2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh
2.3.3 Thực trạng quy trình cho vay tiêu dùng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền
đoạn đầu, đang trong thời điểm phát triển, còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác đúng mức.
Bảng 2.10 Tình hình vay vốn tiêu dùng theo tổ chức đến ngày 30/06/2008
Tên Ngân hàng hệ vay vốn tiêu dùng Số lượng đơn vị liên khách hàng Số lượng * NGÂN HÀNG QUỐC DOANH 364 7.086
NH CÔNG THƯƠNG 78 1.489
NH PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL 36 356
NH ĐẦU TƯ 52 841
NH NÔNG NGHIỆP 198 4.400
* NGÂN HÀNG NGOÀI QUỐC
DOANH 79 4.611
NH TMCP NGOẠI THƯƠNG 35 688
NH SÀI GỊN THƯƠNG TÍN 18 1.585
NH ĐƠNG Á 26 2.338
Tổng cộng 443 11.697
Nguồn: Số liệu từ Hội thảo phân tích thực trạng vay vốn tiêu dùng trên địa bàn Tiền Giang do NHNN tổ chức ngày 15/07/2008
Trong hoạt động ngân hàng ngày nay, điều không thể thiếu là mối liên kết giữa ngân hàng và các khách hàng. Các ngân hàng đã phân loại nhóm khách hàng theo các cấp bậc từ khách hàng chiến lược, khách hàng truyền thống, khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng … Từ đó có chính sách và chiến lược tiếp cận khác nhau.
Qua bảng số liệu nhận thấy, hệ thống ngân hàng quốc doanh trên địa bàn với những mối quan hệ từ nhiều năm từ thời bao cấp đã có được một lượng khách hàng đáng kể. Một điều cũng nhận thấy là đã có sự san sẻ khách hàng cho các ngân hàng cổ phần, chỉ trong hơn 3 năm thành lập các ngân hàng này đã chiếm được một lượng khách hàng đáng kể trên địa bàn.
2.3.3 Thực trạng quy trình cho vay tiêu dùng của các NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: Giang:
Mặc dù trong những năm gần đây hoạt động cho vay tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã không ngừng lớn mạnh, đạt được mức tăng trưởng khá cao và ngày càng có vị thế quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên do đặc thù của món vay có số tiền nhỏ, hồ sơ không phức tạp lại đang trong giai đoạn cạnh tranh thu hút khách hàng nên so với các hình thức tín dụng khác thì tín dụng tiêu dùng đa phần cịn ít được chú trọng, đầu tư và vận dụng quy chế đã ban hành. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:
♦ Hạn chế trong công tác quản trị điều hành, tuân thủ các quy chế tín dụng về cho vay tiêu dùng đã ban hành:
+ Về tổ chức thẩm định: có thể nói cho đến nay các ngân hàng trên địa bàn chưa có phịng thẩm định. Nghiệp vụ thẩm định vẫn được lồng ghép với nghiệp vụ tín dụng. Một cán bộ tín dụng vẫn phải kiêm rất nhiều việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm sốt tính đầy đủ hợp lệ các loại giấy tờ, thu thập thông tin để thẩm định khách hàng vay đến lập tờ trình rồi kiểm tra, giám sát theo dõi nợ vay. Khối lượng công việc lớn như vậy cộng thêm số các món vay ngày càng tăng khiến cho cán bộ không cịn đủ thời gian để thu thập các thơng tin cần thiết phục vụ cho quá trình thẩm định, từ đó làm giảm tính chính xác của các kết quả cuối cùng.
+ Do đặc thù của món vay tiêu dùng địi hỏi phải có tính xác thực trong việc xây dựng nhu cầu vay vốn và việc sử dụng vốn vay, từ đó địi hỏi nhiều kỹ năng và tính trung thực trong cơng tác thẩm định và công tác kiểm tra sử dụng vốn vay. Nhiều trường hợp cán bộ tín dụng sau khi thẩm định cho vay và giải ngân thì khơng quan tâm đến cơng tác kiểm tra sau hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ các chứng từ có liên quan: hóa đơn tài chánh, hợp đồng thi cơng, biên bản nghiệm thu, biên bản hồn cơng…
+ Cho vay tiêu dùng cịn thiếu hồ sơ pháp lý xác định nhu cầu vay vốn, đặc biệt là mảng cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở… dẫn đến tình trạng nhiều món vay chưa được cấp phép hoặc hồ sơ thủ tục chính quyền chưa xong nhưng ngân hàng vẫn xem xét cho vay hoặc khi đã hoàn tất việc mua bán, xây dựng, sửa chữa xong mới liên hệ vay vốn ngân hàng để thanh tốn nợ ngồi.
+ Còn hiện tượng gia hạn và đảo nợ, hoặc cùng một mục đích nhưng vay vốn nhiều lần nhưng vì nhiều lý do trong đó có liên quan đến kết quả tạm thời nhiều đơn
vị vẫn khơng kiên quyết chấm dứt, đẩy món vay ngày càng cao hơn về số tiền nợ và mức độ rủi ro theo định tính.
+ Mặc dù cơ chế và quy trình tín dụng cho vay tiêu dùng các ngân hàng đã có ban hành nhưng lãnh đạo các ngân hàng cịn có tư tưởng quá tin vào cấp dưới, đặc biệt là hệ thống ngân hàng quốc doanh: thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên, yêu cầu nâng cao chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng. Lãnh đạo đơn vị phụ trách kinh doanh còn quá “nhẹ” trong chỉ đạo điều hành đối với cán bộ tín dụng dưới quyền. Đối với nhiều sai sót nhỏ nhưng dễ dãi cho qua, từ đó cán bộ dưới quyền khơng có ý thức sửa chữa hoặc hồn thiện hồ sơ cho vay ngày càng tốt hơn.
+ Ở một số ngân hàng, chủ yếu là các ngân hàng quốc doanh chưa phân định trách nhiệm cụ thể và rõ ràng giữa CBTD và CBTD cùng thẩm định nên việc 02 CBTD cùng thẩm định một món vay tiêu dùng chưa đạt hiệu quả cao. Có trường hợp không tham dự định giá nhưng vẫn ký vào Tờ trình và Biên bản định giá tài sản thế chấp từ đó tạo nhiều kẽ hở trong kiểm tra giám sát. Ý kiến của hai cán bộ thường là giống nhau đến từng chữ nên cũng không thể hiện thêm được nội dung mang tính chất độc lập.
+ Trong thẩm định tín dụng tiêu dùng cịn dựa vào tài sản đảm bảo, khơng u cầu cán bộ phân tích được uy tín và năng lực điều hành của khách hàng. Nhiều món vay khi nhận tài sản thế chấp khơng nhận ra những khó khăn trong việc xử lý tài sản nếu món vay khơng có khả năng trả được nợ: tài sản nằm trong sâu, không thuận tiện đi lại, không phù hợp về mặt phong thủy …
+ Đối với các món vay tiêu dùng tín chấp có xác nhận của lãnh đạo đơn vị hoặc cho vay theo hình thức thẻ tín dụng cịn dựa nhiều vào hồ sơ giấy hoặc xác nhận bằng văn bản của lãnh đạo cơ quan, thiếu thẩm định thực tế về tình hình tài chánh, uy tín tại địa phương…dẫn đến tình trạng khi khơng trả được nợ thì cơ quan ban ngành thiếu hợp tác hoặc các đương sự nghỉ việc thì khả năng thu hồi nợ hầu như bằng không.
+ Cịn nặng giải quyết cơng việc theo “miệng” chưa có văn bản chỉ đạo rõ ràng, nhiều khi đưa CBTD vào thế không dám làm trái ý cấp trên. Từ đó thiếu tính chủ động trong xử lý nghiệp vụ đối với khách hàng.
Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động tín dụng ngân hàng: tính hệ thống, tính rủi ro, u cầu trình độ lao động có chất lượng cao để có khả năng phân tích khách hàng, đảm bảo việc cho vay có hiệu quả tốt nhất nhưng cịn có cán bộ có tư duy cá nhân, trục lợi trong việc giải quyết cho vay; từ đó giảm chất lượng tín dụng khi thẩm định, lãnh đạo chưa có cơ chế ràng buộc về mặt vật chất để nâng cao trách nhiệm trong cơng tác tín dụng …
+ Thiếu kiểm tra giám sát sau khi cho vay tiêu dùng, hoặc không sử dụng các cơng cụ nghiệp vụ để tăng cường tính an tịan trong sử dụng vốn vay, điều này có thể dẫn đến việc sử dụng vốn khơng đúng mục đích là ngun nhân khơng trả được nợ ngân hàng: tiền vay giải ngân một lần không theo tiến độ thực hiện, giải ngân khơng có các chứng từ hoặc hồ sơ phù hợp, tiền vay không được chuyển khoản đến các bên nhận mà chủ yếu nhận bằng tiền mặt.
♦Các hạn chế khác
Việc thẩm định dự án đơi khi cịn mang tính chủ quan, kết quả thẩm định cịn ít nhiều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Thực tế chúng ta gặp nhiều trường hợp mà việc ngân hàng có quyết định cho vay hay khơng khơng chỉ phụ thuộc vào kết quả thẩm định mà còn phụ thuộc vào tài sản vơ hình đem ra thế chấp ngân hàng - đó chính là mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Do đó việc thẩm định trên thực tế chỉ mang tính thủ tục, hình thức. Vì thế mà có những dự án vay tiêu dùng kết quả thẩm định cho thấy có thể cho vay thì chưa chắc đã được chấp thuận cho vay, trong khi có dự án mà kết quả thẩm định cho thấy khơng thể cho vay hoặc cịn nhiều điều bất ổn thì lại được ngân hàng sẵn sàng cấp vốn. Đây chính là nguy cơ chủ yếu dẫn đến những rủi ro tín dụng cho các ngân hàng.
2.3.3.2 Thực trạng vận dụng quy chế bảo đảm tiền vay:
* Đối với công tác kiểm tra hồ sơ và thực tế tài sản đảm bảo:
Nhiều ngân hàng nhận tài sản không đủ điều kiện làm tài sản đảm bảo, nhưng trong quá trình cho vay cũng không yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo, hoặc không yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo khác để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ đối với khách hàng không đủ điều kiện cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản theo quy định.
Nội dung thẩm định về tài sản đảm bảo khơng đúng với thực tế, khi có vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng kết luận ngân hàng lập hồ sơ thẩm định tài sản đảm bảo khơng đúng thực tế, do đó cán bộ ngân hàng có nguy cơ mắc phải lỗi cố ý lập hồ sơ sai sự thực, một trong những yếu tố có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng rộng khắp trong toàn tỉnh, đủ các thành phần kinh tế. Đặc biệt đối với các khách hàng ở vùng nông thơn, xa thành phố Mỹ Tho cán bộ tín dụng cịn tư tưởng chủ quan khi xem xét đến phần tài sản đảm bảo: tài sản nằm trong sâu, không thuận tiện cho việc đi lại, tài sản đảm bảo là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của nhiều hộ gia đình cùng chung sống, đặc biệt là các hộ gia đình trong dịng họ tại một số địa phương có tính thanh khoản rất thấp.
* Đối với việc công chứng/chứng thực hợp đồng đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo:
Đối với tài sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, phần lớn các ngân hàng trên địa bàn đã để cho khách hàng tự đi công chứng, chứng thực HĐBĐ, tự đi đăng ký giao dịch đảm bảo, sau đó lấy kết quả về cho các ngân hàng. Các chi nhánh không giám sát, kiểm tra được hồ sơ về tài sản đảm bảo là thật hay giả, khi khách hàng cố tình lừa thì ngân hàng không xử lý được tài sản đảm bảo.
Thời gian đăng ký một hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất theo quy định là 3 ngày. Để thiết lập một bộ hồ sơ vay tiêu dùng đơn giản khách hàng phải mất khoảng 6 ngày để hoàn tất hồ sơ
Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ, khách hàng phải tiến hành xóa đăng ký thế chấp và thời gian xóa cũng là 3 ngày.
Chi phí thực hiện cho một giao dịch bảo đảm hoàn chỉnh tối thiểu là: 180.000 đồng bao gồm: xác nhận tại UBND phường xã: 60.000 đồng, đăng ký thế chấp: 60.000 đồng và xóa đăng ký thế chấp: 60.000 đồng.
Các văn bản pháp luật thường quy định mẫu hợp đồng bảo đảm, cụ thể thông tư 01 của Bộ tài nguyên môi trường quy định phải thực hiện theo mẫu của quyết định 1833 của Tổng cục địa chính. Các mẫu trên rất sơ sài chỉ có thể đáp ứng nhu cầu cầu quản lý đất đai, không phù hợp với yêu cầu của các tổ chức tín dụng.
Mặc dù về mặt cơ chế Chính phủ đã ban hành Nghị định 178/1999/NĐ-CP và 85/CP đã cho phép các tổ chức tín dụng dùng nhiều hình thức xử lý tài sản. Tuy nhiên từ Nghị định đến các văn bản thực hiện liên quan của nhiều cơ quan khác nhau còn rất xa vời. Thực tế các TCTD trên địa bàn tỉnh Tiền Giang rất khó khăn trong việc tự xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ vay:
+ Trong trường hợp người vay cố tình khơng trả nợ và khơng đồng ý bán tài sản đảm bảo, ngân hàng muốn tự xử lý tài sản phải được sự hỗ trợ của nhiều cơ quan ban ngành như: Công an, ủy ban phường xã …..và các cơ quan này thường thiếu sự phối hợp đồng bộ và khơng cho đó là nhiệm vụ của mình.
+ Các thủ tục chuyển nhượng hiện nay đối với bất động sản hết sức phức tạp và gần như không thể thực hiện được nếu người chủ sở hữu tài sản không đồng ý chuyển nhượng. Ngay cả các trường hợp xử lý tài sản thông qua trung tâm đấu giá thì trung tâm cũng yêu cầu có sự đồng ý của chủ sở hữu.
+ Không thực hiện xử lý tài sản khi tài sản đang bị tranh chấp, nhiều trường hợp các thành viên trong gia đình tự tạo ra tranh chấp nhằm kéo dài thời gian xử lý tài sản của ngân hàng.
Do đó, phần lớn các khỏan nợ có vấn đề cần xử lý tài sản đảm bảo các ngân hàng thường phải thông qua con đường khởi kiện qua cơ quan pháp luật. Việc thực hiện bán tài sản theo trình tự của các cơ quan này thường kéo dài gây thiệt hại cho các ngân hàng, nhất là các món vay tiêu dùng thường có số tiền khơng lớn.
2.3.4.4 Việc thu thập thơng tin về khách hàng cịn nhiều hạn chế:
Phần lớn thơng tin cán bộ tín dụng thu thập qua khách hàng và nơi quản lý nguồn thu nhập của khách hàng. Trong thực tế việc điều tra thông tin của khách hàng gặp nhiều khó khăn:
+ Tư cách của khách hàng: cán bộ tín dụng phải dựa vào kinh nghiệm để phán đốn mà khơng có thơng tin về khách hàng. Để hạn chế bớt rủi ro khi gặp khách hàng xấu, cán bộ tín dụng thường xử dụng triệt để các mối quan hệ của mình để xem xét khách hàng đã vay tại các tổ chức tín dụng khác.
+ Thơng tin về thu nhập: đối với khách hàng buôn bán lẻ hoặc kinh doanh có nguồn thu nhập khơng ổn định thì các thơng tin về thu nhập do kinh nghiệm ước đốn của cán bộ tín dụng mà khơng theo một chuẩn mực nào.
+ Thông tin về nợ vay của các ngân hàng: đối với trường hợp vay tiêu dùng theo dạng tín chấp, khơng ít cá nhân lợi dụng việc này để liên hệ vay vốn 2,3 ngân hàng, nhưng các ngân hàng chưa có cơ sở kiểm chứng cũng như xác minh để có biện pháp xử lý nợ.
+ Các ngân hàng chưa có sự chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp để tổ chức thu thập thông tin phục vụ cho cơng tác thẩm định tín dụng đạt hiệu quả.
2.3.3.5 Sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa phù hợp:
Các sản phẩm của ngân hàng chưa phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng, các chương trình cho vay mua nhà ở thường có thời gian vay dưới 10 năm với lãi suất khoảng 1%/tháng năm 2005 và 1,75% vào năm 2008 và phải có vốn tự có tối thiểu là 30% nhu cầu vốn của phương án mua nhà. Do đó người lao động có thu nhập bình qn dưới 2 triệu đồng/tháng khó tiếp cận được với sản phẩm này.
Hầu như các ngân hàng trên địa bàn không tạo ra những sản phẩm riêng biệt, chuyên trách từng sản phẩm tiêu dùng riêng dẫn đến người vay vốn khơng tìm ra