Nguyên nhân rủi ro từ quy trình cho vay

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: NHỮNG vấn đề CHUNG về NGÂN HÀNG THƯƠNG mại, QUẢN TRỊ KINH DOANH NGÂN HÀNG và QUẢN TRỊ rủi RO tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 49 - 50)

2 .Tình hình hoạt động tín dụng của các NHTM Tỉnh Đồng Nai

2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các NHTM Tỉnh Đồng Nai

2.3.2.1.2 Nguyên nhân rủi ro từ quy trình cho vay

Quy trình cho vay tại các NHTM Tỉnh Đồng Nai tuy đã được các ngân hàng quy định khá chặt chẽ, khoa học và cĩ một số ngân hàng như : Ngân hàng Nơng

nghiệp và Phát triển nơng thơn Tỉnh Đồng Nai, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Đồng Nai cụ thể hĩa bằng sổ tay tín dụng tuy nhiên những quy trình cho vay vẫn

khơng tránh khỏi những điểm yếu nhất định.

Trong quy trình chưa cĩ sự phân định rõ giữa khâu thẩm định và khâu cho

vay, cán bộ tín dụng vừa là người thẩm định, vừa là người đề nghị cho vay; việc

kiểm sốt của trưởng phịng tín dụng và lãnh đạo ngân hàng cịn sơ sài. Hiện nay, quy định về những hồ sơ vay phải thơng qua hội đồng tín dụng tuy nhiên hoạt động của hội đồng tín dụng cịn mang tính hình thức việc các thành viên hội đồng tín

dụng cũng khơng đầu tư thời gian nghiên cứu hồ sơ mà phần lớn là thơng qua. Việc thu thập thơng tin về hồ sơ vay vốn vẫn chưa cĩ ràng buộc chặt chẽ về tính chất pháp lý của thơng tin. Cán bộ tín dụng chủ yếu sử dụng số liệu do doanh nghiệp cung cấp mà bỏ qua giai đoạn tham khảo nhiều nguồn thơng tin khác để kiểm chứng, nên rủi ro từ việc nắm bắt thơng tin sai lệch dễ xảy ra. Hệ thống chấm

điểm doanh nghiệp tự động cịn cứng nhắc, khơng linh hoạt và nhiều chỉ tiêu khơng

bám sát thực tế.

Trong quy trình, khâu thẩm định thường được chú trọng và kiểm sốt chặt

nhưng khâu kiểm tra sử dụng vốn cũng như sự luân chuyển vốn vay lại chưa được

chú trọng đúng mức dễ dẫn đến sử dụng vốn vay sai mục đích rồi gây thất thốt vốn vay, trở ngại trong thu hồi vốn.

Việc thẩm định giá trị tài sản đảm bảo quy định theo khung giá hoặc theo giá trị sổ sách mà chưa quan tâm đến giá trị thực tế nếu buộc phải chuyển nhượng khi xử lý nợ, nên cũng dễ gây thiệt hại cho ngân hàng với những tài sản mà giá trị thực tế cịn quá thấp. Theo quy định hiện hành, ngân hàng cĩ thể thuê các chuyên gia tư vấn thẩm định giá chuyên nghiệp để đánh giá chính xác giá trị tài sản thực tế nhưng việc này ít được thực hiện vì tốn kém chi phí, chưa cĩ ràng buộc pháp lý cụ thể với bên tư vấn và ảnh hưởng đến thời gian hồn thành hồ sơ vay.

Theo kết quả điều tra khảo sát ý kiến của các cán bộ tín dụng về quy trình

cho vay thì số phiếu cĩ ý kiến thường xảy ra chiếm 40%, ít xảy ra chiếm 32%, khơng xảy ra chiếm 28%. Qua đĩ cĩ thể thấy được nguyên nhân thường xảy ra được

49

đa số ý kiến của các cán bộ tín dụng đồng ý nhưng ở tỷ lệ khơng quá chênh lệch so

với ý kiến ít xảy và khơng xảy ra, cĩ thể nhận thấy quy trình cho vay của các Ngân hàng đã khá chặt chẽ và khoa học, tuy nhiên cũng cần bổ sung và chỉnh sửa cho phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 1: NHỮNG vấn đề CHUNG về NGÂN HÀNG THƯƠNG mại, QUẢN TRỊ KINH DOANH NGÂN HÀNG và QUẢN TRỊ rủi RO tại các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)