Thực trạng vận dụng quy chế bảo đảm tiền vay:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 42 - 43)

2.3 Thực trạng cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh

2.3.3.2 Thực trạng vận dụng quy chế bảo đảm tiền vay:

* Đối với công tác kiểm tra hồ sơ và thực tế tài sản đảm bảo:

Nhiều ngân hàng nhận tài sản không đủ điều kiện làm tài sản đảm bảo, nhưng trong quá trình cho vay cũng không yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ pháp lý của tài sản đảm bảo, hoặc không yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo khác để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ đối với khách hàng không đủ điều kiện cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản theo quy định.

Nội dung thẩm định về tài sản đảm bảo khơng đúng với thực tế, khi có vụ việc xảy ra, cơ quan chức năng kết luận ngân hàng lập hồ sơ thẩm định tài sản đảm bảo khơng đúng thực tế, do đó cán bộ ngân hàng có nguy cơ mắc phải lỗi cố ý lập hồ sơ sai sự thực, một trong những yếu tố có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, số lượng khách hàng rộng khắp trong toàn tỉnh, đủ các thành phần kinh tế. Đặc biệt đối với các khách hàng ở vùng nông thơn, xa thành phố Mỹ Tho cán bộ tín dụng cịn tư tưởng chủ quan khi xem xét đến phần tài sản đảm bảo: tài sản nằm trong sâu, không thuận tiện cho việc đi lại, tài sản đảm bảo là giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của nhiều hộ gia đình cùng chung sống, đặc biệt là các hộ gia đình trong dịng họ tại một số địa phương có tính thanh khoản rất thấp.

* Đối với việc công chứng/chứng thực hợp đồng đảm bảo, đăng ký giao dịch đảm bảo:

Đối với tài sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất, phần lớn các ngân hàng trên địa bàn đã để cho khách hàng tự đi công chứng, chứng thực HĐBĐ, tự đi đăng ký giao dịch đảm bảo, sau đó lấy kết quả về cho các ngân hàng. Các chi nhánh không giám sát, kiểm tra được hồ sơ về tài sản đảm bảo là thật hay giả, khi khách hàng cố tình lừa thì ngân hàng không xử lý được tài sản đảm bảo.

Thời gian đăng ký một hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất theo quy định là 3 ngày. Để thiết lập một bộ hồ sơ vay tiêu dùng đơn giản khách hàng phải mất khoảng 6 ngày để hoàn tất hồ sơ

Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ, khách hàng phải tiến hành xóa đăng ký thế chấp và thời gian xóa cũng là 3 ngày.

Chi phí thực hiện cho một giao dịch bảo đảm hoàn chỉnh tối thiểu là: 180.000 đồng bao gồm: xác nhận tại UBND phường xã: 60.000 đồng, đăng ký thế chấp: 60.000 đồng và xóa đăng ký thế chấp: 60.000 đồng.

Các văn bản pháp luật thường quy định mẫu hợp đồng bảo đảm, cụ thể thông tư 01 của Bộ tài nguyên môi trường quy định phải thực hiện theo mẫu của quyết định 1833 của Tổng cục địa chính. Các mẫu trên rất sơ sài chỉ có thể đáp ứng nhu cầu cầu quản lý đất đai, không phù hợp với yêu cầu của các tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh tiền giang (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)