Xí nghiệp có một phòng y tế và một y sĩ để theo dõi xức khoẻ công nhân. Chỉ nhận những công nhân đủ sức khoẻ mới được vào sản xuất. Công nhân mắc các bệnh truyền
nhiễm và lây lan như: rối loạn tiêu hoá, các vết thương nhiễm trùng, các bệnh ngoài da, . . .không được vào sản xuất.
Hồ sơ tuyển dụng công nhân vào làm việc phải có giấy chứng nhận sức khoẻ tổng quát của cơ quan y tế cấp quận (huyện) trở lên cấp.
Xí nghiệp có thực hiện đầy đủ chế độ bảo hiểm cho công nhân và nhân viên.
III.CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN
Xí nhiệp có chế độ khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân hàng năm. Riêng đối với công nhân chế biến sản phẩm ăn liền, cao cấp được khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/ lần. Có chế độ nghỉ dưỡng đối với công nhân bị bệnh.
III.1. Kiểm tra sức khoẻ định kỳ
Duy trì chế độ khám sức khoẻ định kỳ cho công nhân 12 tháng/ lần. Nếu công nhân chế biến thực phẩm ăn liền 6 tháng/ lần.
Công nhân mới vào làm việc phải có giấy khám sức khoẻ tổng quát của cơ quan y tế cấp quận (huyện) trở lên cấp, khi đảm bảo đủ sức khoẻ mới được nhận vào làm việc.
III.2. Kiểm tra sức khoẻ hàng ngày
Hàng ngày trước ca sản xuất, Tổ trưởng kiểm tra sơ bộ tình hình sức khoẻ công nhân để đảm bảo công nhân không mắc các bệnh truyền nhiễm, lây lan, các bệnh ngoài da, không có các triệu chứng bệnh lý: sổ mũi, ho, tiêu chảy, . . . Nếu có dấu hiệu bị thương hoặc bệnh tật cán bộ quản lý phải cho họ nghỉ phép để điều trị.
Trong quá trình sản xuất nếu phát hiện có bệnh, công nhân cần được tách ly ra khỏi dây chuyền sản xuất và được cán bộ y tế kiểm tra, theo dõi và điều trị.
Nghiêm cấm công nhân sử dụng các hoá chất chứa kháng sinh (một số loại thuốc bôi da tay, kem bôi tay).
Nâng cao ý thức công nhân thông qua nội dung giáo dục trong các chương trình nâng cao tay nghề bắt buộc hàng năm về mức nguy hại của các bệnh truyền nhiễm, viêm họng, thương hàn, mụn nhọt, . . .công nhân tự giác khai báo với y tế để được nghỉ khi mắc các bệnh này.
Công nhân phải giữ vệ sinh nơi công cộng như: nhà ăn, nhà nghỉ, ………..
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
Quản đốc phân xưởng phối hợp với phòng y tế và phòng hành chính tổ chức thực hiện và duy trì thực hiện qui phạm này.
Công nhân sản xuất phải thực hiện nghiêm túc qui phạm này.
Mọi bổ sung và sửa đổi đều phải được đội HACCP thông qua và Ban Giám đốc phê duyệt.
V. GIÁM SÁT VÀ HÀNH ĐỘNG SỬA CHỮA
Nếu phát hiện công nhân bị lỡ tay, trầy xước tham gia vào quá trình chế biến thì Tổ trưởng tổ sản xuất phải chịu trách nhiệm và bố trí công tác khác hoặc cho nghỉ dưỡng bệnh để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nếu phát hiện công nhân mắc bệnh không khai báo thì sẽ đình chỉ công tác, báo cho phòng y tế lập bệnh án theo dõi, cho nghỉ dưỡng khi nào lành bệnh mới cho tham gia sản xuất trở lại.
Mọi vi phạm và hành động sữa được lưu trong Nhật ký NUOCA.
VI. LƯU TRỮ HỒ SƠ
Hồ sơ khám sức khoẻ hàng năm. Hồ sơ bệnh án công nhân.
Biểu mẫu theo dõi vệ sinh hàng ngày (SSOP form 06). Biên bản và hành động sữa chữa (nhật ký NUOCA) Các hồ sơ được lưu trữ trong thời gian 2 năm
Ngày phê duyệt: . . . ./ . . . ./ 2005 Người phê duyệt:
QUY PHẠM VỆ SINH CHUẨN (SSOP)
I. MỤC TIÊU/ YÊU CẦU
Phải ngăn ngừa và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại( gia súc, gia cầm, gậm nhắm, côn trùng).
II. ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY CỦA XÍ NGHIỆP
Xung quanh nhà máy có tường rào che chắn.
Môi trường xung quanh phân xưởng chế biến rộng rãi thông thoáng, không có nơi ẩn náu của động vật gây hại.
Tất cả các lối ra vào đều có màng nhựa màu vàng và có cửa kín.
Không có rãnh thoát nước thải hay nước sinh hoạt lộ thiên, tất cả hệ thống cống rãnh, miệng hố gas đều có nắp đậy kín và có lắp lưới chắn động vật gây hại.
Trang bị hệ thống đèn bẫy, đèn dẫn dụ để tiêu diệt côn trùng, ruồi. Có đầy đủ bẫy diệt chuột để đặt ở các vị trí cần thiết trong xí nghiệp. Khu vực chế biến được xây dựng kín, sạch.
Có kế hoạch tiêu diệt động vật gây hại, kiểm tra thực hiện giám sát.
III. CÁC THỦ TỤC CẦN THỰC HIỆN:III.1. Ngăn ngừa: III.1. Ngăn ngừa:
Thường xuyên dọn dẹp làm vệ sinh trong và xung quanh phân xưởng.
Thực hiện đúng các chế độ vệ sinh nhà xưởng theo tần suất qui định: đầu ca, giữa ca, cuối ca và khi cần thiết.
Tất cả các cửa phải được đóng kín khi không sử dụng.
Kiểm tra khu vực thu gom phế liệu phải trong tình trạng sạch sẽ.
Cửa khu chứa chất thải phải được đóng kín và chất thải phải được đổ đúng nơi qui định.
Mỗi tháng bảo trì các lưới chắn, màn chặn ở các miệng ống cống, rãnh, hố ga và ô cửa.
Định kỳ hàng tháng thay lớp keo dính côn trùng và bảo dưỡng đèn dẫn dụ.
III.2. Tiêu diệt
Có kế hoạch đặt bẫy chuột theo sơ đồ các vị trí đã lập. phun thuốc diệt ruồi theo định kỳ đã định.
Đối với chuột:
• Đặt bẫy theo kế hoạch và sơ đồ diệt chuột đã được đề ra, bả dùng trong bẫy chuột là cá khô.
• Xác chuột bị dính bẫy được đem cho vào túi PE và cho vào túi 200 gr vôi bột cột miệng túi cho vào rác phế thải.
Đối với ruồi:
• Phun thuốc diệt ruồi xung quanh phân xưởng. Phun thuốc diệt ruồi định kỳ tuần/ lần.
• Thu gom và xử lý giống xác chuột.