Nguyên nhân trên thị trường thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thất bại của hoạt động huy động vốn tín dụng nhà nước qua phát hành trái phiếu chính phủ năm 2009 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 44 - 46)

3. Ý nghĩa và kết cấu của đề tài

2.2. Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các đợt phát

2.2.3. Nguyên nhân trên thị trường thứ cấp

Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản của TPCP ở mức thấp nên đã khơng thu hút được NĐT.

Cùng với lãi suất thì tính thanh khoản cũng là nhân tố quan trọng quyết định sự hấp dẫn của các chứng khốn nợ trên thị trường. Một TTTP cĩ tính thanh khoản cao sẽ giúp NĐT hạn chế được rủi ro lãi suất, rủi ro tái đầu tư và do đĩ làm gia tăng lợi ích của họ. Tính thanh khoản của TPCP phụ thuộc vào qui mơ thị trường, sự đa dạng và chuẩn hĩa của hàng hĩa trái phiếu, số lượng NĐT và đặc biệt là lực lượng nhà tạo lập thị trường. Một thị trường thứ cấp phát triển mạnh cĩ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật giao dịch an tồn, thuận lợi, khung pháp lý qui định rõ ràng, minh bạch, chính sách thuế, phí hợp lý cho NĐT. Ngồi ra, ở các TTTP phát triển đều cĩ thị trường sản phẩm phái sinh cĩ gốc là TPCP rất phát triển, đáp ứng nhu cầu đa

28 Hồng Phúc (2010), “Tài khĩa và tiền tệ: Chưa đồng bộ”, tạp chí Thời báo Kinh tế Sài gịn, truy cập ngày 20/2/2010 (http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/tiente/29282/), [19].

dạng hĩa danh mục và bảo hiểm rủi ro cho NĐT. Cụ thể ở phụ lục 3 sẽ tìm hiểu những yếu tố nào khiến thị trường TPCP Mỹ đã trở thành TTTP sơi động bậc nhất thế giới hiện nay.

Đối với TTTP Việt Nam, tuy vài năm trở lại đây cĩ sự tăng trưởng nhất định về khối lượng phát hành nhưng nhìn chung tính thanh khoản của loại chứng khốn này trên thị trường cũng cịn rất hạn chế do qui mơ thị trường cịn khá nhỏ, hàng hĩa trái phiếu đơn điệu, phát hành nhỏ lẻ, số lượng NĐT tham gia thị trường ít, đặc biệt là chưa thiết lập được hệ thống nhà tạo lập thị trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng cịn nhiều bất cập, tín nhiệm quốc gia chỉ ở mức trung bình thấp. Tính thanh khoản kém của TPCP cũng là nguyên nhân quan trọng khiến NĐT khơng mặn mà với loại chứng khốn nợ này, dẫn đến sự thất bại của hàng loạt đợt phát hành TPCP trong năm 2009 vừa qua.

Theo thống kê từ HNX, tổng giá trị trái phiếu được chuyển nhượng trong năm 2009 chỉ đạt khoảng 77.500 tỷ đồng, nghĩa là chưa bằng 50% giá trị TPCP niêm yết ở thời điểm cuối năm 2008. Giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên cũng chỉ khoảng 300 tỷ đồng, tương ứng khoảng 0,18% tổng giá trị TPCP niêm yết trên thị trường năm 2009. Những con số này cho thấy tính thanh khoản của loại chứng khốn nợ TPCP trên thị trường thứ cấp trong năm 2009 rất thấp.

Bảng 2.5: Giá trị TPCP niêm yết và giao dịch giai đoạn 2000 - 2008

Nguồn: - Số liệu năm 2000 – 2006: Theo đề án “Xây dựng thị trường giao dịch TPCP chuyên biệt” – BTC

- Số liệu năm 2007 – 2008: website của Sở Giao dịch Chứng khốn Hà Nội Hastc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thất bại của hoạt động huy động vốn tín dụng nhà nước qua phát hành trái phiếu chính phủ năm 2009 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)