Kinh nghiệm xây dựng Khuôn mẫu lý thuyết của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán để hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 27 - 32)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHN MẪU LÝ THUYẾT KẾ TỐN

1.4 KINH NGHIỆM XÂY DỰNG KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT CỦA CÁC NƢỚC

1.4.2 Kinh nghiệm xây dựng Khuôn mẫu lý thuyết của Trung Quốc

Kế tốn Trung Quốc trƣớc khi xây dựng Khn mẫu lý thuyết

Trƣớc khi có KMLT, kế tốn Trung Quốc đƣợc kế thừa từ Liên Xô, một hệ thống kế tốn cung cấp thơng tin để chính quyền trung ƣơng lập kế hoạch và kiểm soát. Năm 1970, Trung Quốc bắt đầu thực hiện cải cách kinh tế, thay đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế theo định hƣớng thị trƣờng và Trung Quốc đã ban hành các chuẩn mực kế toán gần giống các nƣớc phát triển trong nền kinh tế thị trƣờng.

Khuôn mẫu lý thuyết kế tốn của Trung Quốc

Bộ Tài chính Trung Quốc ban hành chuẩn mực kế tốn đầu tiên đƣợc gọi là “Chuẩn mực kế toán cơ bản” (Viết tắt là Chuẩn mực cơ bản) tƣơng tự nhƣ KMLT của IASB và FASB ở một mức độ nhất định. Mục đích của Chuẩn mực cơ bản là nó đƣợc sử dụng làm cơ sở để phát triển các chuẩn mực kế toán trong tƣơng lai

- Ngƣời sử dụng

Chuẩn mực cơ bản của Trung Quốc xác định ba nhóm ngƣời sử dụng : Chính phủ; các nhà đầu tƣ, các chủ nợ; nhà quản lý doanh nghiệp và các bên liên quan.

- Các đặc điểm chất lƣợng của thơng tin tài chính

Trong nhiều đặc điểm chất lƣợng đƣợc đề cập thì có tính thích hợp và đáng tin cậy, trong đó đáng tin cậy đƣợc đặt nặng hơn.

- Định giá

Chuẩn mực cơ bản của Trung Quốc tuân thủ nghiêm chỉnh giá gốc và bất kỳ sai biệt nào so với giá gốc đều bị cấm. Cụ thể nhƣ sau:

o Tài sản đƣợc ghi nhận theo giá gốc tại thời điểm mua. Số tiền ghi trong sổ kế tốn khơng đƣợc điều chỉnh, ngay cả khi có sự biến động giá cả bất thƣờng, trừ khi pháp luật Nhà nƣớc hoặc các quy định khác quy định cụ thể về việc điều chỉnh. (Điều 19)

có thể thực hiện.

o Hàng tồn kho : đƣợc hạch tốn theo giá gốc và đƣợc trình bày theo giá gốc trên BCTC.

- Khái niệm bảo toàn vốn

Chuẩn mực cơ bản khơng có khái niệm bảo tồn vốn.

Thực hành kế toán tại Trung Quốc

Vấn đề 1 : Khó khăn khi thiết lập các chuẩn mực kế tốn

Mặc dù Chuẩn mực cơ bản đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các chuẩn mực kế toán, nhƣng Trung Quốc đã gặp phải một số khó khăn.

o Đầu tiên, nhiều nhà kế tốn ở Trung Quốc đã khơng hiểu biết tƣờng tận về

lý luận của KMLT đã đƣợc phát triển ở các nƣớc khác.

o Thứ hai, nhiều nhà kế tốn tại Trung Quốc đã khơng biết cách thay đổi thực

hành kế toán để phù hợp với Chuẩn mực cơ bản.

o Ngoài ra, nhiều ngƣời không hiểu tại sao điều rất quan trọng đối với kế

toán khi thay đổi theo một nền kinh tế dựa trên thị trƣờng thì tại sao hệ thống kế tốn cũ khơng thể tiếp tục phục vụ nhu cầu của ngƣời sử dụng BCTC.

Vấn đề 2 : Tiếp nhận thực hành kế toán quốc tế

Ngƣời lập BCTC miễn cƣỡng chấp nhận các chuẩn mực kế toán mới với các lý do khác nhau. Hầu hết các kế tốn viên khơng thích ứng với phƣơng pháp tiếp cận mới. Việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, nhà đầu tƣ bên ngồi và cơng chúng vẫn còn là điều mới. Chi tiết và công khai minh bạch đƣợc coi là phiền hà hơn là có lợi. Trong giai đoạn đầu thực hiện, một số nhà quản lý cảm thấy rằng chi phí chuẩn bị và kiểm tốn cao hơn lợi ích.

Các kỳ thi CPA mới bắt đầu vào cuối năm 1991. Hàng ngàn công ty tƣ vấn về kế toán đã ra đời và cả hàng trăm ngàn ngƣời hành nghề cung cấp dịch vụ kế toán. Tuy nhiên hiệu quả hoạt động của nghề nghiệp kế tốn chƣa cao. Có một số tồn tại nhƣ : sự độc lập của các cơng ty kiểm tốn tại Trung Quốc cịn rất kém, năng lực nghề nghiệp của các CPA cũng chƣa đạt yêu cầu, đạo đức nghề nghiệp của CPA còn là vấn đề đáng quan tâm.18

Vấn đề 4 : Học thuật cần đóng góp nhiều hơn trong việc phát triển kế toán

o Việc học hỏi kế tốn có chất xúc tác của phong trào hiện đại và quốc tế hóa kế tốn tại Trung Quốc. Tuy nhiên, sự đóng góp của các học giả cho sự phát triển của lý thuyết và thực hành kế tốn cịn những hạn chế do những yếu kém nhất định trong hệ thống học thuật của Trung Quốc.

o Một trở ngại của nghiên cứu kế toán tại Trung Quốc là tầm nhìn của các nhà nghiên cứu. Trong thời kỳ của nền kinh tế kế hoạch, kế toán đƣợc quy định bởi một hệ thống kế tốn thống nhất, nó quy định từng chi tiết của hành nghề kế tốn, từ các hình thức báo cáo kế toán đến các thủ tục và sổ sách kế tốn, ngay cả các bài viết trên tạp chí cũng đƣợc chuẩn hóa. Trong mơi trƣờng đó thì điều duy nhất ngƣời ta có thể làm là biện minh cho thủ tục kế tốn, phải cịn mất nhiều năm nữa thì các thái độ đó mới dần dần biến mất.

o Ngoài ra, hiện nay các trƣờng đại học tại Trung Quốc đang thiếu phƣơng tiện tài chính để thúc đẩy nghiên cứu chất lƣợng cao.

Kinh nghiệm xây dựng KMLT và thực hành kế toán tại Trung Quốc

- Ngƣời sử dụng

Trung Quốc nhận thấy rằng không chỉ đơn giản thừa nhận nhiều khái niệm và nguyên tắc kế toán đã phát triển ở các quốc gia khác. Bởi vì kế tốn ở các quốc gia đó đƣợc thiết kế chủ yếu cho các nhà đầu tƣ bên ngồi, thì làm sao có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu thông tin của cả chính phủ và các nhà quản lý doanh nghiệp đƣợc (Yunwei

18

Yunwei Tang, Bumpy Road Leading to Internationalization : A Review of Accounting Development in China, Accounting Horizons, March 2000

Tang)19

- Đặc điểm chất lƣợng

Chuẩn mực cơ bản đặt nặng tính đáng tin cậy hơn tính thích hợp, cho nên trong định giá thì giá gốc đƣợc tuân thủ hết sức nghiêm ngặt, hạn chế này sẽ đƣợc đề cập ở phần sau.

- Định giá

Chuẩn mực cơ bản tuân thủ nghiêm ngặt giá gốc, nhƣng theo giới chuyên môn thì: trong một số trƣờng hợp, giá gốc khơng phản ánh đƣợc thực tế kinh tế năng động. Bởi vì giá trị hợp lý ngày càng đóng vai trị quan trọng. Chẳng hạn IASB yêu cầu nhiều cơng cụ tài chính, bất động sản đầu tƣ và tài sản nơng nghiệp, thậm chí một số hàng tồn kho đƣợc đánh giá theo giá trị hợp lý. Theo Yunwei Tang: “Tôi tin rằng chúng tôi sẽ sớm phải thay đổi chuẩn mực kế toán cơ bản và theo xu hƣớng chung là loại bỏ nguyên tắc giá gốc trong kế toán.”

- Thực hành kế toán

Trong việc thiết lập các chuẩn mực kế tốn, thực sự thì Trung Quốc đã bắt đầu với một KMLT chung. Tuy nhiên, rất khó hồn hảo khi khơng có tích lũy các kinh nghiệm thực tiễn và khơng có sự hỗ trợ từ giáo dục, bởi vì trong một đất nƣớc có lịch sử lâu dài của nền kinh tế kế hoạch, truyền thống tƣ tƣởng đã ăn sâu trong gốc rễ thì việc thay đổi là rất khó. Nghề nghiệp kế tốn của Trung Quốc cịn khá trẻ, đại đa số ngƣời học đƣợc trang bị kiến thức kế tốn khơng đầy đủ. Đạo đức nghề nghiệp là một vấn đề đáng quan tâm và chủ nghĩa nghề nghiệp cần phải có thời gian để hình thành.

Kết luận chương 1

Khuôn mẫu lý thuyết kế toán đã ra đời từ hơn ba thập kỷ qua, ngày càng phát triển và hiện nay vẫn trong giai đoạn hoàn thiện. Trong xu thế hội nhập kinh tế và quốc tế hóa hiện nay, các quốc gia khơng thể phủ nhận vị trí và vai trị của KMLT kế tốn trong việc thiết lập và phát triển các chuẩn mực kế tốn. Tuy nhiên, khơng thể lấy tồn bộ Khuôn mẫu lý thuyết của IASB để làm khn mẫu cho quốc gia của mình mà phải tự

19

Yunwei Tang, Bumpy Road Leading to Internationalization : A Review of Accounting Development in China, Accounting Horizons, March 2000.

xây dựng một khuôn mẫu phù hợp.

Khi xây dựng khn mẫu thì các quốc gia cần phải quan tâm đến hai yếu tố : chính trị và kỹ thuật. Yếu tố chính trị vừa gây ra áp lực nhƣng đồng thời cũng tạo ra động lực trong quá trình xây dựng và vận dụng KMLT kế tốn; trong khi đó yếu tố kỹ thuật địi hỏi các quốc gia cần phải có bề dày của một nền tảng kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết một vấn đề mang tính lý luận cao của nền kinh tế thị trƣờng.

Ngồi ra, khi xây dựng Khn mẫu lý thuyết các quốc gia cũng phải chú ý đến đặc điểm của hệ thống pháp lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia mình thì mới có thể đạt đƣợc những thành cơng nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán để hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)