Các quy định chung về giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm đầu tư vàng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 55)

5. Nội dung nghiên cứu

2.4.3.3 Các quy định chung về giao dịch

• Đồng tiền thanh tốn: đồng tiền làm chức năng thanh toán trong việc

mua bán vàng là đồng tiền Việt Nam (VND).

• Vàng : là vàng miếng chất lượng 999,9 thương hiệu SJC.

• Khối lượng đặt lệnh: là khối lượng vàng mà nhà đầu tư đặt mua/bán và

được thể hiện trên phiếu lệnh mua vàng/ phiếu lệnh bán vàng. Khối

lượng đặt lệnh đảm bảo tuân thủ bước nhảy về khối lượng. Khối lượng giao dịch tối thiểu: 50 lượng cho một lệnh.

• Bước nhảy về khối lượng: là ước số của khối lượng đặt lệnh. Bước

nhảy theo quy định hiện nay của NH TMCP Á Châu là 50 lượng/lệnh

đặt.

• Giá đặt lệnh: là giá vàng mà nhà đầu tư đặt mua/bán và được thể hiện

trên phiếu lệnh mua/phiếu lệnh bán. Giá đặt lệnh đảm bảo tuân thủ

bước nhảy về giá.

• Đơn vị yết giá: VND/lượng.

• Phí giao dịch: 2.000 đồng/lượng.

• Hiệu lực thanh tốn: ngay sau khi lệnh được khớp. Không giới hạn biên

độ giao động của giá vàng đặt lệnh. Lệnh chỉ có hiệu lực trong ngày.

2.4.3.4 Quy tắc khớp lệnh đối với khách hàng của NH TMCP Á Châu

Lệnh của khách hàng sẽ được ưu tiên khớp trước với Khối ngân quỹ NH

TMCP Á Châu nếu thoả yêu cầu. Những lệnh nào không khớp được với giá mua và giá bán của Khối ngân quỹ NH TMCP Á Châu sẽ được chuyển lên

Sàn giao dịch vàng với tư cách là lệnh của thành viên NH TMCP Á Châu. Giá mua và giá bán của Khối ngân quỹ NH TMCP Á Châu có thể thay đổi liên tục và khơng cơng bố ra bên ngồi.

2.4.3.5 Quy định về tín dụng Các khái niệm Các khái niệm

Tài sản ròng = Tổng giá trị vàng và tiền thực có - Tổng giá trị dư nợ vay. Tổng dư nợ vay = Tiền vay + (Vàng vay x giá khớp lệnh gần nhất).

Điều kiện đảm bảo tài sản ròng/dư nợ:

- Tỷ lệ ký quỹ ban đầu: 7% giá trị giao dịch.

- Tỷ lệ cảnh báo = tài sản ròng/tổng dư nợ vay <= 5% -> yêu cầu khách hàng bổ sung tiền ký quỹ để đảm bảo tỷ lệ ký quỹ ban đầu (7%).

- Tỷ lệ xử lý = tài sản ròng/tổng dư nợ vay <= 4% -> NH TMCP Á Châu

đơn phương tất toán trạng thái của khách hàng để thu nợ vay.

Ví dụ:

* Khách hàng mua 100 lượng giá 18.000.000 VND/lượng. -> Ký quỹ 126 triệu VND.

-> Vay (1.800 triệu VND – 126 triệu VND) = 1.674 triệu VND. Giả sử số liệu chưa tính lãi vay:

* Giá giảm 17.800.000 VND/lượng.

-> tổng dư nợ vay: 1.674 triệu VND.

-> tài sản ròng: (17.8 tr x 100 lượng) – 1.674 tr = 106 triệu VND. -> tỷ lệ tài sản ròng/dư nợ vay = 106 triệu/ 1.674 triệu = 6,3% . -> 6,3% > 5% nên vẫn đảm bảo tỷ lệ an toàn.

* Giá giảm 17.300.000 -> tổng dư nợ vay: 1.674 triệu VND

-> tài sản ròng: (17.3 triệu x 100 lượng) – 1.674 triệu = 56 triệu VND. -> tỷ lệ tài sản ròng/dư nợ vay = 56 triệu/ 1.674 triệu = 3,3% .

3,3% < 4% -> vi phạm tỷ lệ xử lý -> NH TMCP Á Châu đơn phương tất toàn một phần hay toàn bộ trạng thái của khách hàng để thu hồi nợ.

- Mức lãi suất áp dụng cho khách hàng đầu tư vàng tại NH TMCP Á Châu Tiền gởi VND Lãi vay VND Tiền gởi vàng Lãi vay vàng

Lãi suất 4% 12,6% 0% 5%

2.4.4 Quy trình thực hiện đầu tư vàng tại NH TMCP Á Châu 2.4.4.1 Các yêu cầu đối với khách hàng 2.4.4.1 Các yêu cầu đối với khách hàng

Khách hàng đến yêu cầu được giao dịch trên sàn vàng sẽ phải cung cấp các hồ sơ sau:

• Khách hàng doanh nghiệp:

ƒ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàng (bản sao). ƒ CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/KT3 của chủ doanh nghiệp. ƒ giấy ủy quyền (nếu có).

ƒ CMND/Hộ chiếu, Hộ khẩu/ KT3 của người đại diện trước pháp

luật của pháp nhân (bản sao).

ƒ Biên bản họp hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên về việc đồng ý chấp thuận vay kinh doanh vàng tại NH TMCP Á Châu

(bản sao).

ƒ Điều lệ cơng ty, Biên bản góp vốn, Danh sách thành viên Hội

đồng quản trị/Ban Tổng giám đốc (bản sao). Để tham gia khách hàng phải hoàn thành các thủ tục sau:

- Ký hợp đồng giao dịch vàng kiêm hợp đồng cấp tín dụng hạn mức

kiêm hợp đồng cầm cố số dư tài khoản VND/vàng.

- Xác nhận trong bản nhận biết rủi ro liên quan đến giao dịch mua/bán vàng theo sản phẩm “đầu tư vàng” tại NH TMCP Á Châu.

- Điền vào giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất kinh doanh,

giấy đăng ký mở tài khoản.

Nhà đầu tư được mở 4 tài khoản tại NH TMCP Á Châu cho các giao dịch

mua bán như sau:

- Tài khoản tiền gửi thanh toán đầu tư vàng VND (tài khoản rút tiền). - Tài khoản vàng giữ hộ đầu tư vàng XAU (tài khoản đặt lệnh).

- Tài khoản vàng giữ hộ đầu tư vàng (BS) XAU (tài khoản nộp vàng). Nhà đầu tư phải đảm bảo các tỷ lệ sau:

- Tỷ lệ ký quỹ ban đầu (ký hiệu Rbđ):là tỷ lệ phần trăm tối thiểu của tổng giá trị tài sản ròng (dưới dạng vàng giữ hộ và/hoặc tiền trên tài khoản) của nhà đầu tư trên tổng giá trị đặt lệnh mà NH TMCP Á Châu yêu cầu nhà đầu tư duy trì trước khi đặt lệnh giao dịch.

- Tỷ lệ ký quỹ ban đầu là 7%.

- Tỷ lệ ký quỹ thực tế (ký hiệu Rtt): là tỷ lệ phần trăm của giá trị tài sản ròng (dưới dạng vàng giữ hộ và/hoặc tiền trên tài khoản) của nhà đầu tư trên tổng dư nợ vay của nhà đầu tư. Tỷ lệ ký quỹ thực tế phải >=5% để duy trì trạng thái.

Tỷ lệ ký quỹ thực tế được xác định theo cơng thức sau: Rtt = A/D Trong đó:

A: Số dư tài khoản VND/vàng của nhà đầu tư dùng để đầu tư vàng

tại Á Châu trừ đi tổng dư nợ vay hiện tại (nếu có) của nhà đầu tư

phát sinh được quy đổi ra VND.

D: tổng dư nợ vay hiện tại (nếu có) của nhà đầu tư phát sinh được quy đổi ra VND.

Giá vàng quy đổi là giá vàng tham chiếu.

Sau khi tài khoản được kích hoạt, nhà đầu nộp tiền/vàng vào tài khoản tiền

gửi thanh toán đầu tư vàng (BS) VND/ Tài khoản vàng giữ hộ đầu tư vàng

(BS) XAU thì có thể thực hiện mua bán tại sàn giao dịch vàng.

2.4.4.2 Thời gian và phương thức đặt lệnh

• Thời gian nhận lệnh: Khách hàng nộp lệnh mua vàng, bán vàng, lệnh hủy tại các điểm nhận lệnh của NH TMCP Á Châu từ thứ Hai đến thứ Bảy hàng tuần các ngày làm việc với giờ nhận lệnh theo giờ Hà Nội,

• Cụ thể như sau:

ƒ Sáng: từ 08:00 đến 11:00. ƒ Chiều: từ 13:00 đến 16:00.

• Thời gian thực hiện các giao dịch khác: theo quy định của NH TMCP Á Châu.

• NH TMCP Á Châu khơng giao dịch vào các ngày nghỉ lễ theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Phương thức đặt lệnh:

• Để đặt lệnh mua/bán vàng, nhà đầu tư phải điền đầy đủ thông tin

vào Phiếu lệnh mua vàng hoặc Phiếu lệnh bán vàng theo mẫu của NH TMCP Á Châu. Các phiếu lệnh chỉ được xem là hợp lệ khi:

o Các thông tin trên Phiếu lệnh rõ ràng, khơng tẩy xóa, khơng sửa chữa và đầy đủ theo yêu cầu của NH TMCP Á Châu.

o Thỏa mãn điều kiện về tỷ lệ ký quỹ ban đầu, Khối lượng giao dịch tối thiểu, bước nhảy về khối lượng, bước nhảy về giá, giá trị đặt lệnh tối đa do NH TMCP Á Châu công bố trong từng thời kì.

o Được nộp cho NH TMCP Á Châu và được NH TMCP Á

Châu nhập vào hệ thống trong giờ giao dịch (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

• Nhân viên nhận lệnh của NH TMCP Á Châu sẽ nhập lệnh của khách hàng vào hệ thống phần mềm của NH TMCP Á Châu và thông báo cho khách hàng việc lệnh đã nhập vào hệ thống đồng thời trả lại cho khách hàng một liên trên đó ghi rõ thời gian lệnh đã được nhập vào hệ thống.

Lệnh mua/bán vàng của khách hàng chỉ có hiệu lực và có giá trị ràng buộc khi lệnh đã được khớp.

2.4.5 Hoạt động đầu tư vàng tại NH TMCP Á Châu

2.4.5.1 Tình hình hoạt động đầu tư vàng tại NH TMCP Á Châu

Sáng 25/05/2007 Sàn giao dịch vàng Sài Gịn chính thức đi vào hoạt động đã thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới đầu tư không chỉ tại Thành phố Hồ

Chí Minh mà cả một số tỉnh thành trên đất nước Việt Nam. Sự ra đời của sàn vàng đã tạo một sân chơi mới cho các nhà đầu tư bên cạnh kênh đầu tư chứng khoán, địa ốc.

Giá vàng SJC mua/ bán mở cửa đầu ngày 25/05/2007 do Công ty vàng bạc đá quý Sài Gịn cơng bố là 12.800.000 đồng/lượng và 12.860.000 đồng/lượng.

Sau đó lúc 10 giờ, giá vàng được điều chỉnh là 12.810.000 đồng/lượng và

12.870.000 đồng/lượng.

Giá vàng trên sàn giao dịch vàng cũng biến đổi rất sôi động, 100 lượng vàng

đầu tiên được khớp với giá 12.830.000 đồng/lượng và sau đó giá vàng liên tục

khớp với biên độ giao động 12.825.000 đồng/lượng và 12.845.000

đồng/lượng. Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên có khoảng 7.250 lượng vàng

Tuy nhiên, ban đầu đi vào hoạt động sàn giao dịch vàng chỉ cho phép các

thành viên ở khu vực Sài Gòn tham gia còn các nhà đầu tư cá nhân bắt đầu tham gia vào 20/11/2007 nhưng phải thông qua các thành viên.

Trong lúc thị trường chứng khoán đang trầm lắng, thị trường bất động sản đang đóng băng thì các nhà đầu tư chuyển hướng qua kênh đầu tư vàng. Khi

có thêm sự tham gia của các nhà đầu tư cá nhân, doanh nghiệp tư nhân thì khối lượng lệnh khớp khơng ngừng tăng nhanh, trung bình khoảng từ 200.000 – 400.000 lượng/ngày và có ngày cao điểm có thể lên đến 500.000 lượng/ngày với tổng giá trị giao dịch từ 4.000 – 7.000 tỉ đồng mỗi ngày.

Bên cạnh đó, số lượng nhà đầu tham gia vào sàn giao dịch vàng ngày càng

tăng nhanh. Tính từ ngày đầu triển khai sản phẩm đầu tư vàng dành cho khách hàng NH TMCP Á Châu đến tháng 2/2008 có khoảng 1.600 tài khoản. Tới tháng 3/2008 là 2.700 tài khoản và đến cuối tháng 04/2008 thì số tài khoản đã trên 4.000.

Vào ngày 27/03/2008 Sàn giao dịch vàng khu vực Hà Nội đi vào hoạt động

với sự tham gia của 6 thành viên là những doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý hàng đầu tại Hà Nội. Sự kết nạp thêm thành viên mới làm tăng tính thanh khoản và hiệu quả của Sàn giao dịch vàng và tạo sự liên thông giữa hai thị trường vàng lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hạn ngạch nhập khẩu vàng năm 2008 là gần 64 tấn vàng, và từ đầu năm đến nay các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập được gần 50 tấn vàng. Mặc dù nhu cầu giao dịch vàng và khối lượng vàng giao dịch ngày càng tăng cao nhưng giá vàng trên sàn và giá vàng thế giới vẫn chưa liên thông với nhau là do có sự chênh lệch khá lớn giữa giá vàng thị trường trong nước và giá vàng thế giới quy đổi bởi những nguyên nhân:

• Sự khác biệt này là do tâm lý của nhà đầu tư và cung cầu trong nước quyết định. Sàn giao dịch vàng chỉ là nơi để các nhà đầu tư tham gia

giao dịch chứ không quyết định được giá giao dịch, giá giao dịch do

chính các đối tượng tham gia sàn giao dịch quyết định.

• Giá vàng trên sàn giao dịch được hình thành trên cơ sở khớp lệnh liên tục trong khi giá vàng ngoài thị trường lại phụ thuộc vào ý chí của đơn vị niêm yết giá.

• Với khối lượng giao dịch rất lớn của sàn giao dịch vàng hiện nay, giá vàng trên sàn hồn tồn có thể được xem là giá tham chiếu cho thị

trường bên ngoài.

• Thị trường Việt Nam hiện nay chỉ đáp ứng nhu cầu cung cầu thị trường vàng trong nước chứ vẫn chưa liên kết với thế giới.

• Giá vàng trong nước không chỉ bao gồm giá vàng nguyên liệu nhập khẩu mà cịn các chi phí khác như: chi phí bảo hiểm, chi phí vận chuyển, thuế nhập khẩu, chi phí gia cơng.

• Thị trường vàng của Việt Nam còn đang chịu sự quản lý, giám sát của NHNN từ việc nhập khẩu, sản xuất và tiêu dùng.

• Chỉ cho phép 20 doanh nghiệp kinh doanh vàng tài khoản.

• Các doanh nghiệp kinh doanh vàng Việt Nam chỉ được phép nhập khẩu chứ chứ chưa cho phép xuất khẩu chỉ xuất khẩu vàng nữ trang. Và hoạt

động nhập khẩu vàng phải thực hiện theo hình thức hạn ngạch.

Từ sự khác nhau giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, nhiều nhà đầu tư cho rằng có hiện tượng “làm giá” trên sàn giao dịch vàng. Theo quy định trong hợp đồng, ngay từ ban đầu NH TMCP Á Châu có quyền xem xét và

TMCP Á Châu thì NH TMCP Á Châu sẽ mua. Ngược lại, nếu khơng được thì NH TMCP Á Châu sẽ chuyển lệnh đó lên Sàn giao dịch vàng để các thành

viên khác khớp.

Hiện nay, khối lượng giao dịch của nhà đầu tư trên Sàn giao dịch chiếm trên 90% tổng khối lượng giao dịch của sàn, và khi đó tất cả các nhà đầu tư quyết

định xu hướng giá chứ không ai, kể cả NH TMCP Á Châu có thể làm việc

này. Ngồi ra, NH TMCP Á Châu còn chịu sự khống chế trạng thái giao dịch vàng của Ngân hàng Nhà nước. Cho nên NH TMCP Á Châu không thể tham gia mua bán nhiều trên Sàn giao dịch vàng.

Việc làm giá chỉ có thể xảy ra khi một số nhà đầu lớn cấu kết với nhau. Nhưng giá vàng trong nước chịu ảnh hưởng của giá vàng thế giới và khối

lượng giao dịch trên sàn là rất lớn, trung bình khoảng 300.000 lượng/ngày nên việc làm giá trên sàn giao dịch vàng là rất rủi ro và không thể.

Với tính chất vàng ký quỹ vật chất, NH TMCP Á Châu cho phép khách hàng rút vàng khi đáp ứng đầy đủ các dư nợ tại ngân hàng. Tuy nhiên, việc quy định hạn mức thanh toán tiền/vàng mỗi ngày là giải pháp giúp NH TMCP Á

Châu chủ động trong việc thanh toán tiền/vàng cho khách hàng.

Nếu khách hàng có nhu cầu rút 10 tỷ trong ngày, thì tuỳ theo nhu cầu của từng chi nhánh, nếu có đủ thì NH TMCP Á Châu sẽ cho khách hàng rút. Ngược lại, nếu chi nhánh khơng có nguồn tiền sẵn và khách hàng rút hơn 10 tỷ thì NH TMCP Á Châu cần có thời gian để điều chuyển tiền trong hệ thống của mình để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đối với các giao dịch chuyển

khoản, NH TMCP Á Châu không quy định hạn mức thanh toán.

Hiện nay, theo quy định của NH TMCP Á Châu, một ngày khách hàng có thể rút 20 lượng vàng SJC. Nhưng nếu khách hàng có nhu cầu rút nhiều hơn 20

đó, NH TMCP Á Châu cam kết sẽ thanh toán cho khách hàng theo khả năng

và tiến độ gia công vàng miếng của Cơng ty SJC. Bởi vì khả năng đáp ứng

vàng của NH TMCP Á Châu phụ thuộc vào tiến độ gia công vàng miếng của SJC.

2.4.5.2 Thuận lợi trong quá trình phát triển sản phẩm

Sàn giao dịch vàng Sài Gòn được các thành viên thành lập nhằm mục đích

hiện đại hố, minh bạc hố và chun nghiệp hoá hoạt động kinh doanh vàng trong nước. Đồng thời tạo ra một công cụ giúp cho các đơn vị kinh doanh

vàng, các nhà đầu tư tham gia đầu tư và bảo hiểm rủi ro biến động của giá

vàng.

Hiện nay, NH TMCP Á Châu là sàn vàng duy nhất tại Việt Nam. Mang lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản phẩm đầu tư vàng tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)