Định hướng cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 53 - 55)

3.1 Định hướng cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: tỉnh Tiền Giang:

3.1.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang đến 2015:

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2008 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số: 97/2007/QĐ.TTg ngày 04/03/2007 như sau:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 2008 – 2015: 11,5%.

+ Tốc độ phát triển cơng nghiệp xây dựng bình quân 2008 –2015: 13,2% + Tốc độ phát triển thương mại – dịch vụ bình quân 2008 –2015: 13%. + Tốc độ phát triển nơng, lâm, ngư nghiệp bình quân 2008 –2015: 3,4%. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Kế họach đến năm 2015 tỷ trọng công nghiệp là: 46%, dịch vụ là: 23,1% và nơng nghiệp là: 30,9%.

+ Thu nhập bình quân đầu người đến 2015 đạt: 700 USD – 1.200 USD + Tỷ lệ đơ thị hóa 2015 đạt: 45% - 50%.

3.1.2 Nhu cầu vốn tín dụng cho tiêu dùng đến 2015:

Với đà phát triển của nền kinh tế, thu nhập người dân tăng cũng như đời sống của họ ln được cải thiện. Vì thế, xu hướng tiêu dùng của người dân ngày càng nhiều hơn, nhất là tầng lớp thanh niên. Khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng để mua xe, mua vật dụng gia đình, sữa chữa trang trí nhà……sẽ gia tăng trong giai đoạn sắp tới. Đây cũng là xu hướng chung của các nước đang phát triển.

Trong giai đoạn từ nay đến 2015, sự phát triển nhanh chóng của thị trường hàng tiêu dùng của các cơng ty nước ngồi đầu tư sản xuất tại Việt Nam đã thúc đẩy các công ty Việt Nam năng động hơn trong việc cạnh tranh. Chính điều này tạo nên một thị trường hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhưng đòi hỏi chất lượng ngày càng cao. Ở một tương lai gần, khi thị trường ngân hàng Việt Nam mở cửa cho các ngân hàng nước ngồi vào đầu tư theo tiến trình hội nhập thì chắc chắn thì trường cho vay tiêu dùng sẽ sôi động hơn.

Trước đây người tiêu dùng, đặc biệt là các cá nhân rất ngại tiếp xúc với nguồn vốn ngân hàng, vì nghĩ rằng nó rất phức tạp. Cịn phía ngân hàng thì ngại cho vay tiêu dùng vì sợ rủi ro cao. Nhưng trong giai đoạn sắp tới tình thế sẽ thay đổi. Khách hàng các tầng lớp đều thích đến ngân hàng để vay vốn, nhất là lĩnh vực vay tiêu dùng như: mua nhà, sắm phương tiện đi lại cũng như vật dụng trong gia đình. 3.1.3 Định hướng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại:

Trong những năm tới đây, chương trình tín dụng tiêu dùng sẽ tiếp tục đóng một vai trị chủ đạo trong dịch vụ ngân hàng cũng như trong quản lý ngân hàng. Xu hướng này diễn ra bởi vì tín dụng tiêu dùng khơng chỉ là một trong những khoản mục mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng mà còn bởi vì người tiêu dùng với trình độ ngày càng cao sẽ vay nhiều hơn để nâng cao mức sống của bản thân và đáp ứng các kế hoạch chi tiêu trên cơ sở triển vọng về thu nhập trong tương lai.

Dự đoán rằng trong thời gian tới sẽ có sự cạnh tranh gay gắt, nhất là giữa các ngân hàng của nước ngoài và các ngân hàng lớn trong nước trong việc phân khúc thị trường.

Định hướng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại trong tương lai sẽ hướng mục tiêu về sự thuận tiện, ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình được nhận khoản vay sớm hơn trong khi vẫn duy trì được sự kiểm sóat đối với món vay tiêu dùng để tránh những giảm sút đáng kể về chất lượng tín dụng.

Đồng thời các hình thức cấp tín dụng mới sẽ được triển khai để khách hàng có thể lựa chọn và tiếp cận một cách tốt nhất. Các ngân hàng sẽ đầu tư hơn nữa tín dụng tiêu dùng bằng việc mở rộng các đối tượng của tín dụng tiêu dùng sát với đời sống khách hàng. Trong thời gian tới tín dụng tiêu dùng khơng những phục vụ các nhu cầu vật chất mà còn đi vào các đối tượng mang tính thanh tốn như tiền điện, tiền nước, diện thoại….để huy động được lượng tiền nhàn rỗi từ hệ thống tài khoản thanh toán cho các mục tiêu kinh doanh.

Ngân hàng sẽ có sự thận trọng trong việc lựa chọn hình thức tài sản đảm bảo và cấp tín dụng tiêu dùng. Nếu có cho vay tín chấp, ngân hàng chỉ gắn chặt với một số nhà bán lẻ như các siêu thị điện máy lớn hoặc tập trung vào công nhân viên những cơng ty nước ngồi.

Trong thời gian tới, các ngân hàng sẽ có sự phân khúc mạnh đối tượng khách hàng cụ thể. Tùy theo từng đặc điểm của ngân hàng mình mà các ngân hàng sẽ có chiến lược tiếp thị, cung cấp sản phẩm tín dụng tiêu dùng cho từng loại khách hàng. Để đảm bảo đồng vốn được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, trong thời gian tới các ngân hàng sẽ có sự liên kết chặt chẽ với các trung tâm, cửa hàng bán sản phẩm sẽ được thiết lập theo hướng có lợi cho cả ba bên tham gia.

3.2.Các giải pháp phát triển cho vay tiêu dùng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)