Hành lang pháp lý rõ ràng của Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm đầu tư vàng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 85 - 88)

5. Nội dung nghiên cứu

3.3 Hành lang pháp lý rõ ràng của Nhà nước

Giải pháp về mặt pháp lý phát triển thị trường vàng Việt Nam:

- Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam cần sớm đưa ra kiến nghị với Nhà nước về khung pháp lý, chuẩn mực để điều chỉnh hoạt động kinh doanh của sàn vàng, trung tâm giao dịch vàng.

- Tại các nước phát triển, kinh doanh vàng qua tài khoản chiếm trên 60% tổng lượng vàng giao dịch. Do đó, việc thành lập được các trung tâm

giao dịch vàng sẽ huy động được nguồn lực trong dân và giảm áp lực vàng vật chất. Ở Việt Nam hiện nay chỉ có khoảng trên 20 doanh

nghiệp được nhà nước cho phép mở tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài.

- Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp nhập khẩu vàng để đáp ứng nhu cầu vàng trong nước, đặc biệt là khi thị trường có những biến động lớn như hiện nay.

- Ngân hàng Nhà nước nên xem xét lại việc tăng thuế nhập khẩu vàng từ 0,5% lên 1%. Điều này sẽ làm cho giá vàng trong nước và giá vàng thế giới có những chênh lệch lớn và hấp dẫn đối với những đối tượng bn lậu bởi vì mức chênh lệch lên đến khoảng 300.000 đồng/ lượng.

- Ngân hàng Nhà nước cần xem xét mở rộng cho các đối tượng được

nhập khẩu vàng và có nhiều loại vàng được nhập khẩu như: vàng miếng, vàng hạt, vàng thỏi … để tránh tình trạng đầu cơ, làm giá, hàng lậu tràn về. Và đồng thời cho phép xuất khẩu vàng không chỉ vàng nữ trang mà các dạng thành phẩm khác để tạo sự lưu thông trong giá vàng trong nước và thế giới tương ứng với nhau.

Khi cho phép các hoạt động xuất khẩu có hạn mức đối với vàng nguyên liệu, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét tình hình cụ thể của thị trường và ra quyết

định. Việc xuất khẩu vàng tại một thời điểm thuận lợi sẽ mang lại một lượng

ngoại tệ lớn cho nền kinh tế trong nước. Nhu cầu vàng trong nước cũng theo thời vụ, có những lúc người dân tập trung bán ra với số lượng lớn. Khi đó giá vàng trong nước sẽ thấp hơn giá vàng thế giới, cho phép xuất khẩu vàng trong lúc này sẽ giúp các doanh nghiệp thu được lợi nhuận, thay vì phải cất giữ vàng trong kho và khi đó giá vàng trong nước và thế giới sẽ theo sát nhau. Hoạt động xuất nhập khẩu vàng được thanh toán bằng ngoại tệ mạnh, cho nên nếu chỉ cho nhập khẩu vàng thì sẽ làm thâm hụt lượng ngoại tệ ở trong nước. Khi nhu cầu bán vàng của người dân tăng mạnh, hoặc số lượng vàng trong nước vượt quá nhu cầu nó sẽ bị mất giá và trở thành một phương tiện thanh toán phổ biến thay cho VNĐ, gây mất ổn định tiền tệ trong nước. Như vậy,

khi nhu cầu bán ra của người dân tăng, hoạt động xuất khẩu vàng nguyên liệu sẽ giúp cân đối thị trường.

Kiến nghị ngân hàng Nhà nước bỏ cơ chế cấp giấy phép nhập khẩu vàng,

đồng thời cho phép các doanh nghiệp được xuất khẩu vàng để góp phần bình ổn thị trường vàng, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh và tăng thu ngân

sách nhà nước.

Một hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh vàng trên tài khoản ở Việt

Nam sẽ góp phần khai thơng thị trường vàng trong nước với thị trường vàng quốc tế, giúp các tổ chức, cá nhân phòng ngừa được rủi ro trong hoạt động

kinh doanh vàng thông qua công cụ phái sinh, đồng thời hỗ trợ việc điều hành chính sách tiền tệ của nhà nước.

Theo đó, các tổ chức cá nhân sẽ mở tài khoản bằng tiền đồng, hoặc USD có bảo đảm bằng vàng theo hợp đồng giữa khách hàng và các ngân hàng thương mại đang hoạt động kinh doanh vàng. Các ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trị trung gian để tổ chức các giao dịch cho khách hàng, tái bảo hiểm số vàng giao dịch đó tại các ngân hàng nước ngồi để phịng ngừa rủi ro.

Đồng thời, Chính phủ và ngân hàng Nhà nước cần xây dựng các cơ chế phịng

ngừa rủi ro, nhằm tạo một mơi trường kinh doanh năng động và ổn định. Sau thành cơng của Sàn giao dịch vàng Sài Gịn, hiện nay Hiệp hội kinh doanh vàng cũng đang đứng ra thành lập hai trung tâm giao dịch vàng dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm. Khi đó, các hiệp hội đứng ra thành lập sẽ có điều kiện thuận lợi hơn các doanh nghiệp riêng lẻ. Trong trung tâm giao dịch

vàng của hiệp hội sẽ có hai thành phần chủ yếu:

- Các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đó là những đơn vị có nhu cầu mua bán vàng nguyên liệu và thành phẩm.

- Các ngân hàng thương mại có kinh doanh vàng, chủ yếu là kinh doanh trên tài khoản.

Việc tham gia của các Hiệp hội có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Họ có nguồn tài chính rất lớn, nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản thành thạo. Nhưng quan trọng hơn, họ sẽ là người mua bán cuối cùng trên sàn giao dịch. Mua bán cuối cùng có nghĩa là nếu chênh lệch thừa thì họ mua vào, chênh lệch thiếu thì họ bán ra để đảm bảo cung cầu thị trường. Thông thường, khi khớp lệnh giữa bên mua và bên bán sẽ có sự chênh lệch. Người tham gia mua bán cuối cùng sẽ đứng ra xử lý chênh lệch đó. Chỉ có các Hiệp hội mới có đủ khả năng thực hiện mua bán cuối cùng vì địi hỏi tiềm lực tài chính lớn.

Kinh doanh vàng có những đặc thù riêng, đã là sàn giao dịch vàng thì cuối cùng sẽ có giải quyết được quan hệ cung cầu, tức là phải giải quyết được mua bán cuối cùng. Mà muốn giải quyết được mua bán cuối cùng thì vốn lưu

chuyển phải lớn và cần có tài khoản giao dịch vàng ở nước ngồi để cân đối. Mặt khác, đã là sàn giao dịch vàng thì phải thực hiện các cơng cụ phịng ngừa rủi ro cho nhà đầu tư, chẳng hạn như mua bán có kỳ hạn để đề phịng biến động của thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm đầu tư vàng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)