IV PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ BIỂU MẪU GIÁM SÁT
a) Phòng ngừa sự nhiễm bẩn.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống dẫn nước trong phân xưởng, loại bỏ đường ống hư hỏng và đường ống không cần thiết.
Tất cả các vòi nước phải có treo móc, không để đầu vòi chìm ngập trong nước. Các vòi nước không để tiếp xúc với sàn nhà hay các bề mặt không sạch khác.
b) Kiểm tra chất lượng nước.
Kết quả vi sinh: Tiến hành tại phòng thí nghiệm của Công ty theo quy tắc luân phiên đảm bảo hành năm các vòi nước điề được kiểm tra về vi sinh. Kiểm đối chứng trên cùng một vòi 3 lần/năm.
Kiểm tra hóa lý: tiến hành 1 lần/năm tại những vị trí đã quy định theo kế hoạch đã lấy mẫu trước và được phê duyệt.
6.3.2. AN TOÀN NGUỒN NƯỚC ĐÁ.
* Điều kiện sản xuất, bảo quản, vận chuyển.
Dư lượng clorine trong nước đá phải đảm bảo từ 0,5 – 1ppm.
Máy sản xuất đá vảy phải luôn trong tình trạng hoạt động tốt và được làm vệ sinh định kỳ.
Kho chứa đá vảy phải được làm vệ sinh 1 tuần/lần.
Dụng cụ lấy đá, chứa đá và vận chuyển đá phải được vệ sinh sạch sẽ.
Công nhân phải được vệ sinh sạch sẽ,khi lấy đá phải đứng bên ngoài kho, mở cữa kho dùng xẻn xúc đá.
Không để dụng cụ chứa tiếp xúc trực tiếp với sàn nhà.
* Vận chuyển đá: đá vảy được xúc vào thùng chứa riêng, đặt lên xe đẩy và vận
chuyển đến các hồ chứa đá tại các các phòng sản xuất trong phân xưởng.
6.3.3 VỆ SINH CÁ NHÂN.
Vào đầu ngày sản xuất, nhân viên vệ sinh lại các khu vực chế biến phải cho xà phòng vào các bình đựng, pha nước sát trùng vào bình nhúng ủng cứ 4 giờ/lần.
Trước khi vào sản xuất, công nhân phải để tư trang, giày dép lại những nơi quy định. Thay đồ bảo hộ lao động trong phòng bảo hộ lao động tại các khu vực chế biến riêng . Các bước như sau :
• Tháo tất cả các trang sức.
• Đội lưới, nón, đeo khẩu trang.
• Thay đồ bảo hộ lao động, mang ủng, mặc yếm.
• Rửa tay bằng xà phòng, rửa lại bằng nước sạch, lau khô tay, xịt cồn.
• Đeo găng tay, rửa găng tay bằng xà phòng và rửa lại bằng nước sạch
• Nhân viên vệ sinh lăn tóc, bụi cho công nhân.
Công nhân trước khi vào phòng phải lội qua bồn nhúng ủng nồng độ chlorine 100ppm. Bồn nhúng ủng được thay nước 4 giờ/lần.
Khi ra khỏi phòng chế biến, công nhân phải thay bảo hộ lao động theo trình tự: tháo khẩu trang, tháo nón và lưới, tháo yếm, tháo ủng, thay áo bảo hộ lao động, thay quần.
Khi đi vệ sinh, công nhân phải thay áo bảo hộ lao động để lại phòng thay áo bảo hộ lao động, mũ, yếm, găng tay phải để đúng nơi quy định.Mang ủng dành riêng cho đi vệ sinh, lội cả hai ủng vào nhà nhúng ủng trước cửa nhà vệ sinh. Sau khi đi vệ sinh phải rửa tay sạch sẽ đúng quy định.
Khi trở lại phòng chế biến công nhân phải thực hiện đầy đủ các thao tác vệ sinh đầu ngày.
Cuối ngày sản xuất công nhân phải để lại bảo hộ lao động dơ tại Công ty để giặt và sấy. Trước khi vào sản xuất, công nhân phải được phát đồ bảo hộ đã được giặt sạch.
6.3.4 VỆ SINH DỤNG CỤ.
Tất cả các bề mặt tiếp xúc trực tiếp từ dụng cụ thiết bị vào thực phẩm điều được làm vệ sinh trước khi tiếp xúc với thực phẩm.
Khu vực rửa dụng cụ được bố trí riêng, có bồn rửa đủ lớn, có lỗ thoát nước. Kệ chứa dụng cụ vệ sinh được làm bằng thép không gỉ.
Vệ sinh dụng cụ bằng xà phòng và khử trùng bằng chlorine.
Rổ, thớt, dao, khay chứa nguyên liệu và bán thành phẩm điều làm bằng nhựa, không độc, không nhuộm màu vào thực phẩm.
Dụng cụ dùng cho các khu vực chế biến khác nhau được phân biệt bằng các màu sắc riêng.
Dụng cụ thu gôm phế liệu làm bằng nhựa, có nắp đậy kín dễ làm vệ sinh và phải có sự phân biệt với dụng cụ dùng để chế biến.
6.3.5 VỆ SINH NHÀ XƯỞNG.
Vệ sinh bồn rửa tay vào cuối ngày sàn xuất: rửa bằng nước sạch, chà rửa bằng xà phòng, dội rửa lại bằng nước sạch, dội bằng dung dịch chlorine nồng độ 100ppm để trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch, đầu ngày sản xuất phải dội rửa lại bằng nước sạch.
Vệ sinh bồn nhúng ủng vào cuối ngày sản xuất: xả nước trong bể ra hết, dội bằng nước sạch, dùng bàn chải chà và rửa lại bằng xà phòng, dội nước sạch.
Vệ sinh khu vực toilet: dội rửa bằng nước sạch, chà rửa bằng xà phòng, dội dung dịch chlorine có nồng độ 200ppm, để 15 phút sau đó lau lại bằng nước sạch.
Vệ sinh trần nhà: 3 tháng/lần.
• Chuyển sản phẩm và bao bì khỏi khu vực làm vệ sinh (nếu có).
• Dùng bao PE che kín máy móc thiết bị. Vệ sinh hệ thống lạnh:
• Kho tiền đông: được làm vào đầu và cuối ca sản xuất.
• Kho lạnh được vệ sinh 1 lần/ năm.
• Vệ sinh tủ đông: vệ sinh tủ đông vào đầu mỗi ngày sản xuất sau khi đã chạy được 3 mẻ hàng.
Vệ sinh kho nước đá: Nước đá phải đảm bảo an toàn do tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu.
6.3.6 KIỂM TRA SỨC KHỎE ĐỊNH KỲ.
a) Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
` Tất cả công nhân viên mới được tuyển dụng điều phải có giấy khám sức khỏe tổng quát do cơ quan y tế cấp và xác nhận đủ sức khỏe để làm việc.
Định kỳ 1 năm/lần kiểm tra sức khỏe tổng quát công nhân.