Nguyên tắc thực hiện Bao thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng sumitomo mitsui banking corporation (Trang 25)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ BAO THANH TOÁN

1.1 Giới thiệu về bao thanh toán

1.1.7 Nguyên tắc thực hiện Bao thanh toán

Tùy thuộc vào phạm vi, loại hình bao thanh tốn, khi thực hiện sản phẩm bao thanh toán cần phải tuân thủ theo những khung pháp l chuẩn. Hiện nay, các tổ chức thực hiện bao thanh toán trên thế giới thường sử dụng Công ước UNIDROIT được thông qua ngày 28/05/1988; Công ước Liên Hiệp quốc về việc chuyển nhượng những khoản phải thu trong thương mại quốc tế (UNCITRAL) được thông qua ngày 12/12/2001 và Các quy tắc chung về bao thanh toán quốc tế (GRIF) của Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI).

Quy tắc chung về Bao thanh toán quốc tế (FCI) gồm 8 chương và 32 điều quy định cụ thể về các điều khoản chung như ngôn ngữ sử dụng, phí bao thanh tốn, phạm vi, thời gian..; về việc chuyển nhượng các khoản phải thu; về thu nợ các khoản phải thu; về tranh chấp cũng như về các vấn đề trao đổi dữ liệu điện tử (edifactoring).

Riêng tại Việt Nam, theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2004 và quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16 tháng 10 năm 2008 về Quy chế hoạt động Bao thanh tốn của các tổ chức tín dụng, hoạt động Bao thanh toán phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

− Đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng được thực hiện Bao thanh toán và phù hợp với quy định của Pháp luật Việt Nam;

− Đảm bảo các quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào hợp đồng Bao thanh tốn và các bên có liên quan đến khoản phải thu;

− Khoản phải thu được Bao thanh tốn phải có nguồn gốc từ các hợp đồng mua, bán hàng phù hợp với qui định của pháp luật liên quan.

™ Các quy định khác có liên quan đến hoạt động Bao thanh tốn tại Việt Nam 1.1.7.1 Quy định về đồng tiền được sử dụng trong hoạt động Bao thanh toán

Các giao dịch Bao thanh toán được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Đối với các giao dịch Bao thanh toán thực hiện bằng ngoại tệ, đơn vị Bao thanh toán, bên bán hàng và bên mua hàng phải thực hiện đúng các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

1.1.7.2 Lãi và phí trong hoạt động Bao thanh tốn

Lãi và phí trong hoạt động Bao thanh tốn do các bên thỏa thuận tại hợp đồng Bao thanh toán, theo đó (1) Lãi được tính trên số vốn mà đơn vị Bao thanh toán ứng trước cho bên bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường và (2) Phí được tính trên giá trị khoản phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách bán hàng và các chi phí khác.

1.1.7.3 Bảo đảm cho hoạt động Bao thanh toán

Đơn vị Bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp bảo đảm cho hoạt động Bao thanh tốn. Các hình thức bảo đảm bao gồm: ký quỹ, cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba và các biện pháp bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.

1.1.7.4 Các khoản phải thu không được Bao thanh toán

Những khoản phải thu sau đây không được thực hiện Bao thanh toán: - Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa bị pháp luật cấm; - Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp;

- Phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận đang có tranh chấp; - Phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi;

- Phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh tốn cịn lại dài hơn 180 ngày;

- Các khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cấm cố, thế chấp;

- Các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng.

1.1.7.5 Quy định về an toàn

Nhằm bảo đảm an tồn cho tổ chức tín dụng, hoạt động Bao thanh toán tuân theo các qui định sau:

− Hoạt động Bao thanh toán phải đảm bảo các qui định về an toàn tại Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

− Tổng số dư Bao thanh tốn cho một khách hàng khơng vượt q 15% vốn tự có của đơn vị Bao thanh tốn. Đối với chi nhánh NH nước ngoài, tổng số dư Bao thanh tốn cho một khách hàng khơng vượt q 15% vốn tự có của ngân hàng nước ngồi.

− Số dư các khoản phải thu mà đơn vị Bao thanh toán nhập khẩu bảo lãnh thanh toán cho một bên nhập khẩu phải nằm trong giới hạn tổng số dư bảo lãnh của tổ chức tín dụng cho một khách hàng theo quy định tại Quy chế Bảo lãnh ngân hàng.

− Trường hợp Bao thanh toán của một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của đơn vị Bao thanh tốn thì các đơn vị Bao thanh toán được thực hiện đồng Bao thanh toán cho khách hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

− Tổng số dư Bao thanh tốn khơng được vượt quá vốn tự có của đơn vị Bao thanh toán.

1.1.8 Bao thanh toán trong nước

1.1.8.1 Xác định khách hàng tiềm năng

Về lý thuyết, Bao thanh tốn có thể linh hoạt áp dụng cho tất cả các mặt hàng. Tuy nhiên, những mặt hàng phù hợp nhất với dịch vụ Bao thanh toán là hàng tiên dùng, linh kiện và nguyên vật liệu. Khách hàng tiềm năng có thể sử dụng dịch vụ Bao thanh toán trong nước trước tiên là những doanh nghiệp thường xuyên bán chịu hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn và trên thị trường rộng.

1.1.8.2 Quy trình bao thanh tốn trong nước:

Sơ đồ 1.1: Quy trình bao thanh tốn trong nước

Bên bán 4 1 6 3 2 4 5 Bên mua

Đơn vị bao thanh toán

Bước 1: Bên Bán giao hàng cho Bên Mua

Bước 3: Đơn vị bao thanh toán ứng trước cho Bên Bán

Bước 4: Đơn vị bao thanh toán tiến hành các thủ tục thu nợ từ Bên Mua khi đến hạn.

Bước 5: Bên mua thanh toán tiền hàng cho Đơn vị bao thanh toán.

Bước 6: Đơn vị Bao thanh toán tất toán phần ứng trước và thanh tốn phần cịn lại cho Bên Bán.

1.1.9 Bao thanh toán xuất nhập - khẩu

1.1.9.1 Khái niệm:

Bao thanh tốn xuất- nhập khẩu là hình thức Bao thanh toán quốc tế (International Factoring) dựa trên hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ở hai nước khác nhau. Vai trò của đơn vị bao thanh toán là thu tiền nợ từ nước ngoài bằng việc tiếp cận với nhà nhập khẩu tại nước của họ, bằng ngôn ngữ của họ và theo tập quán kinh doanh của địa phương. Các bên tham gia trong nghiệp vụ Bao thanh toán xuất-nhập khẩu gồm có:

- Bên xuất khẩu - Bên nhập khẩu

- Tổ chức Bao thanh toán

- Đại lý của tổ chức Bao thanh tốn

1.1.9.2 Hiệp hội Bao thanh tốn quốc tế

Cơng ty thực hiện dịch vụ bao thanh toán đầu tiên được thành lập ở Châu Âu là Công ty trách nhiệm hữu hạn Bao thanh toán quốc tế tại London vào năm 1961. Những cổ đông sáng lập là Ngân hàng thương mại London và quan trong hơn hết là Ngân hàng Đệ Nhất quốc gia Boston (FNBB), điều hành hoạt động Bao thanh tốn thành cơng và lớn ở Hoa Kỳ.

Năm 1964, hai công ty là Shield Factors of London và Svensk Factoring of Stockholm ký hợp đồng hợp tác. Tại một cuộc họp năm 1968 tại Stockholm, các công ty này quyết định thành lập FCI-Factors Chain International (Hiệp hội Bao Thanh Toán quốc tế) với một ban thư ký dài hạn tại Amsterdam.

Mục tiêu của FCI là:

- Khuyến khích sự tăng trưởng trong giao dịch bao thanh toán quốc tế.

- Khuyến khích việc sử dụng các quy định chung cho dịch vụ bao thanh toán quốc tế (GRIF)

- Xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến phương pháp thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực bao thanh toán.

Hội đồng là cơ quan cao nhất FCI. Hội đồng có thể xây dựng chính sách và các nguyên tắc chung trong hoạt động của FCI. Điều lệ hội, quy chế và GRIF, edifactoring.com, quy tắc và quy tắc trọng tài chỉ có thể được sửa đổi trên cơ sở có được phê chuẩn của Hội đồng.

- Tiêu chuẩn trở thành thành viên ; - Tuân thủ quy trình xin gia nhập; - Đóng phí;

- Tn thủ khung pháp lý của FCI;

- Thực hiện và sử dụng Edifactoring.com trong vòng 06 tháng kể từ ngày trở thành hội viên;

- Hợp tác trong tất cả các cuộc khảo sát thị trường và trả lời trắc nghiệm.

1.1.9.3 Xác định khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng sử dụng Bao thanh toán xuất- nhập khẩu là các công ty xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản phải thu trong hoạt động xuất nhập khẩu đều có thể sử dụng Bao thanh tốn. Các khoản phải

thu nên áp dụng Bao thanh toán là những khoản phải thu theo phương thức thanh toán T/T trả chậm có thời hạn thanh tốn dưới 180 ngày.

™ Khơng nên thực hiện Bao thanh tốn cho các khoản phải thu như sau:

− Những khoản phải thu từ việc bán hàng hóa thanh tốn bằng hình thức L/C hoặc CAD (cash against documents) hoặc bất kỳ hình thức thanh tốn bằng tiền mặt nào khác.

− Những khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa bị pháp luật cấm

− Những khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp

− Những khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch đang có tranh chấp − Những khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi

− Những khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh tốn cịn lại dài hơn 180 ngày.

− Những khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp

− Những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng.

1.1.9.4 Quy trình bao thanh tốn xuất nhập khẩu:

Tùy thuộc vào vị trí của mình khi tham gia thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán, các tổ chức Bao thanh tốn có thể là Đại lý bao thanh toán của Bên Xuất khẩu hoặc Bên Nhập Khẩu

Sơ đồ 1.2: Quy trình bao thanh tốn xuất - nhập khẩu

Đại lý bao thanh

toán bên xuất khẩu 2

Bên xuất khẩu 1

4 5

Đại lý bao thanh

toán bên nhập khẩu 5

3 6

3

Bên nhập khẩu

Bước 1: Bên Xuất khẩu giao hàng cho Bên Nhập khẩu Bước 2: Bên Xuất khẩu xuất chứng từ tại ĐLBTTBXK

Bước 3: ĐLBTTBXK thông báo cho ĐLBTTBNK và ứng trước cho Bên Xuất khẩu

Bước 4: ĐLBTTBNK tiến hành các thủ tục thu nợ Bên Nhập khẩu khi đến hạn Bước 5: Bên Nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho ĐLBTTBNK, ĐLBTTBNK chuyển tiền cho ĐLBTTBXK.

Bước 6: ĐLBTTBXK tất toán phần ứng trước và thanh tốn phần cịn lại cho Bên Xuất khẩu.

1.2 Bao thanh tốn và các loại hình tài trợ thương mại

1.2.1 So sánh Bao thanh toán và các loại hình tài trợ thương mại khác

Bảng 1.1: So sánh Bao thanh tốn với các loại hình tài trợ thương mại khác

Bao thanh toán Chiết khấu

Đối tượng của bao thanh toán là khoản phải thu.

Đối tượng của chiết khấu hóa đơn là hối phiếu và giấy tờ có giá khác.

Quan hệ có sự ràng buộc giữa ba bên: bên mua, bên bán và đơn vị bao thanh toán.

Quan hệ tài trợ mang tính độc lập, có sự ràng buộc giữa hai bên: bên bán và bên mua.

Bên bán gửi thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua. Bên mua phải xác nhận đồng ý thanh toán khoản nợ đó cho ngân hàng.

Bên mua thường khơng được thông báo về việc ngân hàng tài trợ khoản phải thu cho người bán. Người bán không cần xác nhận đồng ý thanh toán qua ngân hàng.

Ngân hàng sẽ quản lý sổ sách bán hàng, theo dõi và thu khoản phải thu cho bên bán hàng.

Ngân hàng không quản lý sổ sách của bên bán, bên bán hàng sẽ trực tiếp quản lý sổ sách.

Ngân hàng quản lý bên mua hàng chặt chẽ vì ngân hàng thu hộ tiền từ bên mua (factoring có truy địi) hoặc sẽ chịu rủi ro tín dụng (factoring miễn truy địi).

Ngân hàng khơng quản lý bên mua vì người bán là người chịu trách nhiệm cuối cùng về việc thu nợ từ người mua.

Việc tài trợ cho bên bán có thể xét theo hạn mức hoặc từng lần.

Việc tài trợ cho bên bán thường áp dụng phương thức từng lần.

Bên bán phải có tài khoản tại ngân hàng.

Bên bán khơng cần có tài khoản tại ngân hàng.

Bao thanh tốn Cho vay thơng thường

Có hai chủ thể gắn liền với khoản tín dụng: bên bán và bên mua.

Có một chủ thể gắn liền với khoản tín dụng: người đi vay.

Việc cấp hạn mức tín dụng dựa trên năng lực của bên bán và bên mua.

Việc cấp hạn mức tín dụng dựa vào năng lực của người đi vay.

Ngân hàng ứng trước tiền cho người bán dựa trên hóa đơn bán hàng.

Ngân hàng cấp vốn cho người đi vay dựa trên tài sản đảm bảo.

Thu nợ từ bên mua hàng. Thu nợ từ bên đi vay. Ngân hàng theo dõi việc bán hàng và

khoản phải thu của bên mua.

Ngân hàng theo dõi và kiểm tra tình hình sử dụng vốn của bên đi vay. Bên bán không cần lập phương án kinh

doanh.

Bên đi vay phải lập phương án kinh doanh và ngân hàng phải kiểm tra, thẩm định kĩ.

1.2.2 Lợi thế của BTT so với các loại hình phương thức thanh tốn khác

™ Một số hạn chế khi thực hiện các phương thức thanh toán L/C, nhờ thu, T/T

3 Thư tín dụng:

- Tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản của L/C, đảm bảo việc giao hàng đúng hạn và chất lượng hàng hóa. Bất cứ sự bất hợp lệ nào cũng dẫn đến chậm trễ. Việc này sẽ làm tăng chi phí và mất thời gian. Mọi thông báo hay tu chỉnh L/C đều phải tốn chi phí. Người mua phải ký quỹ mở L/C.

3 Nhờ thu:

• Đối với D/P: Ngân hàng chỉ đóng vai trị trung gian đơn thuần, khơng chịu trách nhiệm thanh tốn, vì vậy đôi khi người bán bị từ chối bộ chứng từ và vẫn tiếp tục giữ quyền sở hữu hàng hóa. Do đó, người bán phải chịu chi phí vận chuyển và thuê kho. Phương thức thanh toán này quy định người mua có trách nhiệm phải trả tiền ngay khi nhận bộ chứng từ mà khơng có sự kiểm tra hàng hóa trước, vì vậy người mua gặp rủi ro trong trường hợp hàng hóa mơ tả trong chứng từ không được giao đúng về mặt số lượng, chất lượng cũng như loại hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng.Vì vậy nếu là tổ chức xuất khẩu ta chỉ sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu trong trường hợp tín nhiệm hồn tồn vào tổ chức nhập khẩu, hoặc là giá trị xuất khẩu nhỏ

• Đối với D/A: Khơng đảm bảo quyền lợi cho người bán, người bán phải gánh thêm rủi ro trong thanh tốn hối phiếu vì ở đây người bán đã từ bỏ quyền sở hữu hàng hóa của mình ngay từ khi người mua chấp nhận bộ chứng từ nhờ thu. Rủi ro đối với người mua tương tự như trường hợp D/P.

3 Telegraphic Transfer:

• T/T trả trước: Người mua phải trả tiền trước khi người bán giao hàng. Trong phương thức này người bán được đảm bảo an toàn nhưng người mua lại gặp rủi ro nếu người bán vi phạm hợp đồng. Thường thì người mua chỉ chấp nhận hình thức này nếu đây là loại hàng hóa độc quyền. • T/T trả sau: Người mua nhận hàng trước và trả tiền sau. Do đó, việc trả

tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua, do đó nếu dùng phương thức này quyền lợi của nhà xuất khẩu không được đảm bảo. Người bán chỉ nên sử dụng phương thức thanh toán này khi người mua là khách hàng truyền thống của bên bán và bên bán hoàn toàn tin tưởng người mua về khả năng và uy tín trong thanh tốn hoặc thanh tốn các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu như:chi phí vận chuyển, bồi thường thiệt hại, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận về nước

™ Lợi thế của BTT so với các phương thức thanh toán khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nghiệp vụ bao thanh toán trong hoạt động tài trợ thương mại tại ngân hàng sumitomo mitsui banking corporation (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)