Kết quả xác định thông số thích hợp của quá trình cô đặc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình chiết phlorotannin từ rong sargassum cristaefolium khánh hòa (Trang 63 - 65)

Dịch chiết sau khi thẩm tách được chia thành 3 mẫu có thể tích bằng nhau (khoảng 100 ml) tiến hành cô đặc ở các nhiệt độ: 500C, 600C, 700C đến một nồng độ hoặc thể tích nhất định. Các mẫu đem đi phân tích thu được kết quả thể hiện ở hình 3.5 và bảng 3.6 (phụ lục 14). 24,5 25 25,5 26 26,5 27 27,5 50 60 70

Nhiệt độ cô đặc (oC)

H à m lượ n g ph lo ro tan n ins (% c h ấ t c h iế t k hô )

Hình 3.5: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ đến hàm lượng phlorotannin trong quá trình cô đặc.

Nhận xét: Từ kết quả nghiên cứu ta thấy, hàm lượng phlorotannin có

biến đổi nhẹ trong quá trình cô đặc. Đồng thời, thời gian cô và thể tích của dung dịch phụ thuộc vào nhiệt độ cô, nhiệt độ càng cao, thời gian cô và thể tích dịch càng giảm. Cụ thể khi cô ở 500C ÷ 600C hàm lượng phlorotannin trong chất chiết khô có giảm nhưng giảm không đáng kể (26,95 % ÷ 26,34 %), lúc này thời gian cô từ 35 phút (ở 500C) xuống còn 30 phút (ở 600C). Tuy nhiên khi nhiệt độ cô tăng lên 700C hàm lượng phlorotannin giảm còn 25,62 % và thời gian cô chỉ còn khoảng 20 phút. Mặt khác nhiệt độ cô càng cao, màu sắc của dung dịch sau khi cô càng sẫm, ảnh hưởng tới cảm quan chất chiết khô. Ở 500C, dịch chiết có màu vàng ánh xanh và chuyển sang vàng hơi đen khi tăng nhiệt độ lên 700C.

Nguyên nhân là do quá trình cô đặc là quá trình làm bay hơi chất lỏng [4] khỏi dung dịch chiết nhờ sự chênh lệch nhiệt độ và áp suất. Đốc độ chuển động nhiệt của các phân tử chất lỏng nằm gần mặt thoáng ở một thời điểm nào đó giới hạn nên các phân tử thoát ra khỏi bề mặt trở thành trạng thái tự do (hơi). Không những phân tử ở trên mặt thoáng bay hơi mà chủ yếu là các bọt hơi tạo thành trong chất lỏng.: Chúng là những tâm tạo thành hơi nhờ lực đẩy Acsimet được đẩy lên mặt thoáng và chúng chuyển động liên tục từ bên trong lớp chất lỏng lên bề mặt thoáng. Điều kiện tạo thành bọt hơi là áp suất bọt bằng áp suất chất lỏng [4].Sự bay hơi dung môi làm giảm thể tích của hỗn hợp dịch (gồm chất tan và dung môi), từ đó tăng nồng độ dung dịch và làm cho màu dịch sau khi cô sẽ sẫm lại.

Trong quá trình cô đặc, nhiệt độ sôi của dịch phụ thuộc vào áp suất hơi ở trên bề mặt, nồng độ chất khô và tính chất vật lý, hóa học của hỗn hợp. Khi áp suất hơi trên bề mặt của sản phẩm càng thấp thì nhiệt độ sôi của dịch sẽ giảm. Hay nói cách khác chúng ta điều chỉnh nhiệt độ sôi bằng cách thay đổi độ chân không [6].

Đồng thời, khi nhiệt độ sôi thấp tính chất của sản phẩm ít bị biến đổi và màu sắc cũng ít biến đổi. Nhiệt độ sôi thấp còn làm giảm tốc độ ăn mòn của vật liệu lên thiết bị, kéo dài thời gian bề của thiết bị [6].

Do vậy tôi lựa chọn phương pháp cô chân không để dễ dàng điều chỉnh được nhiệt độ sôi bằng cách giảm áp suất mà không cần tăng nhiệt độ, hạn chế được quá trình oxy hóa chất tan cũng như ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao đến dịch cô. Bên cạnh đó, để tiết kiệm thời gian và giảm được chi phí năng lượng trong quá trình thực hiện, tôi tiến hành cô dịch rong ở nhiệt độ 500C trong thời gian khoảng 40 ÷ 50 phút.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quy trình chiết phlorotannin từ rong sargassum cristaefolium khánh hòa (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)