Tình hình nghiên cứu và sản xuất chitin – chitosan ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng enzyme alcalase trong quy trình sản xuất chitin từ phế liệu tôm (Trang 29 - 30)

Việc nghiên cứu sản xuất chitin – chitosan và các ứng dụng của chúng trong sản xuất, phục vụ đời sống là một vấn đề tương đối mới ở nước ta. Năm

1978, Đỗ Minh Phụng - trường Đại học Thủy Sản bắt đầu nghiên cứu chiết tách chitin – chitosan.

Trước yêu cầu xử lý phế liệu thủy sản đang ngày càng cấp bách, trước những thông tin khoa học, kỹ thuật mới về chitin – chitosan, cũng như tiềm năng

thị trường của chúng, đã thúc đẩy các nhà khoa học nước ta bắt tay nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất chitin – chitosan ở bước cao hơn đồng thời nghiên cứu các ứng dụng của chúng ở các lĩnh vực khác nhau.

Gần đây, chitin – chitosan trở thành nhu cầu trong nhiều ngành công nghiệp và có giá trị thì rất nhiều cơ quan nghiên cứu như: Trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh… đã tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ này. Tuy nhiên, chất lượng sản xuất và ứng dụng của nó chưa được đánh giá đầy đủ.

Ở phía bắc, viện khoa học Việt Nam đã kết hợp với xí nghiệp Thủy đặc sản Hà Nội sản xuất chitosan và ứng dụng trong nông nghiệp ở đồng lúa Thái Bình và thu được hiệu quả bước đầu.

Ở phía nam, Trung tâm Công nghệ và Sinh học Thủy sản kết hợp với một số cơ quan khác: Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh, Phân Viện Khoa học Việt Nam, Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam đã và đang nghiên cứ sản xuất ứng dụng chitosan trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, y dược và mỹ phẩm.

Năm 1998 – 2000 Trường Đại học Thủy Sản (nay là Đại học Nha Trang)

đã sản xuất thành công chitin – chitosan từ vỏ tôm sú, tôm Mũ nì, vỏ tôm hùm, vỏ ghẹ. Một dự án sản xuất thử nghiệm chitin – chitosan đã hoàn thành năm 2003. Trường Đại học Nha Trang đã chuyển giao công nghệ sản xuất chitin –

chitosan cho một số cơ sở sản xuất. Hiện nay một số sản phẩm chitin – chitosan của Trung tâm Chế biến Thủy sản của Trường Đại học Nha Trang đang có uy tín

cao, sản phẩm bắt đầu ứng dụng mạnh mẽ vào một số cơ sở sản xuất và nghiên cứu ở nước ra và đang chào hàng đi Thái Lan. Sản phẩm chitosan của Trường

Đại học Nha Trang đã góp phần giúp giảm nhập khẩu chế phẩm này ở nước ta.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng enzyme alcalase trong quy trình sản xuất chitin từ phế liệu tôm (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)