Đặc điểm chung của ngành thăm dò khai thác Dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình quyền chọn thực trong đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 40)

Dầu khí là loại khống sản nằm sâu trong lịng đất được hình thành từ các trầm tích hàng ngàn năm trước. Việc thăm dò và khai thác nguồn tài nguyên này chứa đựng rất nhiều rủi ro và xác suất thành công thấp. Để xác định các cấu trúc địa

chất lòng đất, đánh giá và lập sơ đồ cơng nghệ mỏ địi hỏi nhiềucơng đoạn trong

đó bao gồm khoan một số giếng khoan thăm dị và thẩm lượng, tính tốn trữ lượng và tính thương mại... Trong hoạt động thăm dị dầu khí, cùng một cấu tạo địa chất có khi phải khoan nhiều giếng khoan thăm dị, xác suất thành cơng của

các giếng khoan khơng cao, thơng lệ quốc tế khoảng 30%. Chi phí một giếng khoan thăm dò với chiều sâu giếng khoan từ 4000m đến 5000m khoảng 30 triệu đến 45 triệu USD hoặc cao hơn tùy thuộc vào mức độ phức tạp của cấu tạo địa

chất.

Để nâng cao hiệu quả tìm kiếm và khai thác dầu khí từ sâu trong lòng đất, ngành

thăm dò khai thác dầu khí địi hỏi cơng nghệ hiện đại, chi phí đầu tư rất lớn. Chi phí này có thể lên đến hàng trăm triệu USD cho mỗi giai đoạn tìm kiếm, thăm dị

và giai đoạn phát triển.

Một dự án dầu khí nếu có phát hiện thương mại thì lợi nhuận thu được thường

rất cao, đời mỏ khai thác thường kéo dài từ 20-25 năm tùy theo cấu tạo mỏ trong

khi chỉ mất 2-3 năm đầu là có thể thu hồi đủ vốn đầu tư cho giai đoạn thăm dị và

phát triển mỏ.

Tài ngun khống sản của ngành công nghiệp mỏ là loại tài nguyên thiên nhiên

khai thác. Đây là nguồn tài nguyên khoáng sản có hạn của quốc gia, là một trong

những tư liệu sản suất chủ yếu thuộc về sở hữu toàn dân. Nhà nước cần tổ chức khai thác có hiệu quả và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này bằng cách ban hành và giám sát thi hành các luật về tài nguyên khoáng sản và môi trường. Hiện nay Quốc hội đã thông qua và Nhà nước ban hành một số luật như: Luật dầu khí, Luật khống sản, Luật tài ngun nước, Luật bảo vệ mơi trường…

Ngành thăm dị khai thác dầu khí phát triển thúc đẩy các ngành vận chuyển, gang thép, đóng tàu, hố học, tơ sợi, phân bón, chất dẻo... phát triển. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu năng lượng nói chung và dầu khí nói riêng ngày càng

tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình quyền chọn thực trong đánh giá hiệu quả kinh tế các dự án thăm dò và khai thác dầu khí tại việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 39 - 40)