NĐT tham gia thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thất bại của hoạt động huy động vốn tín dụng nhà nước qua phát hành trái phiếu chính phủ năm 2009 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 48 - 51)

3. Ý nghĩa và kết cấu của đề tài

2.2. Phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của các đợt phát

2.2.3.3. NĐT tham gia thị trường

TTTP cũng như thị trường của bất kỳ loại hàng hĩa nào khác, số lượng người mua đơng đảo và thành phần đa dạng luơn là yếu tố then chốt và quyết định tính thanh khoản và sự phát triển của thị trường. Hiện nay, đa phần NĐT trên TTTP Việt Nam là các NHTM với mục đích mua TPCP để nắm giữ đến khi đáo hạn hoặc sử dụng để chiết khấu tại NHNN khi cần giải quyết tính thanh khoản đã làm hạn chế sự nhộn nhịp của thị trường. Các CTCK, bảo hiểm, các quỹ đầu tư tuy vài năm trở lại đây đã tham gia vào thị trường nhưng tỷ trọng tham gia cịn hạn chế và chưa thường xuyên.

30 Thống kê trên HNX, đến ngày 20/3/2010, số mã TPCP đang niêm yết trên thị trường là 459. Cĩ trên 200 mã TPCP khơng cĩ giá tham chiếu do chưa cĩ giao dịch nào được thực hiện kể từ khi niêm yết.

Trong năm 2009 vừa qua, số lượng NĐT và giá trị giao dịch của NĐT (cả trong và ngồi nước) trên TTTP thứ cấp cùng giảm sút. Điều này càng làm giảm tính thanh khoản của TPCP trên thị trường. Ở giai đoạn từ 2006 đến Quí I năm 2008, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của TTCK thì TTTP Việt Nam cũng cĩ được sự nhộn nhịp hơn với sự tham gia của các NĐT trong và ngồi nước, trong đĩ đặc biệt phải kể đến các quỹ đầu tư nước ngồi (ĐTNN). Sự tham gia mua bán liên tục của các quỹ này đã gĩp phần quan trọng giúp tăng tính thanh khoản của TPCP vốn giao dịch rất trầm lắng trước đĩ. Tuy nhiên, trước tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế tồn cầu cùng những dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mơ Việt Nam khiến các quỹ ĐTNN đã bán tháo trái phiếu đang nắm giữ để rút vốn từ giữa năm 2008. Theo ước tính của CTCK TP.HCM (HSC), nhà đầu tư nước ngồi (NĐTNN) đã bán rịng khoảng 30,74 ngàn tỷ đồng trái phiếu trong tổng số khoảng trên 33 ngàn tỷ đồng trái phiếu mà khối này nắm giữ ở thời điểm đĩ. Chủ yếu các giao dịch được thực hiện trong tháng 6, 7 và sau đĩ là tháng 10 và 11/200831. Như vậy sau đợt bán ra ồ ạt trong năm 2008 thì lượng trái phiếu mà khối NĐTNN nắm giữ khơng cịn đáng kể nữa. Kể từ đĩ đến nay lực lượng này dường như chưa thực sự quay trở lại thị trường. Số liệu biểu 2.5 cho thấy, từ đầu năm 2009 đến nay khối lượng giao dịch TPCP của khối NĐTNN ở mức thấp và cĩ xu hướng giảm dần. Giá trị giao dịch của khối NĐTNN chỉ chiếm khoảng 30% tổng giá trị giao dịch tồn thị trường năm 2009 vừa qua32 (biểu 2.6).

31 Tham khảo tại http://www.bsc.com.vn/News/2009/5/5/36052.aspx , truy cập ngày 20/2/2010, [37].

Biểu 2.5: Tổng giá trị giao dịch TPCP của NĐTNN trong năm 2009

Nguồn: HNX [38].

Biểu 2.6: Tỷ lệ giao dịch TPCP của NĐTNN và NĐT trong nước năm 2009

Tỷ lệ giao dịch của NĐT nước ngồi và NĐT trong nước trong năm 2009

42% 44% 24% 32% 39% 33% 21% 19% 26% 36% 39% 16% 74% 64% 61% 84% 81% 79% 61% 67% 68% 76% 56% 58% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

NĐT nước ngồi NĐT trong nước

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ số liệu cơng bố của HNX, [38].

Khơng chỉ đối với NĐTNN, NĐT trong nước trong năm qua cũng tham gia thị trường rất hạn chế. Các NHTM là đối tượng mua chính trên thị trường phát hành nhưng hầu hết chỉ mua với mục đích nắm giữ đến khi đáo hạn hoặc sử dụng làm tài sản thế chấp để vay thêm vốn khi cần thiết nên mặc dù lượng TPCP mà các NHTM

trong nước đang nắm giữ là khá lớn từ việc mua lại trái phiếu của các NĐTNN đợt giữa cuối năm 2008 nhưng cũng khơng tạo được tính thanh khoản cho thị trường. NĐT là các CTCK hay các quỹ đầu tư trong nước trong năm 2009 cũng tham gia thị trường thưa thớt hơn do diễn biến lợi suất TPCP trong năm 2009 liên tục tăng nên khơng cĩ nhiều cơ hội để các NĐT thu lợi nhuận từ việc đầu tư vào loại tài sản này. Hơn nữa, sự sơi động của thị trường cổ phiếu và thị trường vàng trong năm qua cũng làm giảm sự thu hút của các NĐT đối với thị trường TPCP. Tất cả những điều này làm cho tính thanh khoản của TPCP rất thấp và vì vậy loại chứng khốn nợ này càng kém hấp dẫn đối với NĐT.

Việc chưa thiết lập được hệ thống các nhà tạo lập thị trường trên TTTP Việt Nam hiện nay cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tính thanh khoản của TPCP ở mức rất thấp và chậm được cải thiện. Kinh nghiệm phát triển TTTP ở các nước cho thấy hệ thống nhà tạo lập thị trường cĩ vai trị đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của TTTP. Những nhà tạo lập thị này sẽ giữ vai trị là người trực tiếp mua bán hoặc là chất xúc tác, kết nối các giao dịch làm tăng tính thanh khoản và duy trì sự phát triển ổn định của thị trường.33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thất bại của hoạt động huy động vốn tín dụng nhà nước qua phát hành trái phiếu chính phủ năm 2009 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)