và PVI đứng thứ tư 11.47% và các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ khác chỉ chiếm 13.9% thì đến cuối năm 2009 thị phần mà PVI nắm giữ là 20% đứng thứ hai sau Bảo việt 27%. Điều đó chứng tỏ sức vươn lên mạnh mẽ của một Tổng công Công ty cổ phần mới thành lập so với các đối thủ cạnh tranh lớn như: Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico. Bên cạnh đó các doanh nghiệp bảo hiểm khác tăng nhanh từ 13.9% năm 2006 lên 30% năm 2009 là do thị trường bảo hiểm được mở rộng, các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tăng lên. Theo thống kê của hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, đến năm 2009 Việt Nam có 28 doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Điều đó cho thấy cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm ngày càng gay gắt, trong đó các đối thủ cạnh tranh lớn nhất của PVI phải kể đến như: Bảo Việt, Bảo Minh, Pjico.........

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CƠNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM DẦU KHÍ VIỆT NAM NĂM 2007-2009

2.2.1. Tạo lập vốn

Nguồn vốn đầu tư của các DNBH phi nhân thọ chủ yếu hình thành từ vốn điều lệ và các quỹ dự phịng nghiệp vụ. Việc trích lập các quỹ dự phịng đều phải tuân theo các quy định của pháp luật

Căn cứ vào các quy định của pháp luật và thực tế của cơng ty thì nguồn vốn đầu tư của PVI c xỏc nh bao gm:

Bảo Vit, 27.00% Khác, 30.00% PJICO, 10.00% Bảo Minh, 13.00% PVI, 20.00%

1. Vốn điều lệ;

2. Quỹ dự trữ bắt buộc;

3 . Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Bảng 2.2 Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2006-2009

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 1. Vốn điều lệ 447.286 890.000 1.035.500 1.035.500 2. Quỹ dự phòng nghiệp vụ 345.870 427.824 657.542 889.738 - Dự phịng phí 153.796 243.385 473.457 622.800 - Dự phòng bồi thường 41.166 43.626 120.483 201.899 - Dự phòng dao động lớn 150.908 140.813 63.602 65.039 Tổng cộng nguồn vốn 793.156 1.317.824 1.693.042 1.925.238 Tốc độ tăng quy mô vốn đ.tư 214% 166% 128% 114%

(Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006-2009)

Vốn điều lệ: Khi thành lập năm 1996, vốn của PVI được Tổng cơng ty Dầu khí cấp là 22 tỷ đồng, trải qua 13 năm hoạt động, với kết quả kinh doanh khả quan, PVI cũng đã tự bổ sung vốn thông qua lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh.

Số vốn điều lệ liên tục tăng trong các năm tiếp theo. Đến trước khi Cổ phần hóa năm 2007 tổng số vốn điều lệ của PVI đã đạt tới 447 tỷ đồng gấp gần 22 lần so với năm 1996. Với mức vốn điều lệ này PVI đã hồn thành nhiệm vụ chính trị của mình trong việc bảo tồn và phát triển nguồn vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tạo ưu thế trong kinh doanh và uy tín với khách hàng.

Tình hình trích lấp các quỹ dự phòng của PVI được thực hiện theo đúng pháp luật và tỷ lệ quy định. Tốc độ tăng quy mô vốn đầu tư của PVI tăng khá nhanh cụ thể năm 2009 tăng 114% so với năm 2008, năm 2008 tăng 128% so với năm 2007, năm 2007 tăng 166% so với năm 2006.

2.2.2. Kinh doanh bảo hiểm gốc

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tiếp tục phát triển, PVI tiếp tục duy trì vị thế trên thị trường bảo hiểm Việt nam và quốc tế: đứng đầu thị trường về nghiệp vụ bảo hiểm dầu khí, hàng hải, xây dựng lắp đặt..., triển khai dịch vụ cho nhiều dự án trọng điểm của quốc gia... Cụ thể tình hình kinh doanh tại các đơn vị như sau:

CÁC PHỊNG, BAN KINH DOANH TỔNG CƠNG TY

Giữ vững và tạo điều kiện kinh doanh ổn định đối với các dịch vụ trong ngành, thu xếp và cấp đơn bảo hiểm cho 100% các dự án dầu khí triển khai tại Việt Nam, thu xếp tốt chương trình tái tục bảo hiểm, bảo đảm an toàn cho tài sản của các đơn vị trong ngành như VSP, PV Gas, Đạm Phú Mỹ; bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu cho đội tàu của PTSC, PV Trans, PV Drilling.... Các dự án XDLĐ lớn của ngành như DA nhà máy lọc dầu Dung Quất; DA cụm khí điện đạm Cà Mau... đã được PVI tư vấn về công tác quản lý rủi ro, đàm phán với thị trường để thu xếp chương trình bảo hiểm có phí và điều kiện bảo hiểm an toàn, cạnh tranh nhất.

Giai đoạn từ năm 2006-2009, PVI đã triển khai dịch vụ cho các cơng trình, thiết bị dầu khí do nhà thầu dầu khí hoặc nhà thầu phụ nước ngồi hoạt động tại vùng biển đặc quyền kinh tế Việt nam, tăng doanh thu cho PVI và đem lại một nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Đồng thời, PVI đã tập trung vận động các nhà thầu, nhà thầu phụ dầu khí hoạt động tại Việt Nam mua bảo hiểm và đã thành công trong lĩnh vực này: lần đầu tiên cung cấp dịch vụ cho các nhà thầu phụ dầu khí nước ngồi hoạt động tại Việt nam như Global Santafe, Transocean, FPSO MV9... và cho các dự án triển khai tại nước ngoài như dự án xây dựng lắp đặt giàn khai thác của KNOC – Hàn quốc, dự án XDLĐ giàn khoan tự nâng đa năng 90m nước của Keppel Fels tại Singapore, bảo hiểm 03 giếng khoan thăm dò ở Algeria, SK 305 Malaysia,... Với tác phong làm việc chuyên nghiệp, sự nhạy bén trong kinh doanh, thực hiện tốt khâu dịch vụ sau bán hàng, PVI đã được khách hàng hài lòng lựa chọn.

Tiếp tục triển khai dịch vụ ngồi ngành, PVI đã tích cực quan hệ với các Tập đoàn lớn như Tập đồn điện lực Việt nam, Tập đồn than khống sản Việt Nam, Tập đồn bưu chính viễn thơng, Bộ giao thơng vận tải, triển khai được nhiều dịch vụ bảo hiểm cho các dự án xây dựng lắp đặt như các dự án thuỷ điện Huội Quảng - Bản Chát, thuỷ điện Đồng Nai, thuỷ điện Sơn la, thủy điện Cửu Đạt...; dự án nhiệt điện Quảng Ninh, nhiệt điện Sơn Động, nhiệt điện Cao Ngạn, dự án Trung tâm Hội nghị quốc gia, dự án Trục cáp quang biển Bắc nam, dự án cầu Cần Thơ, dự án xây dựng Quốc lộ 2, xây dựng nút giao thông ngã Tư Sở, dự án xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn,... Dịch vụ này đã được Bộ Tài chính xác nhận tương đương với các dịch vụ xuất khẩu và ấn định mức thuế VAT bằng 0.

CÁC CHI NHÁNH

- Nhìn chung, các chi nhánh đã có nhiều cố gắng triển khai chiếm lĩnh thị trường, doanh thu tăng trưởng cao, tận dụng tốt quan hệ với các khách hàng truyền thống, ngồi ra cịn phát triển và cung cấp dịch vụ cho khối các nhà thầu: Daewoo, Agas,...

- Thành lập các văn phòng khu vực để mở rộng khai thác trên địa bàn cả nước. - Các Chi nhánh đã phối hợp với Tổng Công ty tổ chức tốt các hội thảo, hội nghị khách hàng, đào tạo đại lý.

- Tuy vậy, Chi nhánh chưa tập trung khai thác những nghiệp vụ có hiệu quả, việc phối hợp với Tổng Cơng ty trong việc chào phí, tính tốn chi phí dịch vụ chưa thực hiện tốt dẫn tới nhiều dịch vụ tuy có doanh thu cao nhưng không hiệu quả, nhiệm vụ phát triển mạng lưới đại lý để khai thác nghiệp vụ xe cơ giới, con người, cháy nổ... là những dịch vụ có hiệu quả cao thực hiện còn chậm và chưa được quan tâm đúng mực nên doanh thu còn thấp, chưa phát triển tương xứng với sự phát triển của thị trường.

Một số hợp đồng bảo hiểm PVI đã và đang thục hiện:

TT Tên cơng trình hoặc hợp đồng bảo hiểm Tổng giá trị hợp đồng Giá trị cơng trình nhận bảo hiểm

Tên cơ quan chủ cơng trình

1 Bảo hiểm tài sản cho Vietsopetro Hơn 30 triệu USD BH trọn gói 3 năm 5 tỷ USD Xí nghiệp Liên doanh Việt xô (Vietsopetro)

2 Bảo hiểm tài sản và dịch vụ cho PDC 1,2 triệu USD BH trọn gói 5 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm dầu khí việt nam (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)