Động thái tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 40)

0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (% ) Tổng số KV I KV II KV III

Nhận xét: Qua biểu đồ động thái tốc độ tăng trưởng cho thấy KV II là khu vực

cĩ ít biến động nhất hay động thái tăng trưởng ổn định và cĩ xu hướng tăng dần qua các năm so với các khu vực cịn lại. Khu vực III là khu vực cĩ động thái tăng trưởng cao, nhưng biến động mạnh qua từng năm. Khu vực I cĩ động thái tăng trưởng thấp và cũng tăng giảm mạnh qua từng năm.

2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành:

Đánh giá trong 10 năm từ năm 2001 đến năm 2010, Khu vực 1 giảm 7,15%, trong đĩ giai đoạn 2001 – 2005 giảm 1,69% bình quân giảm 0,33%/năm, giai đoạn 2006-2010 giảm 5,46% bình quân giảm 1,1%/năm, như vậy giai đoạn 2006-2010 giảm nhanh hơn giai đoạn 2001-2005. Khu vực 2, giảm 1,83% trong 10 năm, trong đĩ giai đoạn 2001-2005 giảm 2,17% bình quân giảm 0,43%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng 0,34% hay tăng bình quân 0,068%/năm, như vậy so với giai đoạn 2001-2005 giảm đến giai đoạn 2006-2010 Khu vực 2 đã xu hướng tăng. Khu vực 3, từ năm 2001-2010 đã tăng 8,98%, trong đĩ giai đoạn 2001-2005 tăng 3,85% bình quân tăng 0,77%/năm, giai đoạn 2006-2010 tăng 5,13% bình quân tăng 1,03%/năm.

Bảng 2.6: Cơ cấu GDP của tỉnh Kiên Giang (theo giá thực tế) ĐVT: % 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 UTH 2009 KH 2010 Tổng số 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 KVI 48,35 46,41 50,37 47,27 47,04 46,66 43,74 43,67 48,10 43,28 41,20 KVII 27,53 28,70 27,00 27,00 27,01 25,36 25,83 26,26 22,54 23,90 25,70 KVIII 24,12 24,89 22,63 25,73 25,96 27,97 30,43 30,06 29,36 32,82 33,10

Nguồn: Niên giám thống kê KG năm 2008, Báo cáo của Sở KH ĐT KG năm 2008, Tác giả.

Cơ cấu kinh tế của tỉnh cĩ sự chuyển hướng đáng kể đĩ là Khu vực I cĩ chiều hướng giảm dần tỷ trọng trong cơ cấu GDP nhưng vẫn giữ ở mức cao, trong khi Khu vực II xét về tỷ trọng trong cơ cấu GDP đến năm 2010 sẽ khơng tăng mà ngược lại cĩ chiều hướng sẽ giảm, tuy nhiên mức giảm khơng cao. Ngược lại Khu vực III sẽ tăng mạnh mẽ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

2.2.3. GDP/người:

Theo giá cố định: GDP/người năm 2000 đạt 4,14 triệu đồng, tăng dần qua các năm đến năm 2005 đạt 6,49 triệu đồng, năm 2007 đạt 7,9 triệu đồng và kế hoạch năm 2010 đạt 11 triệu đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2001-2005 là 11,1% và giai đoạn 2006-2010 là 12,5%.

Theo giá thực tế, năm 2000 đạt 4,68 triệu đồng, năm 2005 đạt 9,73 triệu đồng và năm 2010 đạt 23,5 triệu đồng. Năm 2005 gấp 2,08 lần năm 2000, năm 2010 gấp 2,43 lần năm 2005 và gấp 5,02 lần so với năm 2000.

Bảng 2.7: GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh Kiên Giang

ĐVT: Tr. đồng

2000 2001 2005 2006 2007 KH 2010

Giá so sánh 1994 4,14 4,37 6,49 7,09 7,91 11,00

Giá thực tế 4,68 5,03 9,73 11,22 13,46 23,51

Nguồn: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Kiên Giang năm 2008, Tác giả

Chỉ tiêu Năm

Chỉ tiêu Năm

2.2.4. Chuyển dịch nội bộ các ngành kinh tế:

2.2.4.1. Ngành nơng - lâm – thủy sản (Khu vực I).

Tỷ trọng của KVI trong cơ cấu kinh tế cĩ xu hướng giảm dần, xu hướng này phù hợp với quy luật phát triển là giảm tỷ trọng các ngành cĩ năng suất thấp sang các ngành, lĩnh vực cĩ năng suất cao hơn và hiệu quả hơn.

Bảng 2.8: Cơ cấu GTSX KVI (theo giá thực tế)

Năm GTSX Tổng Nơng nghiệp Lâm nghiệp Thủy sản (tỷ đồng) Cơ cấu (% ) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (% ) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (% ) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (% ) 2000 6.135,38 100,00 4.763,16 77,63 30,22 0,49 1.342,00 21,87 2001 6.392,77 100,00 4.676,63 73,16 41,15 0,64 1.674,99 26,20 2002 8.566,97 100,00 6.359,83 74,24 103,52 1,21 2.103,62 24,56 2003 8.951,72 100,00 6.231,72 69,61 170,84 1,91 2.549,16 28,48 2004 10.805,83 100,00 7.247,90 67,07 170,67 1,58 3.387,27 31,35 2005 13.468,62 100,00 8.825,50 65,53 177,40 1,32 4.465,73 33,16 2006 14.549,85 100,00 9.014,12 61,95 189,14 1,30 5.346,59 36,75 2007 17.789,93 100,00 10.809,21 60,76 208,65 1,17 6.772,07 38,07 2008 28.443,51 100,00 17.660,97 62,09 328,59 1,16 10.453,95 36,75 UTH 2009 25.468,17 100,00 15.478,06 60,77 310,98 1,22 9.679,14 38,00 KH 2010 27.978,33 100,00 16.119,55 57,61 342,06 1,22 11.516,72 41,16

Nguồn: Niên giám thống kê KG năm 2008, Báo cáo của Sở KH ĐT KG năm 2008, Tác giả.

Ngành nơng nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng cơ cấu qua các năm, tuy nhiên đã cĩ sự giảm mạnh từ mức 77,63% năm 2000, xuống 65,53% năm 2005 giảm 12,1%, giảm trung bình 2,42%/năm và ước thực hiện năm 2010 đạt 57,61% giảm 7,92% so với năm 2005, trung bình giảm 1,58%/năm, như vậy từ năm 2001 đến năm 2010 giảm 20,02%, trung bình giảm 2%/năm. Ngành thủy sản cĩ bước đột phá mạnh mẽ từ 21,87% năm 2000, tăng lên 33,16% năm 2005 trung bình tăng 6,63%/năm, kế hoạch năm 2010 đạt 41,16% tăng 8% so với năm 2005, trung bình tăng 1,6%/năm.

a) Ngành nơng nghiệp:

Bảng 2.9: Cơ cấu GTSX ngành nơng nghiệp (theo giá thực tế)

Năm

Tổng Trồng trọt Chăn nuơi Dịch vụ nơng nghiệp GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (% ) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (% ) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (% ) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (% ) 2000 4.763,16 100,00 4.262,06 89,48 337,32 7,08 163,78 3,44 2001 4.676,63 100,00 4.137,37 88,47 363,97 7,78 175,30 3,75 2002 6.359,83 100,00 5.658,24 88,97 504,79 7,94 196,80 3,09 2003 6.231,72 100,00 5.413,54 86,87 615,06 9,87 203,12 3,26 2004 7.247,90 100,00 6.452,96 89,03 568,52 7,84 226,41 3,12 2005 8.825,50 100,00 7.871,07 89,19 684,76 7,76 269,67 3,06 2006 9.014,12 100,00 7.886,78 87,49 822,02 9,12 305,32 3,39 2007 10.809,21 100,00 9.333,79 86,35 1.075,98 9,95 399,45 3,70 2008 17.660,97 100,00 15.348,69 86,91 1.606,43 9,10 705,85 4,00 UTH 2009 15.478,06 100,00 13.269,05 85,73 1.544,16 9,98 664,85 4,30 KH 2010 16.119,55 100,00 13.618,24 84,48 1.774,43 11,01 726,88 4,51

Nguồn: Niên giám thống kê KG năm 2008, Báo cáo của Sở KH ĐT KG năm 2008, Tác giả.

Cơ cấu ngành nơng nghiệp chủ yếu là trồng trọt, nhưng ngành trồng trọt đang cĩ xu thế giảm từ 89,48% năm 2000 xuống 88,19% năm 2005 giảm 1,29% và năm 2010 đạt 84,48% giảm 4,71% so với năm 2005, trung bình giảm 0,94%/năm; như vậy từ năm 2001 đến năm 2010 đã giảm 5%. Ngược lại ngành chăn nuơi từ 7,08% năm 2000 lên 7,76% năm 2005 tăng 0,68% và năm 2010 đạt 11,01% tăng 3,25% so với năm 2005, như vậy từ năm 2001 đến năm 2010 đã tăng 3,93%. Ngành dịch vụ nơng nghiệp, cĩ tăng tuy hơi chậm, năm 2000 là 3,44%/năm giảm xuống cịn 3,06% năm 2005 giảm 0,38% và năm 2010 tăng lên 4,51% tăng 1,45% so với năm 2005, như vậy từ năm 2001 đến năm 2010 đã tăng 1,07%.

Xu hướng này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất giữa trồng trọt và chăn nuơi theo hướng tích cực và đúng hướng là: tăng tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuơi, dịch vụ nơng nghiệp, giảm giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Đến năm 2010 ngành nơng nghiệp cơ bản vẫn là ngành trồng trọt chiếm gần 85%/năm, ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp khơng quá 5%, ngành chăn nuơi là khoảng trên 11,1%.

Trồng trọt: xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ cây lương thực sang cây

ăn quả: cam, sầu riêng, quýt, bưởi, xồi,… đây khơng chỉ là lợi thế của tỉnh mà đĩ cịn là đặc thù của vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long.

Bảng 2.10: Cơ cấu GTSX ngành Trồng trọt (theo giá thực tế) ĐVT: %

Năm Tổng Lúa Cây lƣơng thực khác Cây cơng nghiệp NN Cây cơng nghiệp DN Cây ăn quả 2000 100,00 88,49 0,74 8,08 1,91 0,78 2001 100,00 89,66 0,86 6,97 1,95 0,56 2002 100,00 88,44 1,32 8,24 1,51 0,49 2003 100,00 61,29 0,50 5,10 1,01 32,10 2004 100,00 61,09 0,53 3,51 0,82 34,05 2005 100,00 87,63 0,56 5,02 1,08 5,70 2006 100,00 56,02 0,29 4,05 0,71 38,93 2007 100,00 56,21 0,48 3,34 0,64 39,33 2008 100,00 57,11 0,31 3,51 0,36 38,70 UTH 2009 100,00 56,33 0,31 3,43 0,42 39,50 KH 2010 100,00 54,94 0,71 3,67 0,66 40,01

Nguồn: Niên giám thống kê KG năm 2008, Báo cáo của Sở KH ĐT KG năm 2008, Tác giả.

Cơ cấu GTSX của cây lúa năm 2000 đạt 88,49%, năm 2005 là 87,63% giảm 0,86% so với năm 2000, kế hoạch 2010 đạt 54,94%, giảm 32,69% so với năm 2005, trung bình giảm 6,54%/năm, như vậy trong 10 năm từ năm 2001 đến năm 2010 đã giảm 33,55%, trung bình giảm 3,35%/năm, như vậy giai đoạn 2006-2010 giảm nhanh hơn giai đoạn 2001-2005. Riêng cây ăn quả, năm 2000 chỉ chiếm 0,78%, đến năm 2005 đạt 5,7%, tăng 4,92% đến năm 2010 kế hoạch đạt 40,01% tăng 34,31% so với năm 2005, như vậy giai đoạn 2006-2010 tăng cao hơn rất nhiều so với giai đoạn 2001- 2005. (xem chi tiết phụ lục 2.6)

Quá trình chuyển dịch sản phẩm trồng trọt như vậy là phù hợp với định hướng phát triển và vùng thổ nhưỡng của địa phương theo hướng giảm tỷ trọng đĩng gĩp của ngành cĩ giá trị thấp như cây lương thực và tăng tỷ trọng các cây trồng khác cĩ hiệu quả hơn và cĩ nhu cầu lớn của thị trường như: cây ăn trái, cây cơng nghiệp,…

Cây chất bột khác: gồm 2 loại cây chủ yếu là cây khoai mì và cây khoai lang,

diện tích nhĩm cây chất bột trên địa bàn tỉnh từ 1.600 ha năm 2000 được mở rộng lên 2.007 ha năm 2007.

Cây mía: tập trung chủ yếu tại huyện Gị Quao (1.023 ha năm 2007) và huyện U

Minh Thượng (1.053 ha năm 2007); diện tích trồng mía trong thời gian qua phát triển khơng ổn định tăng giảm qua các năm, từ 4.605 ha năm 2000 giảm xuống cịn 3.759 ha năm 2005, tăng lên 4.503 ha năm 2006 và đến năm 2007 chỉ cịn 3.487 ha nhưng năng suất lại tăng dần qua các năm từ 45,28 tấn/ha năm 2000 tăng lên 50,67 tấn/ha năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu của thị trường biến động phức tạp cũng như hiệu quả kinh tế mà cây mía đã mang lại. Như vậy so với mục tiêu mà quy hoạch trước đây đã đề ra diện tích trồng mía năm 2005 và năm 2010 là 10.000 ha, chỉ đạt được 35- 37%.

Cây khĩm: tập trung chủ yếu tại các huyện: Châu Thành (1.487 ha năm 2007),

Gị Quao (2.867 ha), Vĩnh Thuận (1.594 ha) và U Minh Thượng (902 ha). Diện tích trồng khĩm phụ thuộc rất lớn vào tình hình biến động của thị trường. Trong những năm qua, diện tích trồng khĩm trên địa bàn tỉnh giảm từ 9.708 ha năm 2000 cịn 7.183 ha vào năm 2005 và đến năm 2007 ổn định ở 7.816 ha. Tuy diện tích trồng khĩm cĩ bị thu hẹp nhưng năng suất tăng qua các năm từ 9,18 tấn/ ha năm 2000 tăng lên 9,88 tấn/ha năm 2005 và đến năm 2007 đạt 12,27 tấn/ha nhờ vào việc ứng dụng các tiến bộ khoa học cũng như việc lựa chọn giống mới. Với sự biến động về diện tích trồng khĩm cũng như về năng suất đạt được như vậy vẫn chưa đạt được các mục tiêu về diện tích trồng khĩm và năng suất mà quy hoạch lần trước đã đề ra: năm 2005 diện tích trồng khĩm là 16.000 ha với năng suất 14 tấn/ha và đến năm 2010 đạt 20.000 ha về diện tích và về năng suất đạt 16 tấn/ha. Đến nay, cây khĩm mới đạt được 44,9% về diện tích và 87,6% về năng suất so với năm 2005 và rất khĩ đạt được mục tiêu đề ra vào năm 2010 của quy hoạch trước.

Cây tiêu: tập trung ở Phú Quốc với 470 ha, chiếm 79,9% tổng diện tích trồng

giảm, từ 762 ha năm 2000 giảm xuống cịn 574 ha năm 2005 và đến năm 2007 tăng lên 588 ha, nguyên nhân chủ yếu là do giá hạt tiêu trên thị trường sụt giảm liên tục, chi phí đầu tư tăng cao. Mặc dù diện tích trồng tiêu cĩ giảm nhưng năng suất lại tăng dần qua các năm từ 15,03 tạ/ha năm 2000 tăng lên 17,53 tạ/ha năm 2005 và đến năm 2007 năng suất đạt 23,11 tạ/ha. Như vậy với kết quả trồng tiêu đạt được vẫn chưa đáp ứng được mục tiêu mà quy hoạch trước đề ra với 800 ha và năng suất 22 tạ/ha vào năm 2005, chỉ mới đạt được 73,5% về diện tích và 105,1% về năng suất so với năm 2005 của quy hoạch trước. Với kết quả đạt thấp như vậy thì rất khĩ đạt được mục tiêu 1.800 ha và năng suất đạt 25 tạ/ha vào năm 2010.

Cây dừa: tập trung chủ yếu tại các huyện: Châu Thành (1.915 ha năm 2007), Gị

Quao (898 ha), An Biên (855 ha), Vĩnh Thuận (727 ha) và U Minh Thượng (911 ha); diện tích trồng dừa trong những năm qua cĩ xu hướng giảm dần từ 8.240 ha năm 2000 giảm xuống cịn 7.828 ha năm 2005 và tiếp tục giảm xuống cịn 7.016 ha năm 2007. Song song với việc giảm diện tích trồng dừa là sự suy giảm về năng suất, nếu như năm 2000 năng suất trồng dừa đạt 57,34 tạ/ha thì đến năm 2005 năng suất chỉ đạt 44,36 tạ/ha, năm 2007 năng suất tuy cĩ tăng so với năm 2005 nhưng khơng đáng kể đạt 45,17 tạ/ha. Với kết quả trên, cây dừa trên địa bàn Tỉnh chưa đạt được các chỉ tiêu đề ra của quy hoạch trước là diện tích và năng suất đạt 10.000 ha và 60 tạ/ha vào năm 2005, tiếp tục duy trì ổn định mức năng suất và diện tích này đến năm 2010.

Trong chăn nuơi: Ngành chăn nuơi năm 2000 đạt 337 tỷ đồng chiếm 7,08% tăng lên 684 tỷ đồng chiếm 7,76% năm 2005 tăng 0,68% trong cơ cấu và năm 2010 kế hoạch là 1.774 tỷ đồng chiếm 11,01% tăng 3,25% so với năm 2005, như vậy từ năm 2001 đến năm 2010 đã tăng 3,93% trong cơ cấu (xem chi tiết bảng 2.9).

 Đàn trâu: tập trung chủ yếu ở các huyện: Hịn Đất (2.709 con năm 2007),

Giồng Riềng (1.604 con) và Gị Quao (1.110 con); quy mơ đàn trâu trong những năm qua phát triển tương đối ổn định, từ 8.691 con năm 2000 giảm cịn 7.455 con năm 2005 và tăng trở lại vào năm 2007 với 8.536 con, năm 2008 ước đạt 8.600 con. Tuy nhiên, với kết quả đạt được như trên cịn rất thấp so với chỉ tiêu mà quy hoạch trước đề ra là

quy mơ đàn trâu đạt 13.000 con vào năm 2005 và đạt 15.000 con vào năm 2010, chiếm 66% so với quy hoạch năm 2005 và chiếm 57% so chỉ tiêu quy hoạch năm 2010.

 Đàn bị: tập trung chủ yếu ở thị xã Hà Tiên (1.436 con năm 2007), huyện

Kiên Lương (5.636 con), huyện Hịn Đất (2.376 con), huyện Gị Quao (1.681 con) và huyện đảo Phú Quốc (3.092 con); đàn bị trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, từ 10.541 con năm 2000 tăng lên 13.339 năm 2005 và tăng mạnh về số lượng vào năm 2007 với 18.000 con. Nếu so với nuơi heo và nuơi trâu thì nuơi bị phát triển ổn định với quy mơ đàn được mở rộng về số lượng. Với kết quả đạt được như trên, nhiều khả năng quy mơ đàn bị sẽ vượt chỉ tiêu 20.000 con vào năm 2010 mà Quy hoạch đã đề ra.

 Đàn heo: phát triển tập trung chủ yếu ở các huyện trong tỉnh. Trong những

năm qua, quy mơ đàn heo phát triển ngày càng lớn, từ 277.018 con năm 2000 đã phát triển lên 383.284 con vào năm 2005, do ảnh hưởng của dịch bệnh lở mồm long mĩng, năm 2007 quy mơ đàn heo chỉ cịn 357.613 con, năm 2008 ước đạt 360.000 con. Kết quả nuơi heo trên địa bàn Tỉnh đã khơng đạt được chỉ tiêu như quy hoạch đã đề ra là đạt 400.000 con vào năm 2005 và rất khĩ đạt được chỉ tiêu 600.000 con vào năm 2010, chỉ đạt khoảng 64% so chỉ tiêu quy hoạch năm 2010.

 Đàn gia cầm: Phát triển khơng ổn định do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm

xảy ra trong thời gian qua. Quy mơ đàn gà giảm dần từ 1.292.000 con năm 2000 giảm xuống cịn 1.018.000 con vào năm 2005 và năm 2007 đàn gà đã cĩ dấu hiệu phục hồi với 1.154.000 con. Quy mơ đàn vịt từ 1.879.000 con năm 2000 giảm nhẹ cịn 1.840.000 con năm 2005 và tăng mạnh trở lại vào năm 2007 với quy mơ đàn đạt 3.135.000 con. Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên quy mơ đàn gia cầm khơng đạt được chỉ tiêu mà quy hoạch trước đã đề ra là 5.000.000 con vào năm 2005, tuy nhiên, quy mơ đàn gia cầm cĩ thể đạt được chỉ tiêu 6.000.000 con vào năm 2010.

b) Ngành lâm nghiệp:

Kinh tế lâm nghiệp của Tỉnh cịn ở quy mơ nhỏ, chiếm một tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu kinh tế. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp theo giá cố định 1994 tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh kiên giang đến năm 2020 (Trang 40)