Phát triển cơ sở hạ tầng giao dịch và cơng khai, minh bạch hĩa thơng tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thất bại của hoạt động huy động vốn tín dụng nhà nước qua phát hành trái phiếu chính phủ năm 2009 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 59 - 75)

PHẦN III KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

3.5. Phát triển cơ sở hạ tầng giao dịch và cơng khai, minh bạch hĩa thơng tin

Việc hệ thống giao dịch TPCP chuyên biệt tại TTGDCK Hà Nội (HNX) được chính thức đưa vào vận hành kể từ ngày 24/09/2009 là một bước tiến quan trọng cho sự phát triển của thị trường TPCP Việt Nam, tạo thuận lợi cho việc quản lý, theo dõi thơng tin và giao dịch của NĐT. Tuy nhiên, vì mới được đưa vào vận hành nên để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả cần tiếp tục hồn chỉnh các yếu tố kỹ thuật, đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu, đảm bảo hệ thống được vận hành an tồn, chính xác và nhanh nhạy. Bên cạnh đĩ, Chính phủ cũng cần thúc đẩy việc đàm phán nhằm kết nối hệ thống giao dịch TPCP trong nước với TTCK các quốc gia trong khu vực, ưu tiên đối với những thị trường hiện cĩ lượng NĐT nắm giữ nhiều TPCP Việt Nam và những thị trường tiềm năng.

Tăng tính minh bạch của thị trường là yếu tố quan trọng để thu hút NĐT tham gia TTTP. Muốn vậy, thơng tin về kế hoạch phát hành TPCP của cả năm và chi tiết

từng quý/tháng cần được xây dựng và thơng báo đến cơng chúng đầu tư vào đầu mỗi năm hoặc vào thời điểm cuối năm trước để NĐT chủ động kế hoạch tham gia. Đặc biệt, tình hình giải ngân và hiệu quả vốn đầu tư vốn TPCP cũng cần định kỳ cơng khai đến cộng đồng và NĐT. Cũng nhằm tăng tính minh bạch, giải quyết vấn đề thơng tin bất cân xứng trên thị trường tài chính, Chính phủ cần sớm ban hành những qui định làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển hoạt động định mức tín nhiệm tại Việt Nam. Trong giai đoạn đầu triển khai, Việt Nam cần hợp tác với các tổ chức định mức tín nhiệm chuyên nghiệp quốc tế để tham khảo mơ hình và học hỏi kinh nghiệm cho quá trình xây dựng các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam.

1 3KẾT LUẬN

Huy động vốn qua phát hành TPCP trong và ngồi nước là một kênh quan trọng nhằm huy động vốn bù đắp thâm hụt ngân sách và tài trợ chi đầu tư phát triển ở Việt nam thời gian qua. TPCP phát hành và giao dịch trên TTCK cũng gĩp phần bổ sung vào thị trường tài chính một loại hàng hĩa quan trọng, giúp các NĐT đa dạng hĩa danh mục đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường. Đặc biệt, TPCP cịn là cơng cụ quan trọng giúp NHNN thực thi chính sách tiền tệ thơng qua nghiệp vụ TTM và hoạt động chiết khấu.

Tuy nhiên cho đến nay qui mơ TTTP Việt Nam nĩi chung và TPCP cịn khá nhỏ, chủng loại hàng hĩa trên thị trường cịn kém đa dạng. TPCP phát hành nhỏ lẻ, NĐT tham gia thị trường cịn ít và chưa đa dạng nên khơng tạo được thanh khoản cho thị trường. Cùng với những hạn chế nêu trên, năm 2009, dưới tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế tồn cầu, những bất ổn vĩ mơ trong nước, đặc biệt là cơ chế trần lãi suất kém linh hoạt, khơng được xác định dựa trên quan hệ cung – cầu vốn trên thị trường và chịu rào cản trực tiếp của cơng cụ LSCB vốn đang tồn tại rất nhiều bất cập đã khiến hoạt động huy động vốn qua phát hành TPCP gặp rất nhiều khĩ khăn.

Vốn huy động từ kênh TPCP hạn chế làm ảnh hưởng đến kế hoạch chi ngân sách, vốn tài trợ các dự án đầu tư phát triển mà như vậy sẽ cĩ thể làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. Khi nguồn vốn TPCP khơng đáp ứng đủ theo kế hoạch ban đầu để tài trợ cho chi tiêu đầu tư thì Chính phủ phải cần đến nguồn tiền hỗ trợ từ

bên ngồi vốn thường đi kèm những điều kiện khơng mấy dễ dàng hoặc nguồn tiền hỗ trợ tạm thời từ NHNN mà nguy cơ của nĩ là dẫn khả năng gia tăng lạm phát trong nền kinh tế.

Trên cơ sở đi sâu phân tích thực trạng nêu trên, tác giả đề xuất một số giải pháp thiết thực nhất nhằm cải thiện những bất cập, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn TDNN qua phát hành TPCP của Việt Nam trong giai đoạn tới. Trong đĩ, giải pháp đặc biệt quan trọng là cần đảm bảo cơ chế xác định lãi suất TPCP linh hoạt, dựa vào thị trường, trên cơ sở đấu thầu cạnh tranh lãi suất. Việc dỡ bỏ những bất cập của cơng cụ LSCB cũng là yêu cầu quan trọng để cơng cụ này khơng trở thành rào cản của lãi suất TPCP. Các giải pháp về đa dạng hĩa hàng hĩa TPCP, thu hút sự tham gia đơng đảo của NĐT, hình thành hệ thống nhà tạo lập thị trường, phát triển cơ sở hạ tầng giao dịch, minh bạch hĩa thơng tin cũng là những giải pháp quan trọng nhằm tăng tính thanh khoản cho TPCP, gĩp phần tạo thuận lợi cho hoạt động huy động vốn qua phát hành TPCP trong giai đoạn tới.

Hạn chế của đề tài:

Dù tác giả đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài này nhưng đề tài khơng tránh được những hạn chế nhất định. Cụ thể, hệ thống số liệu và dữ liệu sử dụng phân tích chỉ tập trung trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây. Các số liệu về tình hình sử dụng và hiệu quả vốn TPCP chưa được trình bày một cách chi tiết trong đề tài do hệ thống các dữ liệu này khơng được thống kê, đánh giá và cơng bố đầy đủ. Ngồi ra, như đã đề cập, phạm vi đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu hình thức huy động vốn TDNN bằng phát hành TPCP ở Việt Nam, trong đĩ đi sâu tìm hiểu, phân

tích hoạt động huy động vốn qua kênh phát hành TPCP trong năm 2009 để từ đĩ đưa ra những giải pháp cải thiện. Đề tài khơng nghiên cứu các hình thức huy động TDNN khác như vay ODA hay vay nợ ngân hàng, cũng như khơng nghiên cứu các loại trái phiếu do địa phương và trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh phát hành. Tác giả mong rằng những khía cạnh này sẽ được tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới.

1 4TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt:

1. Ngọc Anh (2010), “10.200 tỷ đồng được rĩt vào vốn điều lệ Agribank”, tạp

chí VnEconomy, truy cập ngày 10/4/2010

(http://vneconomy.vn/20100316010016165P0C6/10200-ty-dong-duoc-rot- vao-von-dieu-le-agribank.htm).

2. Vũ Đình Ánh (2010), “Lựa chọn nào cho chính sách tài chính – tiền tệ”,

Tạp chí Ngân hàng số 4, tháng 2-2010, trang 1-7.

3. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2009), Báo cáo tĩm tắt dự thảo đề án tiếp tục đổi

mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn đến 2020, Tài liệu phục vụ Hội

nghị Ngành Kế hoạch & Đầu tư ngày 20/11/2009, trang 6.

4. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2009), Bài thảo luận chính sách

số 4:”Thay đổi cơ cấu: Giải pháp kích thích cĩ hiệu lực duy nhất”,

TP.HCM.

5. Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (2009), Tài liệu đọc mơn Tài

chính phát triển: Thị trường tài chính Việt nam, TP.HCM.

6. Minh Đức (2009), “Kỳ vọng gì từ thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt?”, tạp chí VnEconomy, truy cập ngày 20/4/2010

(http://vneconomy.vn/200909230239374P0C6/ky-vong-gi-tu-thi-truong- trai-phieu-chinh-phu-chuyen-biet.htm)

7. Trần Văn Giao (2009), Giải đáp về quản lý tài chính cơng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Giàu (2009), “Hai kịch bản tăng trưởng và lạm phát năm 2010”, tạp chí Dân trí Online, truy cập ngày 28/2/2010

(http://dantri.com.vn/c20/s20-347086/hai-kich-ban-tang-truong-va-lam- phat-nam-2010.htm ).

9. Nguyên Hà (2009), “Chậm giải ngân vốn trái phiếu: Chính phủ cũng sốt ruột”, tạp chí VnEconomy, truy cập ngày 15/01/2010

(http://vneconomy.vn/2009121902579576P0C9920/cham-giai-ngan-von- trai-phieu-chinh-phu-cung-sot-ruot.htm).

10. Đỗ Hải (2009), “Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khĩa khĩa XII: Giải bài tốn bội chi ngân sách”, Tạp chí tài chính tháng 6/2009, trang 5-14.

11. Hữu Hạnh (2010), “Năm 2009 – ODA vượt qua suy thối đổ vào Việt Nam”, Tạp Chí Ngân hàng, số 4, tháng 2/2010, trang 51-53.

12. Học viện tài chính (2005), Giáo trình Quản lý tài chính cơng, NXB Tài Chính, Hà Nội.

13. Hữu Hịe (2009), “Thị trường trái phiếu: Cung - cầu chưa thơng suốt”, Tạp chí Đầu tư Chứng khốn. Truy cập tại địa chỉ

http://cafef.vn/20091203030419516CA31/thi-truong-trai-phieu-cung-cau- chua-thong-suot.chn, ngày 03/4/2010.

14. Mạc Quang Huy (2009), Cẩm Nang Ngân hàng đầu tư, NXB Thống Kê, Hà Nội.

15. Nguyễn Phi Lân (2010), “Hướng tới tăng trưởng bền vững tại Việt nam”,

Tạp chí Ngân hàng, số 6 tháng 3/2010, trang 1-9.

16. Luật dân sự Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2005 17. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002

18. Nghị định số 141/2003/NĐ-CP ngày 20/11/2003 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương.

Kinh tế Sài gịn, truy cập ngày 20/2/2010

(http://www.thesaigontimes.vn/Home/taichinh/tiente/29282/)

20. Anh Quân (2009), “Đánh giá hiệu quả gĩi kích thích kinh tế”, tạp chí

VnEconomy, truy cập ngày 05/4/2010

(http://vneconomy.vn/20091001034931640P0C6/danh-gia-hieu-qua-goi- kich-thich-kinh-te.htm)

21. Nguyễn Ngọc Sơn và Trần Thị Thanh Tú (2009), Nguồn tài chính Trong

nước và Nước ngồi cho tăng trưởng ở Việt nam, NXB Lao Động – Xã hội,

Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Kim Thanh (2010), “Thành cơng của Hội nghị nhĩm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam 2009 và những đĩng gĩp từ chính sách tiền tệ”,

Tạp chí Ngân hàng, số 1, tháng 1-2010, trang 8 – 12.

23. Minh Thúy (2009), “Nỗi lo từ trái phiếu Chính phủ”, tạp chí VnEconomy,

truy cập ngày 06/2/2010 (http://vneconomy.vn/20090228094650127P0C6/noi-lo-tu-trai-phieu-chinh-

phu.htm).

24. Lưu Thủy (2009), “Kích thích kinh tế năm 2010 theo hướng nào?”, báo Lao

động, truy cập ngày 10/4/2010 (http://www.laodong.com.vn/Home/Kich-

thich-kinh-te-nam-2010-theo-huong-nao/200910/158940.laodong).

25. Thân Thị Thu Thủy & ctg (2009), Phát triển thị trường trái phiếu Việt nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 26. Trung tâm nghiên cứu kinh tế và Chính sách CEPR (2008), Bài thảo luận

chính sách số 1 về chính sách chống suy thối ở Việt nam hiện nay: Chính sách kích cầu, Hà Nội.

27. Nguyễn Ngọc Tuyến (2010), “Đầu tư cơng – Kết quả và xu hướng trong tương lai”, Tạp chí phát triển kinh tế số 231, tháng 1/2010, trang 25 – 32.

Tài liệu tiếng Anh:

28. Asia Development Bank (2001), Government Bonds Market development in

Asia, ISBN – 971- 561 -364-0.

29. Asia Development Bank (2009), Asia Bond Monitor, Publication Stock No.3PT090839.

30. Carlo Favero, Marco Pagano and Ernsst – Ludwig von Thadden (2008), How

does liquidity affect Government Bond Yields?

31. Glenn P.Jenkins and Gangadhar P. Shukla (1995), Public Finance in Open

Economies, p. 1-19.

32. Kenneth Kang, Geena Kim & Changyong Rhee (2001), Developing the

Government Bond Market in South Korea: History, Challenges, and Implications for Asia Countries (a Paper presented at the Asian Economic Panel

meeting at Columbia University, 7-8 October 2004).

33. Kim (2001), “Korea’s bond market following the onset of financial crisis”, in

Building Local Bond Markets: an Asian Perspective, World Bank, October.

Các website điện tử:

34. Chuyên trang tài chính: http://cafef.vn/

35. Cổng thơng tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư: http://www.mpi.gov.vn/ 36. Website của Bộ tài chính: http://www.mof.gov.vn/

37. Website của CTCK Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam : http://www.bsc.com.vn/

38. Website của Sở GDCK Hà nội (HNX), Chuyên mục Thị trường TPCP: http://bond.hnx.vn/

39. Website của Tổng Cục thống kê http://www.gso.gov.vn/ 40. Website http://www.saga.vn/

41. Website Ngân hàng Nhà nước Việt nam http://www.sbv.gov.vn/vn/home/ 42. Website Thị trường trái phiếu Đơng Á: http://asianbondsonline.adb.org/.

1 5PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Trình tự, thủ tục phát hành, cơ chế điều hành lãi suất TPCP 40

♦ Trình tự, thủ tục phát hành TPCP

Đối với tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu cơng trình trung ương và

trái phiếu ngoại tệ:

- KBNN tổ chức triển khai việc phát hành để đáp ứng nhu cầu chi của NSNN và các dự án, cơng trình quan trọng thuộc phạm vi cân đối của NSTW.

- Căn cứ tổng mức vốn phát hành trái phiếu trong năm và kế hoạch phát hành đã được Bộ trưởng BTC phê duyệt, KBNN tổ chức phát hành trái phiếu theo nhu cầu và tiến độ chi của NSNN.

Đối với trái phiếu đầu tư

- Quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tài chính, tín dụng được chủ động tổ chức phát hành để huy động vốn đáp ứng nhu cầu về vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo kế hoạch hàng năm và kế hoạch phát hành trái phiếu đã được BTC phê duyệt

- Việc huy động vốn phải phù hợp với tiến độ giải ngân vốn vay, nguồn thu hồi nợ và đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm đến mức thấp nhất các chi phí về huy động vốn. Khơng huy động vốn khi chưa cĩ nhu cầu sử dụng hoặc nguồn vốn hiện tại vẫn đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các dự án.

♦ Các phương thức phát hành trái phiếu

- Phát hành qua hệ thống KBNN

- Đấu thầu qua TTCK hoặc NHNN, Ngân hàng thương mại Nhà nước - Bão lãnh phát hành

- Đại lý phát hành

Cơ chế điều hành lãi suất TPCP

- BTC thống nhất điều hành mặt bằng lãi suất của tất cả các loại trái phiếu phát hành.

- Cơ chế phát hành được thực hiện như sau:

• Định kỳ, căn cứ tình hình thị trường tài chính, tiền tệ, Bộ trưởng BTC thơng báo mức lãi suất trần phát hành TPCP cho Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành.

• Tổng Giám đốc (Giám đốc) tổ chức phát hành thực hiện điều hành lãi suất để tổ chức đấu thầu. Lãi suất phát hành theo phương thức bảo lãnh và đại lý phát hành trong phạm vi lãi suất trần cho phép. Lãi suất trái phiếu phát hành qua hệ thống KBNN theo phương thức bán lẻ do Bộ trưởng BTC quyết định cho từng đợt phát hành.

Phụ lục 2: Tổng dư nợ TPCP nội tệ trên thị trường (đến cuối 2008)

Nguồn: Nguyễn Xuân Thành tổng hợp từ Báo cáo trái phiếu của Dragon Capital, tháng 12/2008.

Phụ lục 3: Thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ41

♦ Qui mơ thị trường

Mỹ là quốc gia cĩ thị trường trái phiếu (TTTP) phát triển mạnh và qui mơ lớn nhất thế giới. Vào cuối năm 2008, số dư chứng khốn nợ chưa đáo hạn của thị trường này lên đến gần 34 ngàn tỷ USD, tăng gấp đơi số dư tại thời điểm năm 2000 và tương đương 237,3% GDP của quốc gia này năm 2008.

Bảng 1: Qui mơ chứng khốn nợ chưa đáo hạn tại Mỹ (tỷ USD)

Năm Chính phủ Cơ quan Chính phủ Địa phương Doanh nghiệp Chứng khốn hĩa Thị trường tiền tệ Tổng 2000 3.210 1.954 1.481 3.358 4.537 2.663 17.203 2001 3.197 2.157 1.604 3.836 5.409 2.587 18.790 2002 3.469 2.378 1.763 4.100 6.229 2.546 20.485 2003 3.819 2.626 1.901 4.490 6.932 2.520 22.288 2004 4.256 2.701 2.031 4.811 7.690 2.904 24.393 2005 4.561 2.616 2.226 4.979 9.083 3.437 26.902 2006 4.719 2.651 2.403 5.356 10.584 4.009 29.722 2007 4.917 2.933 2.619 5.955 11.403 4.172 31.999 2008 5.912 3.247 2.690 6.281 11.570 3.791 33.491

Nguồn:Mạc Quang Huy tổng hợp từ Securities Industry and Financial Markets Association (SIFMA)

♦ Hàng hĩa trên thị trường

Sự đa dạng của các loại chứng khốn nợ của Chính phủ Mỹ là yếu tố quan trọng tạo nên sự sơi động của thị trường trái phiếu quốc gia này. Các sản phẩm bao gồm tín phiếu kho bạc cĩ kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, kỳ phiếu kho bạc với các kỳ

hạn trung bình từ 2 đến 10 năm, trái phiếu kho bạc cĩ kỳ hạn 10 đến 30 năm, trái phiếu bảo vệ rủi ro lạm phát - TIPS 42 và các sản phẩm STRIPS43 được các ngân hàng đầu tư phát hành dựa trên các kỳ phiếu và trái phiếu kho bạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự thất bại của hoạt động huy động vốn tín dụng nhà nước qua phát hành trái phiếu chính phủ năm 2009 và một số khuyến nghị chính sách (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)