Vấn đề định giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán để hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 83 - 89)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT KẾ TOÁN VIỆT NAM

3.3 CÁC ĐỀ XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CẢI THIỆN KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT

3.3.4 Vấn đề định giá

Bên cạnh giá gốc đƣợc chấp nhận phổ biến thì cần bổ sung thêm các loại giá khác nhƣ: giá hiện hành, giá có thể thực hiện, hiện giá và áp dụng tùy từng trƣờng hợp cụ thể.

Có thể kế thừa KMLT ở các nƣớc phát triển, chẳng hạn nhƣ Hoa Kỳ, cho phép tùy theo tính chất của khoản mục mà áp dụng các loại giá sau :

43

Giá gốc (historical cost) - chi phí bỏ ra để có tài sản tại thời điểm nhận tài sản. Giá gốc đƣợc sử dụng cho các tài sản phi tiền tệ nhƣ : Hàng tồn kho, máy móc thiết bị, nhà xƣởng.

Giá hiện hành (current cost) - chi phí bỏ ra để có tài sản tại thời điểm hiện tại. Giá hiện hành đƣợc sử dụng trong một số trƣờng hợp; thí dụ phối hợp với giá gốc trong xác định giá trị hàng tồn kho (trong chuẩn mực kế toán Hoa Kỳ, giá trị hàng tồn kho là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trƣờng, trong đó giá thị trƣờng là giá hiện hành trong phạm vi nhỏ hơn gia trị thuần có thể thực hiện trừ đi một khoản lợi nhuận định mức)

Giá có thể thực hiện (realisable value)- số tiền có thể thu đƣợc khi bán tài sản tại thời điểm hiện tại. Giá có thể thực hiện chủ yếu sử dụng phối hợp với giá gốc trong các trƣờng hợp tài sản bị giảm giá (thí dụ hàng tồn kho)

Hiện giá (present value)- giá trị quy về thời điểm hiện tại của những chuỗi tiền phải trả trong tƣơng lai. Hiện giá đƣợc sử dụng cho các khoản mục tiền tệ dài hạn nhƣ các khoản phải thu, phải trả dài hạn, trái phiếu, hợp đồng th tài sản…44

Trình bày báo cáo tài chính theo hƣớng mở

Ngoài ra, nhƣ đã đề cập ở phần trình bày chi phí về hàng tồn kho trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; cũng nhƣ trong chƣơng 2 khi nói về các hạn chế do phải trình bày các báo cáo và Thuyết minh theo khn mẫu thống nhất thì khơng thể nào phản ánh đầy đủ đƣợc. Để tránh đƣợc các hạn chế đó KMLT kế tốn Việt Nam có thể chỉ cần quy định một khung tối thiểu nào đó, sau đó cho phép doanh nghiệp đƣợc trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh sao cho phù hợp để đáp ứng yêu cầu của các chuẩn mực kế tốn. Khơng cần phải trình bày các báo cáo và thuyết minh theo một khuôn mẫu thống nhất.

Tham khảo KMLT của Hoa kỳ, để đáp ứng đặc điểm chất lƣợng “đầy đủ ” của thông tin, họ đã quy định nhƣ sau :

“Công bố thông tin đầy đủ bao gồm : Thơng tin về tình hình tài chính, báo cáo thu nhập, báo cáo lƣu chuyển tiền tệ, và báo cáo về đầu tƣ đầu tƣ của chủ sở hữu, thông

tin bằng cách : Trình bày trong chính các báo cáo; Trình bày trong các ghi chú của báo cáo; hoặc trình bày trong các thông tin bổ sung (nghĩa là thuyết minh). Chẳng hạn, thuyết minh mơ tả về các chính sách kế tốn và các phƣơng pháp đƣợc sử dụng

trong đánh giá các yếu tố của báo cáo tài chính; lời giải thích về tính khơng chắc chắn; Các ghi chú khơng chỉ hữu ích nhƣng cũng rất cần thiết để hiểu biết về hoạt động và vị trí của doanh nghiệp ”45

Tóm lại, Việc cho phép trình bày BCTC theo hƣớng mở sẽ tạo điều kiện tốt hơn để

đáp ứng yêu cầu của các chuẩn mực kế toán và nâng cao chất lƣợng của BCTC. Để giúp các DN thuận lợi hơn, có thể đƣa ra một số biểu mẫu mang tính hƣớng dẫn.

Kết luận chương 3

Trong công việc hàng ngày, các nhà kế toán Việt Nam đứng trƣớc các vấn đề mà chuẩn mực quy định thế này nhƣng chế độ kế toán lại quy định khác, làm cho họ rất lúng túng khi xử lý vấn đề. Do đó, các nhà kế tốn Việt Nam ln mong muốn hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán đƣợc nhất quán với nhau. Hơn nữa, trƣớc thực tế kinh doanh năng động nhƣ hiện nay, khi đứng trƣớc các vấn đề mới mẻ chƣa đƣợc quy định, các nhà kế toán phải xử lý vấn đề dựa vào khn mẫu lý thuyết kế tốn Việt Nam. Tuy nhiên, khuôn mẫu này lại chƣa đầy đủ khiến cho họ gặp phải bế tắc khi muốn xử lý vấn đề đó. Một lần nữa các nhà kế tốn Việt Nam lại mong muốn khn mẫu lý thuyết đƣợc hoàn chỉnh hơn.

Để đáp ứng những mong muốn đó của các nhà kế tốn Việt Nam, chúng tơi đã mạnh dạn sử dụng khuôn mẫu lý thuyết để đƣa ra các đề xuất nhằm thống nhất hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán, đồng thời nâng cấp khn mẫu lý thuyết kế tốn Việt Nam thêm một bậc để làm nền tảng cho các chuẩn mực chƣa có ở Việt Nam.

45

KẾT LUẬN

Khuôn mẫu lý thuyết kế toán ra đời đánh dấu một bƣớc tiến lớn trong lịch sử kế toán, nâng khoa học kế tốn lên một tầm cao lý luận mới có cơ sở nền tảng khoa học vững chắc. Vì tính ƣu việt của khuôn mẫu lý thuyết cho nên các quốc gia trên thế giới đã lần lƣợt xây dựng và sử dụng khuôn mẫu lý thuyết cho hệ thống kế toán của họ. Việt Nam cũng là một trong những quốc gia đó. Khi xây dựng khn mẫu lý thuyết, Việt Nam đã kế thừa các khái niệm trong các khuôn mẫu lý thuyết tiên tiến của Hoa Kỳ và quốc tế, đồng thời vận dụng có chọn lọc cho phù hợp với mơi trƣờng kế tốn Việt Nam. Tuy nhiên, với hệ thống kế tốn Việt Nam cịn khá non trẻ thì tất yếu việc bộc lộ những hạn chế trong hệ thống này là điều không thể tránh khỏi, hạn chế lớn nhất là có sự khơng thống nhất trong hệ thống các chuẩn mực và chế độ kế toán; bên cạnh đó, khi xuất hiện các vấn đề kế tốn mới thì khn mẫu lý thuyết Việt Nam bộc lộ sự chƣa hoàn thiện.

Để đáp ứng mong muốn của các nhà kế tốn Việt Nam, chúng tơi đã mạnh dạn đƣa ra các đề xuất để góp phần hồn thiện hệ thống kế toán Việt Nam : Trƣớc hết là điều chỉnh lại hệ thống các chuẩn mực và chế độ cho nhất quán với nhau, sau đó từng bƣớc nâng cao khn mẫu lý thuyết kế tốn Việt Nam để làm nền tảng phát triển các chuẩn mực và chế độ kế tốn Việt Nam phù hợp với thơng lệ thế giới và đáp ứng các yêu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt :

Bộ Tài chính, Hệ thống chuẩn mực kế tốn Việt Nam Bộ Tài chính, Hệ thống chế độ kế tốn doanh nghiệp

Đặng Đức Sơn, Xây dựng và hoàn thiện khung khái niệm cho các chuẩn mực kế toán trong nền kinh tế chuyển đổi của Việt Nam, Tạp chí kiểm tốn tháng 01 năm 2009 Vũ Hữu Đức, Những vấn đề cơ bản của Lý thuyết kế toán, Nhà xuất bản lao động, năm 2010

Vũ Hữu Đức, Trần Thị Giang Tân, Nguyễn Thế Lộc; Tìm hiểu chuẩn mực kế tốn Việt Nam, NXB Thống kê năm 2010

Tiếng Anh :

Australian Accounting Standards Board, Policy Statement : The Nature and Purpose of Statements of Accounting Concepts, July 2001

Dale L. Gerboth , The Conceptual Framework: Not Definitions, Accouting Horizons, September 1987.

David Solomons , The FASB‟s Conceptual Framework : An Evaluation, Journal of Accountancy, June 1986.

Financial Accounting Standards Board, Statement of Financial Accounting Concepts No. 1, November1978

Financial Accounting Standards Board, Statement of Financial Accounting Concepts No. 2, May 1980

Financial Accounting Standards Board, Statement of Financial Accounting Concepts No. 5, December 1984

Financial Accounting Standards Board, Statement of Financial Accounting Concepts No. 6, December 1985

Financial Accounting Standards Board, Conceptual Framework Underlying Financial Accounting.

Godfrey J., Hodgson A., và Holmes S., Accouting Theory, 5 th , Jonhn Wiley & Son Australia, Ltd 2003.

International Accounting Standards Board, Framework for Preparation and Presentation of Financial Statements

International Accounting Standards Board và Financial Accounting Standards Board Revisiting the Concepts, May 2005

Paul B. W. Miller, The conceptual framework : Myths and Realities, Journal of Accountancy, March1985.

Pierrot Franỗoise, The Anglo-Saxon Conceptual Framework, Research Center ERFI - ISEM – Université Montpellier 1.

Robert N. Anthony, We don‟t have the accounting concepts we need, Harvard Business Review and Harvard Business School Publishing.

Stewart Jones and Peter W. Wolnizer, Harmonization and the Conceptual Framework: An International Perspective, ABACUS, Vol. 39, No. 3, 2003.

Yunwei Tang, Bumpy Road Leading to Internationalization: A Review of Accounting Development in China, Accouting Horizons, Vol. 14, No.13, March 2000.

PHỤ LỤC

BẢNG KHẢO SÁT TÍNH THỐNG NHẤT CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM

STT VẤN ĐỀ C.MỰC QĐ 15 T.TƢ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LOẠI

1 Nghiệp vụ tiêu dùng nội bộ tại doanh nghiệp.

QĐ15-TK512 G 1

2 Quy định trình bày chi phí về hàng tồn kho.

CM02, CM 21 và QĐ15

T & C 1 3 Xử lý các khoản mục tiền tệ có gốc

ngoại tệ cuối năm tài chính.

CM10 và TT201

G 1

4 Cách thức xử lý chênh lệch tạm thời. CM17 và TT21 Đ 1 5 Vốn hóa các khoản chi phí thơng qua

hình thức “chi phí chờ phân bổ”

QĐ15 – TK242 G 2

6 Tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định. QĐ15 – TK 211 G 2

7 Quỹ khen thƣởng, phúc lợi. TT 244 G 2

8 Quỹ phát triển khoa học công nghệ. TT 244 G 2

9 Đánh giá lại tài sản cố định CM 03 Đ 2

10 Tài sản cố định thuê tài chính. CM 06 G 3

11 Doanh thu bán hàng trả góp. CM 14 G 3

12 Nguyên tắc “nội dung quan trọng hơn hình thức”

CM 21 T 3

13 Khái niệm “thích hợp” và “đáng tin cậy”

CM 21 và CM 29

T 3

14 Mục tiêu của báo cáo tài chính CM 21 G, Đ 3

Giải thích : - Ảnh hƣởng đến : + G : Ghi nhận + Đ : Đánh giá + T : Trình bày + C : Cơng bố

- Loại :+ 1 : Có sự khác biệt giữa chuẩn mực và chế độ kế toán.

+ 2 : Có sự khác biệt giữa chuẩn mực và khn mẫu lý thuyết + 3 : Có sự chƣa đầy đủ trong khn mẫu lý thuyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán để hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp việt nam (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)