3.2.2 Các giải pháp đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang:
3.2.2.3 Đổi mới hình thức cho vay:
♦ Mở rộng các hình thức cho vay tiêu dùng:
Tiền Giang là tỉnh có nhiều khu cơng nghiệp tập trung, nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao là thị trường rất tiềm năng đối với lĩnh vực cho vay tiêu dùng. Các ngân hàng cần kết hợp chặt chẽ với nhà đầu tư kinh doanh bất động sản để đẩy mạnh hình thức này. Việc liên kết này mang lại nhiều lợi điểm cho ngân hàng hơn là đầu tư cho các khu dân cư tự phát:
+ Kết hợp với các nhà đầu tư đủ năng lực tài chính, dự án được hình thành khá nhanh chóng và hồn chỉnh điều kiện hạ tầng giúp cho người mua nhà có thể sử dụng ngay. Các ngân hàng có điều kiện cho vay nhiều trên một khu vực làm tiết giảm được các chi phí.
+ Ngân hàng có thể n tâm về tính pháp lý của tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay nhất là trong điều kiện quy hoạch tràn lan như hiện nay.
+ Khi có rủi ro xảy ra do khách hàngï, ngân hàng có thể phối hợp với chủ đầu tư xử lý nhanh tài sản đảm bảo tạo nguồn thu hồi vốn cho ngân hàng.
Trong tương lai không xa thị trường ôtô phục vụ nhu cầu cá nhân sẽ trở nên sơi động và có tốc độ phát triển cao. Đây cũng là một thị phần cho vay tiêu dùng của các ngân hàng. Các ngân hàng cần chủ động liên kết với các nhà sản xuất, kinh doanh xe ôtô để cho vay các khách hàng mua xe ơtơ.
Ngồi ra các ngân hàng cần liên kết với các nhà sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng cao cấp như: tivi, máy giặt, tủ lạnh …để cho vay. Các khoản vay này khá nhỏ nhưng lớn về mặt số lượng, ngân hàng cần có các hình thức phù hợp để khai thác tiềm năng này:
+ Đưa ra sản phẩm này cho một số doanh nghiệp trong phạm vi nhất định. + Do số tiền vay không lớn, các ngân hàng cần xác định đối tượng vay hơn là tài sản đảm bảo. Có thể hướng đến cá nhân có thu nhập trung bình nhưng ổn định trong cư trú.
+ Kết hợp san sẻ rủi ro với nhà sản xuất, kinh doanh các mặt hàng trên, bằng các hình thức cho vay có truy địi hoặc truy địi tồn bộ từ các nhà sản xuất.
♦ Phát triển cho vay qua hình thức thẻ tín dụng:
+ Ngân hàng cần chủ động kết hợp với các nhà sản xuất kinh doanh để đưa sản phẩm thẻ đến người tiêu dùng nhanh nhất. Mở rộng loại hình dịch vụ thẻ, cũng như các cơ sở chấp nhận thẻ để người có thẻ đễ dàng thực hiện các giao dịch, từng bước thay thế giao dịch bằng tiền mặt.
+ Thẻ với các tính năng linh hoạt và vượt trội như: an toàn, thuận tiện khi sử dụng …. Chắc chắn thích hợp với các nước có nền kinh tế ngày càng phát triển, trở thành hình thức tín dụng phổ biến, tạo ra thị trường rộng lớn cho các ngân hàng khai thác. Thẻ là một sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới nên cần được các ngân hàng
mạnh dạn, tuyên truyền, quảng cáo đến số đông dân chúng. Mặt khác đưa ra các lọai thẻ tín dụng đáp ứng được các yêu cầu đa dạng của khách hàng.
Tiếp tục mở rộng hình thức cho vay cán bộ cơng nhân viên khơng có tài sản bảo đảm đến các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Để hạn chế rủi ro các ngân hàng cần mở rộng cho vay cán bộ cơng nhân viên các doanh nghiệp đang có các quan hệ dịch vụ với ngân hàng, hoặc đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh.
+ Mức cho vay đối với từng cán bộ cơng nhân viên căn cứ theo tiêu chí xếp loại và nhận định phán đốn của cán bộ tín dụng, cũng như chỉ xem xét cho vay đến một bộ phận trong doanh nghiệp có nguồn thu nhập ổn định bảo đảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.
+ Ngân hàng chủ động phối hợp với chủ doanh nghiệp đưa ra các hình thức cho vay thu nợ trực tiếp hoặc thông qua người đại diện theo yêu cầu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phối hợp ngân hàng chuyển các nguồn thu nhập để trả nợ, xác định tư cách người vay cũng như các xử lý khi người vay khơng cịn làm việc.
♦ Mở rộng vay vốn tiêu dùng đối với cán bộ công nhân viên:
Cho vay đối với CBCNV tuy không phải là một nghiệp vụ mới mẻ nhưng đặc biệt phù hợp trong giai đoạn hiện nay và xu hướng, điều kiện phát triển tốt trong tương lai. Đây là một trong những đối tượng khách hàng tiềm năng của các ngân hàng bán lẻ nhằm đa dạng hóa danh mục đối tượng khách hàng, phân tán rủi ro, phát triển các dịch vụ ngân hàng khác đi kèm với nghiệp vụ cho vay. Trong giai đoạn hiện sỡ dĩ ngân hàng cần quan tâm tăng trưởng tín dụng đối với đối tượng khách hàng là CBCNV là do:
+ Nền kinh tế Tiền Giang đang trên đà phát triển, ngày càng có nhiều doanh nghiệp ”ăn nên làm ra”, sản phẩm hàng hóa – dịch vụ phong phú đa dạng; thu nhập bình quân ngày càng tăng nên nhu cầu tiêu dùng của CBCNV cũng gia tăng.
+ Đa số cán bộ cơng nhân viên đều có trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ, am hiểu pháp luật nên dễ dàng tiếp cận hồ sơ, thủ tục và công nghệ ngân hàng.
+ Ba là khi người vay không trả được nợ, việc xử lý thu hồi nợ tương đối dễ dàng hơn các đối tượng khách hàng tư nhân, cá thể khác bằng cách quản lý và trích các khoản thu nợ hoặc tác động uy tín, lịng tự trọng của họ.
Để phát triển và mở rộng cho vay đối với CBCNV an toàn, hiệu quả, ngân hàng cho vay cần chú ý một số vấn đề sau:
- Thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý thu nhập của người vay (cơ quan bảo hiểm xã hội, cơ quan nơi người vay công tác) trong việc quản lý, khấu trừ các khoản nhập để trả nợ trong trường hợp cần thiết theo cam kết và ủy quyền trong giấy đề nghị vay vốn của người vay.
- Đối tượng khách hàng nào cũng có người tốt, kẻ xấu do vậy ngân hàng cho vay cần phải thẩm định, lựa chọn khách hàng về phương diện sau:
* Thành tích họat động trong quá khứ và xu hướng tương lai của cơ quan, doanh nghiệp nơi người vay làm việc. Uy tín, thiện chí của ban Lãnh đạo cơ quan trong việc đôn đốc, nhắc nhở người vay thực hiện nghĩa vụ trả nợ ngân hàng; uy tín, đạo đức, sức khỏe, hồn cảnh gia đình của bản thân người vay.
* Mục đích vay vốn rõ ràng, hợp pháp, phù hợp với khả năng trả nợ từ thu nhập của người vay, đặc biệt, đối với những nhu cầu vay vốn để tiêu dùng cần lọai trừ những nhu cầu tiêu dùng theo kiểu “vung tay quá trán”, xa xỉ, không thiết thực.
* Số tiền cho vay phải được tính tốn tương ứng với mức thu nhập từ cơ quan, số năm thâm niên công tác và thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Trong tình hình hiện nay, thu nhập của người lao động và chỉ số giá cả đều tăng hơn trước nên NHTM có thể xem xét, điều chỉnh quy định về mức cho vay tối đa là”12 lần thu nhập thường xuyên hàng tháng của khách hàng nhưng không quá 100 triệu đồng/người”.
* Thời hạn cho vay phải phù hợp với khả năng trả nợ, tuổi tác và thời gian còn được làm việc của người vay theo quy định của Luật lao động; NHTM cần xét điều chỉnh tăng thời gian cho vay từ 5 đến 7 năm (đối với nhu cầu vay để xây dựng, sữa chữa, mua đất khơng vì mục đích kinh doanh bất động sản) thay vì 3 năm như quy định hiện nay để tạo điều kiện cho người vay trả nợ dễ dàng hơn.
* Kết hợp phát triển dịch vụ ngân hàng khác như chi trả lương qua ATM; mở rộng hơn đối tượng được sử dụng thẻ tín dụng; đẩy mạng triển khai dịch vụ bảo hiểm tín dụng kết hợp với cho vay tiêu dùng cá nhân.