IV PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ BIỂU MẪU GIÁM SÁT
BOILING CRITICAL LIMIT Nhiệt độ luộc/temp.of boiling:98-1000C
Nhiệt độ luộc/temp.of boiling:98-1000C
Size cỡ Size
Thời gian luộc Time boiling 13-15 3’30’’ 16-20 3’20’’ 21-25 2’10’’ 26-30 2’00’’ 31-40 1’50’’ 41-50 1’40’’ 51-60 1’30’’ 61-70 1’20’’ 71-90 1’10’’ 91-120 1’00’’ 120-200 50’’ 200-300 40’’
6.1 CÁC NỘI QUY CỦA NHÀ MÁY VỀ AN TOÀN – VỆ SINH.6.1.1 NỘI QUY VỆ SINH LAO ĐỘNG. 6.1.1 NỘI QUY VỆ SINH LAO ĐỘNG.
1. Người lao động trước khi bước vào sản xuất phải kiểm tra đầu tác, quần áo gọn gàng, sạch sẽ, mang bảo hộ lao động do Công tu cấp phát, thực hiện các quy trình vệ sinh cá nhân đúng quy định của phân xưởng.
2. Giữ vệ sinh máy móc thiết bị, có chế độ bảo dưỡng máy móc và thiết bị.
3. Phải thường xuyên thu dọn vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, thu dọn nguyên liệu,phế liệu sản xuất để theo nơi quy định, đảm bảo an toàn cho mặt bằng sản xuất kinh doanh.
4. Không được nấu ăn, tại nơi sản xuất.
5. Người lao động không được khạc nhổ bừa bãi, không xả rác làm mất vệ sinh trong Công ty tùy theo mức độ mà phạt tiền từ 20.000 – 50.000đ/người/lần.
6.1.2 NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG.
1. Người lao động phải tham gia đầy đủ các bước tổ chức huấn luyện hướng dẫn, rèn luyện về những quy trình, quy phạm an toàn lao động, quy phạm an toàn kỹ thuật, biện pháp làm việc an toàn liên quan đến nhiệm vụ được giao. Chấp hành lịch khám sức khỏe định kỳ cho người lao động mà Công ty tổ chức.
2. Người lao động phải tuân thủ các quy phạm, các tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động, quy định trách nhiệm kiểm tra thực hiện chế độ bảo dưỡng chăm sóc máy móc hoặc các phương tiện, tài sản của Công ty giao cho, theo định kỳ sửa chữa, gìn giữ sử dụng các dụng cụ trang thiết bị an toàn lao động, trang bộ phòng hộ cá nhân.
3. Trường hợp nơi làm việc có máy móc, thiết bị có nguy cơ gây ra tai nạn nghề ngiệp phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm để kịp thời có những biện pháp khắc phục.
4. Người lao động có quyền từ chối làm việc hoặc rời khỏi nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa đến tính mạng và sức khỏe của mình một cách nghiệm trọng.
5. Người lao động có bệnh, mệt mỏi phải được y tế xác nhận và được phép xin nghỉ để đảm bảo an toàn cho người và máy móc thiết bị.
7. Trước khi về từng bộ phận phải kiểm tra và thực hiện những biện pháp an toàn điện, nước, lửa nơi làm việc (tắt đèn, quạt máy, điều hòa, đóng van nước).
6.1.3 QUI ĐỊNH VÀO PHÂN XƯỞNG.
Tất cả các nhân viên của Công ty phải soi gương kiểm tra bảo hộ lao động đầy đủ trước khi vào xưởng sản xuất theo các bước sau:
1. Nón lưới : che kín tóc, cài kín cổ. 2. Khẩu trang : kín mũi và miệng.
3. Mặt quần áo bảo hộ lao động : nghiêm chỉnh, cài đủ các nút. 4. Lăn tóc, bụi, áo, nón.
5. Mang yếm. 6. Mang ủng. 7. Rửa tay. 8. Rửa găng tay.
9. Lội cả hai ủng qua bồn nước.
6.2. AN TOÀN MÁY MÓC TRANG THIẾT BỊ.
6.2.1. AN TOÀN VỀ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY.
Phòng cháy chữa cháy là nghĩa vụ của toàn thể công nhân viên chức, mọi người điều phải tham gia tích cực vào công tác phòng cháy chữa cháy.
Với mọi hình thức, cấm khách hàng, công nhân viên tự ýh câu mắc, thay đổi vị trí, sữa chữa đường dây điện…. không để chất dễ cháy gần cầu chì, bản điện, đường dây điện. Dưới mọi hình thức cấm khách hàng và cán bộ công nhân viên sử dụng bếp điện, bàn ủi, cấm hút thuốc lá nơi có lửa.
Phương tiện sửa chữa phải sử dụng đúng nơi quy định, đảm bảo vị trí dễ thấy, thuận tiện thao tác khi có cháy, không ai được sử dụng phương pháp phòng cháy chữa cháy vào việc khác. Cán bộ công nhân viên phải có trách nhiệm bảo quản, tham gia lớp học phòng cháy chữa cháy và tuyên truyền mọi người cùng tham gia.
Cấm khách hàng hay cán bộ công nhân viên mang chất dễ cháy nổ vào nơi làm việc
Khách hàng hay cán bộ công nhân viên khi phát hiện ra cháy phải báo động (chuông điện thoại) cho đội phòng cháy chữa cháy ở cơ quan hay báo trực tiếp cho đội phòng cháy chữa cháy cấp thành phố.
Nhân viên phòng cháy chữa cháy tăng cường kiểm tra cán bộ công nhân viên chấp hành nội quy phòng cháy chữa cháy thành phố.
6.2.2. AN TOÀN KHO LẠNH.
`Để đảm bảo an toàn tính mạng cho người và xử lý các công việc trong kho lạnh, trước khi vào kho phải mở công tắc đèn, kiểm tra khóa cữa có mở được từ bên ngoài hay không, nếu không có điều kiện đó thì không vào kho. Nếu công việc cần gấp thì bố trí thêm người canh giữ bên ngoài để người khác không đóng cữah bất ngờ.
Vào kho lạnh phải trang bị bảo hộ lao động như: áo ấm, ủng, mũ, găng tay. Khi phát hiện ra các sự cố như đèn không sáng thì phải báo cáo kịp thời cho tổ máy. Khi công việc xong người phụ trách cữa kho phải kiểm tra mọi người ra hết hay chưa, rồi mới đóng cữa.
Không ai được đóng cữa kho khi chưa biết chắc chắn trong kho đã hết người. Khi bị đóng cữa bất ngờ người trong kho phải bình tĩnh, lập tức ngưng công việc ngay, chạy ra cữa có dây chuông, mở chốt cữa từ phía trong, sau đó báo lại cho ban giám đốc xử lý.
Người phụ trách công việc trong kho lạnh phải chịu trách nhiện hoàn toàn về mọi sự cố xảy ra trong kho lạnh.
6.3 AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM.
6.3.1 AN TOÀN NGUỒN NƯỚC.