Thành phần hóa học và tác dụng của quả thốt nốt

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất đồ hộp quả thốt nốt (Trang 33 - 34)

Quả thốt nốt cũng giống như các loại quả khác nó cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Qua thu thập tài liệu về quả thốt nốt ở Việt Nam, kết quả thu được thành phần dinh dưỡng của quả thốt nốt được thể hiện trong Bảng 1.3

Bảng 1.3: Thành phần dinh dưỡng trong 100g cơm trái thốt nốt [17]

Thành phần Hàm lượng Năng lượng (calo) 43

Nước (g) 87,6 Protein (g) 0,8 Lipid (g) 0,1 Đường tổng số (g) 10,9 Xenluloza (g) 2 Khoáng (g) 0,6 Ca (mg) 27 P (mg) 30 Fe (mg) 1 Vitamin B1 (mg) 0,04 Vitamin B2 (mg) 0,02 Vitamin C (mg) 5 Niacin (mg) 0,3

Cơm quả thốt nốt có chứa đường tự do cụ thể là sucrose 0,38%, fructose 1,46% và glucose 3,21%. Bên cạnh đường tự do, cơm còn chứa các polisacharide mà polisacharide chủ yếu là galactomannan. [14], [19]

Ngoài protein, đường, lipid là những thành phần dinh dưỡng cơ bản thì vitamin là những chất hữu cơ cần thiết đối với cơ thể mặc dù hàm lượng của chúng có rất ít trong khẩu phần ăn nhưng là những chất không thể thiếu được.Trong cơ thể vitamin tham gia vào quá trình chuyển hoá quan trọng đồng thời vitamin làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Trong cơm quả thốt nốt có chứa một số vitamin như vitamin B1 giúp chống bệnh tê phù. Nếu thiếu B1 người mệt mỏi, ăn mất ngon, tim đập nhanh, chân tay mất khả năng nhận cảm và vận động, người bệnh gầy rạc và chết do tê liệt. Cơm quả thốt nốt còn có vitamin B2 đây là loại vitamin của sự sinh trưởng. Đồng thời vitamin C trong cơm quả thốt nốt còn chống bệnh hoại huyết, làm tăng tính miễn dịch và khả năng chống bệnh truyền nhiễm. Cuối cùng là niacin, một loại vitamin giúp chống bệnh da sần sùi.

Một hàm lượng nhỏ chất xơ trong cơm quả thốt nốt trợ giúp cho quá trình tiêu hóa, phòng táo bón, giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, một số chất khoáng trong cơm quả thốt nốt cũng giúp phòng chống một số bệnh về thiếu khoáng như phòng chống bệnh thiếu máu (do thiếu sắt). Ca và P cần cho sự tạo xương và hoạt động của hệ thần kinh và cơ, Calci giúp tạo khung xương cứng cáp, giúp tránh được bệnh loãng xương lúc tuổi già, giảm nguy cơ gãy xương khi té ngã.

Cơm quả thốt nốt còn được sử dụng trong điều trị chứng viêm da và đau dạ dày. [16]

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất đồ hộp quả thốt nốt (Trang 33 - 34)