Kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh của Việt Nam trong quá trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 26)

chuyển dịch cơ cấu kinh tế

1.4.1. Kinh nhiệm của tỉnh An Giang

Là một tỉnh cĩ vị trí địa lý và cĩ một số đặc điểm về kinh tế xã hội gần giống với tỉnh Kiên giang. Kinh tế xã hội tỉnh An Giang các năm qua từ 2001 đến năm 2010 đã cĩ một thành quả: Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12%, giai đoạn 2001 - 2005 đạt 13,11%. GDP bình quân đầu người đạt 927 USD vào năm 2010 so với 590 USD năm 2005. Tạo bước đột phá về đổi mới cơ cấu GDP của Tỉnh, năm 2010: nơng - lâm - thuỷ sản chiếm 24,8%, cơng nghiệp - xây dựng đạt 15,5%, dịch vụ 59,7%; năm 2005: nơng - lâm - thuỷ sản chiếm 38,5%, cơng nghiệp - xây dựng đạt 12,3%, dịch vụ 49,2%. Giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 700 triệu USD, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu đạt 16,3%/năm thời kỳ 2006 - 2010, năm 2005 đạt 340 triệu USD, tốc độ tăng giá trị xuất khẩu đạt 23,12%/năm thời kỳ 2001 – 2005.

Đạt được kết quả trên là nhờ vào việc xác định cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện hiện cĩ, phát triển sản xuất thủy sản trên quan điểm kết hợp hợp lý giữa khai thác, nuơi trồng và chế biến, tạo ra khối lượng hàng hĩa lớn; đưa ngành thủy sản thành ngành mũi nhọn của Tỉnh. Đầu tư nghiên cứu, phát triển các loại giống cây trồng và vật nuơi cho

năng suất, chất lượng cao, chịu bệnh tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của Tỉnh. Tiếp tục nghiên cứu đầu tư và xây dựng một số khu cơng nghiệp mới.

Cơng nghiệp chế biến thủy sản, cơng nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: đầu tư hệ thống kho dự trữ, hệ thống sấy lúa, si lơ tồn trữ nơng sản; chế biến các loại nơng sản, thủy sản thành các sản phẩm hàng hĩa tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Cơng nghiệp chế tạo, sửa chữa cơ khí: tiếp tục nghiên cứu, cơ giới hĩa các khâu gieo sạ, gặt, tuốt, cải tiến các thiết bị sấy đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng hĩa; nâng cao năng lực chế tạo máy nơng nghiệp.

Cơng nghiệp khai khống và sản xuất vật liệu xây dựng: khai thác tài nguyên khống sản gắn chặc với việc bảo vệ mơi trường sinh thái và cảnh quan du lịch. Nâng cao chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng của Tỉnh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Thương mại: xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức hoạt động thương mại văn minh, hiện đại. Hướng mạnh vào phục vụ xuất khẩu, khai thác và mở rộng thị trường nội địa. Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia thương mại, quan tâm khai thác thị trường nơng thơn, miền núi, biên giới.

1.4.2. Kinh nghiệm của tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là một tỉnh tiếp giáp với biển và cĩ vị trí địa lý tương đồng với tỉnh Kiên Giang. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001-2005 là 10,2%/năm, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 là 13,91%/năm. Năm 2005, ngành nơng lâm sản chiếm 55,8% trong cơ cấu GDP của tỉnh, ngành cơng nghiệp xây dựng: 17,6%, ngành dịch vụ: 26,6%. Đến năm 2010, ngành nơng lâm sản chiếm tỷ trọng: 46%, ngành cơng nghiệp xây dựng: 23%, ngành dịch vụ: 31%.

Như vậy, ngành nơng lâm sản giảm tỷ trọng, ngành cơng nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng. Trong ngành nơng lâm sản, giảm tỷ trọng ngành nơng lâm nghiệp và tăng tỷ trọng ngành thủy sản. Trong ngành thủy sản cĩ xu hướng giảm tỷ trọng ngành khai thác, tăng tỷ trọng ngành nuơi trồng và dịch vụ thủy sản. Đối với ngành cơng nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng ngành cơng nghiệp tăng tỷ trọng ngành xây dựng, trong ngành cơng nghiệp tăng tỷ

trọng ngành ngành chế biến thủy sản. Về lĩnh vực dịch vụ, tăng tỷ trọng ngành thương mại, các ngành cịn lại giữ tốc độ tăng trưởng ổn định.

Để đạt kết quả này, tỉnh Trà Vinh đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đĩ cĩ việc xác định phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Trà Vinh đến năm 2015, kèm theo đĩ là các giải pháp: phát triển các loại thị trường lao động, tiền tệ, tiêu thụ sản phẩm; giải pháp về phát triển nguồn nhân lực; các giải pháp về ứng dụng khoa học cơng nghệ; giải pháp về vốn,… Các giải pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

1.5. Nhận xét và những bài học kinh nghiệm cĩ thể ứng dụng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.

1.5.1. Nhận xét:

Qua quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã trình bày ở trên cho thấy cĩ sự giảm sút mạnh mẽ tỷ trọng của khu vực nơng nghiêp trong cơ cấu GDP. Các quốc gia đều coi trọng lãnh vực nơng nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lương thực cho quốc gia và đều hướng đến một điểm chung là phát triển mạnh về cơng nghiệp, và dịch vụ.

Mặc khác về cơng nghiệp, ở giai đọan đầu của quá trình cơng nghiệp hĩa, các quốc gia đều chú trọng phát triển ngành cơng nghiệp theo hướng thay thế hàng nhập khẩu, tập trung vào các ngành cơng nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động nhằm khai thác tối đa nguồn lao động dồi dào hiện cĩ. Càng về sau thì chuyển đổi cơ cấu cơng nghiệp theo hướng xuất khẩu, phát triển các ngành kỹ thuật cao như điện tử gia dụng, điện tử cao cấp nhằm phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Xu thế rõ rệt nhất là sự gia tăng khơng ngừng tỷ trọng của ngành cơng nghiệp chế biến. Sự thay đổi cơ cấu thành cơng của các quốc gia trên đã đưa đến kết quả là sự tăng trưởng ổn định trong GNP trong thời gian dài.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cĩ thể ứng dụng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam nĩi chung và Kiên Giang nĩi riêng: kinh tế ở Việt Nam nĩi chung và Kiên Giang nĩi riêng:

Việt Nam cần nhanh chĩng tăng năng suất lao động để giữ cho tiền lương năng suất ở mức cao và mặt khác, tăng hàm lượng tri thức trong sản phẩm tiêu thụ cuối cùng để tạo nên những mặt hàng cĩ nét độc đáo.

Nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế cơng nghiệp nhanh chĩng xác lập lợi thế so sánh trong những ngành cĩ liên quan đến máy mĩc. Bao gồm hai nhĩm ngành, thứ nhất liên quan đến máy mĩc dùng trong gia đình và văn phịng. Nhĩm thứ hai là các loại máy mĩc cĩ hàm lượng cơng nghệ rất cao như xe hơi, máy kỹ thuật số....

Tập trung cải thiện các điều kiện về mặt cung cấp của nền kinh tế như lao động, cơ sở hạ tầng,... để thu hút nguồn vốn FDI nhiều hơn. Trong đĩ cần tập trung tạo ra nhiều lao động cĩ tay nghề cao, các chuyên viên cĩ trình độ cao trong các ngành khoa học tự nhiên.

Cần xây dựng những sản phẩm, dịch vụ độc đáo nhất, tức là tạo sự khác biệt với các quốc gia khác.

Đối với Kiên Giang: trong thời gian qua Tỉnh ủy, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Kiên Giang cĩ chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể để thực hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

 Tình hình phát triển khu vực nơng nghiệp theo hướng đa dạng hĩa cây trồng,

vật nuơi. Trong đĩ xác định kinh tế thuỷ sản đĩng vai trị quan trọng, làm tiền đề cho việc phát triển các ngành cịn lại.

 Tập trung vào việc xây dựng, cơ cấu tổ chức, đầu tư chiều sâu vào các ngành

cơng nghiệp cĩ thế mạnh của tỉnh như: xi măng, chế biến thủy sản, khai thác đá,...Do đĩ, trong thời gian qua giá trị của các ngành này mang lại, chiếm một tỷ trọng cao trong cơ cấu ngân sách của tỉnh.

 Tận dụng lợi thế của tỉnh, luơn kêu gọi và tạo mọi điều kiện tối đa cho các

nhà đầu tư, đặt biệt là các nhà đầu tư ngồi tỉnh và nước ngồi.

Tĩm tắt chƣơng I.

Từ các khái niệm cơ bản về cơ cấu, cơ cấu kinh tế đến các khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các điều kiện chuyển dịch kinh tế đã cho thấy được chuyển dịch kinh tế là một quá trình. Trong chương này cũng đã trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các đặc trưng của cơ cấu kinh tế. Tác giả cũng đề

cập đến những kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực về chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ đĩ đã đi đến những thành cơng nhất định trong phát triển kinh tế.

Những ứng dụng và bài học kinh nghiệm cho nền kinh tế Việt Nam đĩ là chuyển hướng cơng nghiệp hố từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu và đa dạng hố các mặt hàng xuất khẩu. Giảm mạnh tỷ trọng nơng nghiệp, tăng cơng nghiệp và dịch trong tổng cơ cấu GDP.

Đối với tỉnh Kiên Giang cần chú trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần ưu tiên đầu tư chiều sâu vào lĩnh vực cơng nghiệp và dịch vụ, cần cĩ các biện pháp cụ thể đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tận dụng tiềm năng và lợi thế của tỉnh để kêu gọi các nhà đầu tư.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2001-2010.

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hƣởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.1.1. Vị trí địa lý

Kiên Giang nằm trong vùng Đồng bằng sơng Cửu Long, cĩ đặc thù riêng biệt là vừa cĩ đồng bằng, cĩ rừng núi, cĩ biển và cĩ đảo. Tổng diện tích tự nhiên là 6.346 km2, bằng 1,90% diện tích cả nước và 15,78% diện tích vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long. Chiều dài lớn nhất theo hướng Đơng Nam - Tây Bắc khoảng 120km, chiều rộng lớn nhất theo hướng Đơng - Đơng Tây khoảng 60 km.

Kiên Giang nằm trong khoảng tọa độ địa lý: Từ 101030' đến 105032' kinh độ

đơng và từ 9023' đến 10032' vĩ độ bắc.

Phía Đơng Bắc giáp các tỉnh: An Giang, Cần Thơ và Hậu Giang. Phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu.

Phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan nơi cĩ hơn 200km bờ biển và các đảo. Phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 56,8 km

Ngồi ra, vùng biển của Kiên Giang giáp với các nước Thái Lan, Campuchia và Malaysia. Kiên Giang cĩ 15 đơn vị hành chính gồm: thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện: huyện Kiên Lương, Giang Thành, Hịn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gị Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Phú Quốc, Kiên Hải trong đĩ cĩ 2 huyện đảo: Phú Quốc và Kiên Hải với 140 hịn đảo lớn nhỏ nằm xa đất liền.

Kiên Giang cĩ thể được xem là cửa ngõ hướng ra biển Tây đối với một số tỉnh vùng Đồng bằng sơng Cửu Long và các tỉnh khác trong cả nước.

Cĩ đường biên giới với nước bạn Campuchia và cĩ cửa khẩu quốc tế Hà Tiên tạo điều kiện phát triển kinh tế cửa khẩu thúc đẩy giao thương hàng hĩa giữa 2 nước.

Kiên Giang cĩ ngư trường lớn cĩ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành khai thác thủy sản

Cĩ nhiều danh lam thắng cảnh đẹp và di tích lịch sử tiềm năng phát triển du lịch là rất lớn.

Vị trí của tỉnh cĩ nhiều thuận lợi, trong giao thương với các nước trong khu vực ASEAN, nên cĩ điều kiện thuận lợi hướng hàng hĩa xuất khẩu ra nước ngồi.

2.1.2. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất: Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là 634.613 ha. Đất đai thích hợp cho phát triển sản xuất nơng - lâm - thủy sản với tổng diện tích đất nơng nghiệp là 570.201 ha, chiếm 89,85% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đĩ, diện tích đất trồng lúa là 345.880 ha, chiếm 60,66% diện tích đất nơng nghiệp; diện tích đất lâm nghiệp là 105.050 ha chiếm 16,55% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất nuơi trồng thủy sản là 37.859 ha chiếm 5,97% (chưa tính diện tích nuơi tơm, cá xen với trồng lúa); diện tích đất phi nơng nghiệp là 58.098 ha chiếm 9,15% diện tích đất tự nhiên, diện tích đất chưa sử dụng là 6.314 ha, chiếm 0,99%.

Theo kết quả khảo sát phân loại đất, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện nay cĩ 5 nhĩm đất chính: nhĩm đất phù sa khơng phèn, nhĩm đất phèn, nhĩm đất phù sa cổ, nhĩm đất than bùn - phèn và nhĩm đất cát.

 Nhĩm đất phù sa khơng phèn: diện tích chiếm khoảng 35,49% tổng diện tích

tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở các huyện Châu Thành, Tân Hiệp, Giồng Riềng, Gị Quao.

 Nhĩm đất phèn: diện tích khoảng 50,36% tổng diện tích tự nhiên. Tập trung

chủ yếu ở thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, Hịn Đất, vùng U Minh Thượng.

 Nhĩm đất phù sa cổ: diện tích chiếm khoảng 9,48% tổng diện tích tự nhiên,

phân bố tập trung dọc sơng Giang Thành; ven biên giới Campuchia.

 Nhĩm đất than bùn - phèn: diện tích chiếm khoảng 0,36% tổng diện tích tự

nhiên phân bố chủ yếu ở vườn quốc gia U Minh Thượng.

 Nhĩm đất cát: diện tích chiếm khoảng 1,36% tổng diện tích tự nhiên, tập

Bảng 2.1: Diện tích, cơ cấu các nhĩm đất chính Nhĩm đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Nhĩm đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Tổng diện tích tự nhiên 634.613,00 100,00 1. Nhĩm đất phù sa khơng phèn 225.224,15 35,49 2. Nhĩm đất phèn 319.591,11 50,36 3. Nhĩm đất phù sa cổ 60.161,31 9,48 4. Nhĩm đất than bùn - phèn 2.284,61 0,36 5. Nhĩm đất cát 8.630,74 1,36 6. Sơng, hồ 18.721,08 2,95

(Nguồn Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tỉnh Kiên Giang)

Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu của Kiên Giang là nước của sơng Hậu cung cấp thơng qua các kênh Rạch Giá; Kinh Vĩnh Tế, Kinh Cái Sắn, kinh xáng Thốt Nốt, Chưng Bầu, Thác Lác - Ơ Mơn, KH3, KH6, KH7, KH8, KH9 ,... Qua khảo sát đo đạc nguồn nước sơng Hậu tương đối dồi dào và cĩ chất lượng tốt. Lưu

lượng ở đầu nguồn (Châu Đốc) vào mùa lũ là 5.400 m3/s; vào mùa kiệt là 300 m3

/s.

Lưu lượng ở cuối nguồn tại Cần Thơ trung bình là 835 m3

/s, tháng lớn nhất là 13.680 m3/s.

Tài nguyên nước ngầm: Cĩ thể phân chia vùng nước ngầm như sau:

 Vùng nước ngầm cĩ chất lượng và trữ lượng tốt, hàm lượng Clo khoảng 400

mg/l, độ sâu khai thác 80 - 430 m gồm các huyện An Biên, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Gị Quao.

 Vùng nước ngầm cĩ chất lượng khơng tốt: Hàm lượng Clo từ 400 - 1.000

mg/l. Độ sâu khai thác từ 40 - 60 m thuộc khu vực Hịn Đất, dọc Kiên Lương; theo kinh T3 Hà Tiên, Khu vực Rạch Giá.

 Vùng nước ngầm bị mặn: Cĩ hàm lượng Clo lớn hơn 1.000 mg/l tập trung

chủ yếu ở các xã Hịa Điền, Phú Mỹ, Tân Khánh Hịa, Mỹ Đức thị xã Hà Tiên; phía Nam lộ 80 từ kinh Luỳnh Huỳnh tới kinh Ba Hịn thuộc huyện Kiên Lương, thị xã Hà Tiên, khu vực kinh Tám Ngàn của huyện Hịn Đất, một phần xã Nam Thái của huyện An Biên và khu vực kênh Chín Rưỡi biển trở xuống giáp với Vân Khánh thuộc huyện An Minh.

 Vùng khoan sâu quá 60 m bị nhiễm mặn tập trung ở khu vực Giồng Riềng và một phần của huyện Tân Hiệp.

Tài nguyên rừng: Kiên Giang là một trong 2 tỉnh của vùng Đồng bằng sơng Cửu Long cĩ diện tích rừng lớn nhất (trên 100.000 ha) song, diện tích rừng gần đây đang bị giảm đi đáng kể. Tổng diện tích rừng hiện cĩ là 105.050 ha, chiếm 16,55 % diện tích tự nhiên tồn tỉnh (Bao gồm 3 loại rừng chính là rừng sản xuất 26.920 ha; rừng phịng hộ 37.390 ha; rừng đặc dụng 40.741 ha):

Bảng 2.2: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Diện tích đất lâm nghiệp Diện tích (ha) Tỷ trọng (%) Diện tích đất lâm nghiệp Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

105.050 100,0

1. Đất rừng sản xuất 26.920 25,6

2. Đất rừng phịng hộ 37.390 35,6

3. Đất rừng đặc dụng 40.741 38,8

(Nguồn Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tỉnh Kiên Giang)

Động vật rừng cĩ trên 140 lồi gồm các loại thú, chim, bị sát, ếch, nhái; thú lớn ít chỉ cĩ nai cầy, khỉ vàng, vượn tay trắng, sĩc chân vàng, cá sấu nước ngọt,..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)