Những hạn chế của khuôn mẫu lý thuyết Việt Nam so với quốc tế trên khía cạnh lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán để hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 43 - 46)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT KẾ TOÁN VIỆT NAM

2.2 KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT KẾ TOÁN CỦA VIỆT NAM

2.2.4 Những hạn chế của khuôn mẫu lý thuyết Việt Nam so với quốc tế trên khía cạnh lý

trên khía cạnh lý thuyết.

Hạn chế về điều kiện thời gian và kinh nghiệm

Mặc dù đƣợc xem là nền tảng lý luận của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhƣng trên thực tế KMLT ra đời sau các chuẩn mực kế tốn cụ thể. Thí dụ, IAS Framework ra đời năm 1989 khi đã có 26 chuẩn mực kế tốn quốc tế ra đời, hoặc SFAC (Hoa kỳ) ra đời năm 1978 khi FASB đã ban hành đến SFAS số 24…. Điều này có nghĩa là KMLT

đƣợc xây dựng trong điều kiện các quốc gia trên đã tích lũy nhiều kinh nghiệm để đủ có một tầm nhìn xun suốt về mặt lý luận.

Nhƣ vậy, vấn đề cơ bản của việc xây dựng và công bố một KMLT không phải là phát kiến các khái niệm và nguyên tắc kế tốn mới vì phần lớn chúng dã đƣợc hình thành rất lâu trong lý thuyết kế toán, mà là việc thừa nhận khái niệm và nguyên tắc nào, giải thích chúng ra sao và sắp xếp chúng trong một hệ thống có lơgic chặt chẽ.

Việt Nam mới chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng từ năm 1995, KMLT kế toán Việt Nam ra đời trong điều kiện quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ mới đƣợc vài năm và chỉ ban hành đƣợc bốn chuẩn mực đầu tiên. Dù rằng việc kế thừa sẽ giúp rút ngắn thời gian nhƣng cũng không đủ cho chúng ta có một nền tảng kiến thức và kinh nghiệm để giải quyết một vấn đề mang tính lý luận cao của nền kinh tế thị trƣờng. 30

Vấn đề lý thuyết nền tảng để xây dựng một hệ thống kế toán

Ở các nƣớc, hệ thống kế toán đƣợc xây dựng trên các lý thuyết nền tảng đó là : lý thuyết về tính hữu ích của thơng tin và lý thuyết ủy nhiệm.

- Lý thuyết về tính hữu ích của thơng tin, lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của kế toán là thoả mãn nhu cầu thông tin của các đối tƣợng sử dụng. Do ảnh hƣởng của lý thuyết này, khi xây dựng một hệ thống kế toán ngƣời ta phải giải quyết hai vấn đề là : Xác định rõ đối tƣợng sử dụng thơng tin của kế tốn và nhu cầu sử dụng thông tin; và đánh giá tính hữu ích của thơng tin đối với mỗi đối tƣợng. 31

Việc xác định ngƣời sử dụng BCTC có một vai trị quan trọng trong mọi KMLT, vì những đối tƣợng sử dụng khác nhau sẽ có các u cầu về thơng tin khác nhau. Thí dụ, các chủ nợ của doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều đến tình hình tài chính trong khi nhà đầu tƣ lại mở rộng quan tâm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. 32

Đối tƣợng sử dụng thơng tin kế tốn khơng đƣợc đề cập cụ thể trong KMLT kế toán Việt Nam. Đây là một vấn đề cần khắc phục bởi vì việc đề cập khơng rõ đối tƣợng sử dụng thông tin của kế tốn sẽ làm mất tính định hƣớng và làm giảm tính hiệu lực của

30

Vũ Hữu Đức, Chuẩn mực chung – Khuôn mẫu lý thuyết của kế tốn tài chính, 2002 31

Đặng Đức Sơn, Xây dựng và hoàn thiện khung khái niệm cho các chuẩn mực kế toán trong nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam 32Vũ Hữu Đức, Chuẩn mực chung – Khn mẫu lý thuyết của kế tốn tài chính, 2002

các hoạt động của kế tốn. Sự đề cập khơng rõ ràng các đối tƣợng kế toán dẫn đến những cách hiểu đơn giản là kế toán là để phục vụ cho sự quản lý của Nhà nƣớc hơn là cho các đối tƣợng kinh tế khác nhƣ các nhà đầu tƣ, ngân hàng, ngƣời cho vay, nhà cung cấp, khách hàng và công chúng. 33

- Lý thuyết ủy nhiệm, theo lý thuyết này, bên đƣợc ủy nhiệm thực hiện một số công việc đại diện cho bên ủy nhiệm, lý thuyết này đóng vai trị quan trọng trong việc giải thích mối quan hệ thơng tin tài chính giữa các nhà đầu tƣ và các doanh nghiệp, do đó là cơ sở cho việc lập các báo cáo tài chính.

Hai lý thuyết nêu trên đã khơng đƣợc đề cập đến khi xây dựng KMLT kế toán Việt Nam. Nhƣ vậy, ngƣời ta có thể đặt ra câu hỏi rằng : Phải chăng KMLT kế toán Việt Nam là một khn mẫu khơng có nền móng ? Nhƣ vậy thì liệu hệ thống chuẩn mực kế tốn và chế độ kế toán cụ thể đƣợc xây dựng trên nó có thể đƣợc ổn định và vững vàng hay khơng?

Đánh giá tính logic của KMLT kế tốn Việt Nam theo phƣơng pháp diễn dịch

Nhƣ đã nói ở chƣơng 1, lý thuyết là một hệ thống chặt chẽ các nguyên tắc từ giả định,

lý luận cho đến vận dụng tạo thành một cơ sở tham chiếu tổng thể cho lĩnh vực nghiên cứu. Quan hệ logic trong cấu trúc lý thuyết đòi hỏi các kết luận phải đƣợc rút ra từ các

tiền đề. Đồng thời theo phƣơng pháp diễn dịch (deductive approach) thì phải xuất phát từ các tiền đề để đƣa ra các nguyên tắc kế tốn, từ đó phát triển các kỹ thuật kế tốn. Khi đánh giá bất kỳ một lý thuyết nào, thì từ tiền đề cho đến kết luận ngƣời ta đều dựa vào tính logic của các lập luận, xem xét tính logic của kết luận rút ra từ các tiền đề. KMLT kế tốn Việt Nam đã khơng đề cập đến ngƣời sử dụng và mục đích của BCTC mà vẫn đƣa ra đƣợc các nguyên tắc và yêu cầu kế toán cơ bản. Điều này đặt ra một câu hỏi lớn cho KMLT kế toán Việt Nam là : Liệu kết luận (nguyên tắc và yêu cầu kế

tốn cơ bản) đó có phải là kết luận logic hay chăng khi mà tiền đề (người sử dụng và mục đích của BCTC) khơng có ? Và nhƣ vậy kết luận đó có thể chấp nhận đƣợc không ?

33Đặng Đức Sơn, Xây dựng và hoàn thiện khung khái niệm cho các chuẩn mực kế toán trong nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam, Tạp chí kiểm tốn tháng 01 năm 2009

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán để hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 43 - 46)