Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ BAO THANH TOÁN
1.1 Giới thiệu về bao thanh toán
1.1.9.2 Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế
Cơng ty thực hiện dịch vụ bao thanh tốn đầu tiên được thành lập ở Châu Âu là Công ty trách nhiệm hữu hạn Bao thanh toán quốc tế tại London vào năm 1961. Những cổ đông sáng lập là Ngân hàng thương mại London và quan trong hơn hết là Ngân hàng Đệ Nhất quốc gia Boston (FNBB), điều hành hoạt động Bao thanh tốn thành cơng và lớn ở Hoa Kỳ.
Năm 1964, hai công ty là Shield Factors of London và Svensk Factoring of Stockholm ký hợp đồng hợp tác. Tại một cuộc họp năm 1968 tại Stockholm, các công ty này quyết định thành lập FCI-Factors Chain International (Hiệp hội Bao Thanh Toán quốc tế) với một ban thư ký dài hạn tại Amsterdam.
Mục tiêu của FCI là:
- Khuyến khích sự tăng trưởng trong giao dịch bao thanh toán quốc tế.
- Khuyến khích việc sử dụng các quy định chung cho dịch vụ bao thanh toán quốc tế (GRIF)
- Xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến phương pháp thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực bao thanh toán.
Hội đồng là cơ quan cao nhất FCI. Hội đồng có thể xây dựng chính sách và các nguyên tắc chung trong hoạt động của FCI. Điều lệ hội, quy chế và GRIF, edifactoring.com, quy tắc và quy tắc trọng tài chỉ có thể được sửa đổi trên cơ sở có được phê chuẩn của Hội đồng.
- Tiêu chuẩn trở thành thành viên ; - Tuân thủ quy trình xin gia nhập; - Đóng phí;
- Tn thủ khung pháp lý của FCI;
- Thực hiện và sử dụng Edifactoring.com trong vòng 06 tháng kể từ ngày trở thành hội viên;
- Hợp tác trong tất cả các cuộc khảo sát thị trường và trả lời trắc nghiệm.
1.1.9.3 Xác định khách hàng tiềm năng
Khách hàng tiềm năng sử dụng Bao thanh toán xuất- nhập khẩu là các công ty xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản phải thu trong hoạt động xuất nhập khẩu đều có thể sử dụng Bao thanh toán. Các khoản phải
thu nên áp dụng Bao thanh toán là những khoản phải thu theo phương thức thanh tốn T/T trả chậm có thời hạn thanh tốn dưới 180 ngày.
Không nên thực hiện Bao thanh toán cho các khoản phải thu như sau:
− Những khoản phải thu từ việc bán hàng hóa thanh tốn bằng hình thức L/C hoặc CAD (cash against documents) hoặc bất kỳ hình thức thanh tốn bằng tiền mặt nào khác.
− Những khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng hóa bị pháp luật cấm
− Những khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch, thỏa thuận bất hợp pháp
− Những khoản phải thu phát sinh từ các giao dịch đang có tranh chấp − Những khoản phải thu phát sinh từ các hợp đồng bán hàng dưới hình thức ký gửi
− Những khoản phải thu phát sinh từ hợp đồng mua, bán hàng có thời hạn thanh tốn cịn lại dài hơn 180 ngày.
− Những khoản phải thu đã được gán nợ hoặc cầm cố, thế chấp
− Những khoản phải thu đã quá hạn thanh toán theo hợp đồng mua, bán hàng.