HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA VIỆT NAM TRƢỚC KHI CÓ KHUÔN MẪU LÝ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán để hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 32 - 34)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT KẾ TOÁN VIỆT NAM

2.1 HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA VIỆT NAM TRƢỚC KHI CÓ KHUÔN MẪU LÝ

KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT

2.1.1 Đặc điểm của hệ thống kế toán Việt nam từ khi ra đời đến năm 1990

Hệ thống kế toán Việt Nam đã hình thành trong thập niên 1950 và phát triển theo hƣớng dựa trên một hệ thống tài khoản kế tốn và báo cáo tài chính thống nhất. 20 Nền kinh tế Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1986 là một nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Nhà nƣớc thực hiện việc quản lý các doanh nghiệp trên cơ sở quy định và giao nhiệm vụ kế hoạch sản xuất bằng các chỉ tiêu pháp lệnh. Hệ thống kế toán trong giai đoạn này đƣợc xây dựng nhằm cung cấp thơng tin về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa của các đơn vị. Năm 1970, Bộ Tài chính ban hành hệ thống tài khoản kế tốn thống nhất áp dụng cho các xí nghiệp quốc doanh ở miền Bắc (Quyết định 425- TC/CĐKT ngày 14/12/1970). Sau ngày miền Nam giải phóng (30/4/1975), hệ thống kế tốn nói trên đƣợc thống nhất áp dụng cho cả nƣớc, hệ thống tài khoản kế toán lúc đó gồm 68 tài khoản .

Thơng qua số liệu kế tốn, nhà nƣớc thiết lập một sự kiểm tra và kiểm soát đối với hoạt động kinh tế của đơn vị. Nhà nƣớc với tƣ cách là ngƣời lãnh đạo và quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các cơ quan chủ quản và các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nƣớc chính là các đối tƣợng sử dụng thơng tin kế tốn. Cơ chế quản lý kinh tế này khơng phát huy tính năng động sáng tạo của từng đơn vị. Để khắc phục nhƣợc điểm nói trên thì cần phải có sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Do đó, cần phải xây dựng một cơ chế mới về quản lý kinh tế, đi liền với cơ chế đó là một sự đổi mới về hệ thống kế tốn và cơ chế tài chính.

2.1.2 Đặc điểm của hệ thống kế toán Việt nam từ năm 1990 đến 1995.

Bắt đầu từ năm 1986, Nhà nƣớc thực hiện việc xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới về quản lý kinh tế đó là : cơ chế kế hoạch hóa theo phƣơng thức hạch tốn kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong thời kỳ nay, các doanh nghiệp đƣợc giao quyền tự chủ về mặt tài chính, thực hiện chế độ hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Thay vì can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp thì Nhà nƣớc kiểm sốt các xí nghiệp bằng pháp luật. Nhà nƣớc đã phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đa dạng hóa các loại hình sở hữu, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Các quy định pháp lý về kế tốn đã có những thay đổi căn bản phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế và phù hợp với cơ chế quản lý mới thời bấy giờ mà cụ thể là Hệ thống kế toán doanh nghiệp ban hành năm 1990. Hệ thống các văn bản pháp quy và các chế độ kế toán đã đƣợc ban hành nhằm đáp ứng những yêu cầu cơ bản trong quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc cũng nhƣ tạo ra tiền đề quản lý tốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp.

Tuy nhiên trong thời kỳ này, các nƣớc trong khu vực và trên thế giới đã đi theo xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế, trong khi đó hệ thống kế tốn Việt Nam cịn mang nhiều dấu ấn của thời bao cấp chƣa phù hợp với thơng lệ kế tốn quốc tế, do đó chƣa thể hịa nhập với khu vực và quốc tế. Để nâng cao vai trị của kế tốn trong quản lý kinh tế thì việc tiếp tục cải cách cơ chế quản lý kinh tế và hệ thống kế toán là một tất yếu khách quan.

2.1.3 Đặc điểm của hệ thống kế toán Việt nam từ năm 1995 đến khi ra đời

Khn mẫu lý thuyết kế tốn Việt Nam năm 2002

Trong giai đoạn này nền kinh tế nƣớc ta lại tiếp tục đổi mới, từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trƣờng. Công cuộc đổi mới này đã thu đƣợc nhiều nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, quan hệ kinh tế đối ngoại đƣợc phát triển. Nền kinh tế nƣớc ta bắt đầu hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, nƣớc ta đã gia nhập AFTA, APEC, đƣợc các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới và khu vực giúp đỡ cho vay vốn để đầu tƣ và phát triển kinh tế.

Với chính sách “mở cửa” nền kinh tế, đa phƣơng hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, hội nhập với kinh tế thế giới và các nƣớc trong khu vực, việc xây dựng và phát

triển môi truờng pháp lý cho hoạt động kế toán trở nên quan trọng và là vấn đề cấp thiết. Các văn bản pháp quy về kế toán đƣợc sửa đổi, bổ sung nhằm tạo cơ sở vững chắc cho các hoạt động kế tốn, tài chính phát triển. Văn bản pháp quy về kế toán trong thời kỳ này là Quyết Định số 1141 ngày 01 tháng 11 năm 1995.

Khác với các hệ thống kế toán trƣớc đây, hệ thống kế toán hiện hành đƣợc xây dựng gần giống những hệ thống đang đƣợc áp dụng tại các nƣớc kinh tế phát triển, tuy nhiên nó vẫn mang nét đặc thù là có mối liên hệ chặt chẽ giữa các quy định kế tốn với chính sách thuế, chính sách tài chính của Nhà nƣớc. Báo cáo tài chính (viết tắt là BCTC) của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu thông tin cho các cơ quan thuế và các cơ quan chức năng của Nhà nƣớc. Các quy định và các phƣơng pháp kế toán áp dụng cho việc lập BCTC nhằm cung cấp thông tin về việc thực hiện các chính sách tài chính, chính sách thuế của Nhà nƣớc.

Bên cạnh đó, trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, đối tƣợng sử dụng thơng tin kế tốn khơng chỉ là các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ cơ quan Thuế, tài chính mà cịn là các nhà đầu tƣ, các chủ nợ, ngân hàng, khách hàng… Với nhận thức mới về đối tƣợng sử dụng thơng tin kế tốn nhƣ vậy, hệ thống kế toán cần phải đƣợc xây dựng để kế tốn cung cấp đƣợc thơng tin tài chính rõ ràng, dễ hiểu, cơng khai. Thơng tin tài chính đó cần phải dựa trên một số ngun tắc có tính thích ứng, đồng bộ và thống nhất. Đồng thời, với xu thế hội nhập và phát triển kinh tế thế giới, các quy định và phƣơng pháp kế toán cũng cần phải đƣợc xây dựng theo những nguyên tắc chung mà các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển đã áp dụng. Trong hồn cảnh đó, khn mẫu lý thuyết (viết tắt là KMLT) kế toán Việt Nam đã đƣợc ra đời vào năm 2002. KMLT bao gồm các khái niệm cơ bản nhất của BCTC, làm cơ sở cho các chuẩn mực kế toán, bảo đảm rằng các chuẩn mực này nhất quán với nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán để hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 32 - 34)